Các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi dưới 6 tháng, cao nhất chỉ còn 4,75%/năm
Tiền gửi kỳ hạn 1 tháng ở ngân hàng lớn chỉ còn 4,3%/năm.
Ngày 16/3, Ngân hàng Nhà nước đã công bố quyết định điều chỉnh trần lãi suất huy động cho các kỳ hạn dưới 6 tháng.
Theo đó, từ ngày 17/3, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,0%/năm xuống 4,75%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,5%/năm xuống 5,25%/năm.
Với các khoản tiền gửi từ 6 tháng trở lên, Ngân hàng Nhà nước vẫn giao các tổ chức tín dụng quyết định dựa trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.
Khảo sát của chúng tôi cho thấy, sau thông báo của NHNN, các ngân hàng đã đồng loạt điều chỉnh giảm lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng, tuy nhiên chỉ ở những ngân hàng duy trì mức cao hơn trần hiện tại (tức từ 4,8% cho đến 5%/năm áp dụng trước đó).
Cụ thể, lãi suất cao nhất của các ngân hàng đối với các khoản tiền gửi 1 tháng đến dưới 6 tháng chỉ còn 4,75%/năm, và mức lãi suất kịch trần này được các ngân hàng tư nhân áp dụng phổ biến.
Ở nhóm ngân hàng thương mại có vốn nhà nước, Vietcombank điều chỉnh lãi suất kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng xuống 4,3%/năm, kỳ hạn 3 tháng cuống 4,7%/năm, giảm 0,1 điểm phần trăm so với trước đó. VietinBank giảm 0,05 điểm phần trăm, niêm yết lãi suất kỳ hạn 3 tháng đến dưới 6 tháng ở mức 4,75%/năm, lãi suất kỳ hạn 1 tháng -3 tháng ở mức 4,3%/năm.
Ở nhóm ngân hàng liên doanh, IndovinaBank (IVB) đưa lãi suất kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng đồng loạt ở mức 4,75%/năm nếu lĩnh lãi cuối kỳ, còn nếu lĩnh lãi hàng tháng với kỳ hạn 2 và 3 tháng thì lãi suất là 4,74%/năm.
Ở nhóm cổ phần tư nhân, Sacomabnk đang báo lãi suất từ 1 tháng đến dưới 6 tháng dao động từ 4,3% đến 4,7% tùy thuộc vào kỳ hạn gửi, giảm mạnh so với mức 4,9 – 5%/năm áp dụng trước đó. Cụ thể, nếu gửi 1 tháng lãi là 4,3%/năm, 2 tháng là 4,4%, 3 tháng là 4,5%, 4 tháng là 4,6% và 5 tháng là 4,7%/năm.
Video đang HOT
VietCapitalBank trong khi đó giảm 0,2 điểm phần trăm xuống mức 4,7%/năm, áp dụng đồng loạt đối với các kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng.
Tại VIB, ngân hàng này cũng áp dụng mức lãi suất đồng loạt cho kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng là 4,6%/năm, giảm 0,4 điểm phần trăm so với biểu lãi suất cũ.
Techcombank thông báo lãi suất dao động từ 4,15%/năm cho đến 4,75%/năm cho các khoản tiền gửi 1 tháng đến dưới 6 tháng. Theo đó, với khách hàng thường, mức lãi suất 4,15%/năm áp dụng cho các khoản tiền gửi dưới 1 tỷ đồng, 4,25%/năm được trả cho các khoản tiền gửi 1 đến 3 tỷ và trên 3 tỷ thì được 4,65%/năm. Khách hàng ưu tiên của Techcombank khi gửi tiền được lãi suất từ 4,5% cho đến 4,75%/năm, cũng tùy thuộc số tiền gửi ít đến nhiều.
Với các khoản tiền gửi dưới 1 tháng hoặc không kỳ hạn, các ngân hàng cũng điều chỉnh giảm lãi suất từ 0,8% xuống cao nhất còn 0,5%/năm.
Ngân hàng Nhà nước công bố, từ 17/3/2020:
-Lãi suất tái cấp vốn giảm từ 6,0%/năm xuống 5,0%/năm;
-Lãi suất tái chiết khấu giảm từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm;
-Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng giảm từ 7,0%/năm xuống 6,0%/năm;
-Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm;
-Trần lãi suất tiền gửi bằng VND không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm;
-Trần lãi suất tiền gửi VND từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,0%/năm xuống 4,75%/năm;
-Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND với các lĩnh vực ưu tiên giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm;
-Lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 1,0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm;
-Lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm;
-Lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Tổ chức tài chính vi mô là 1,0%/năm;
-Lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước là 1,0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước là 0,05%/năm, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 1,0%/năm.
Theo Trí thức trẻ
Giảm lãi suất điều hành từ 0,5% - 1%
Tối 16/3, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành 6 quyết định điều chỉnh lãi suất, bao gồm lãi suất điều hành, lãi suất đầu vào và đầu ra, có hiệu lực từ hôm nay với mức giảm từ 0,25% đến 1%.
Quyết định giảm lãi suất của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực từ ngày 17/3/2020
Đó là Quyết định số 418/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng.
Theo đó, giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6,0%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 7,0%/năm xuống 6,0%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4,0%/năm xuống 3,5%/năm.
Quyết định số 419/QĐ-NHNN về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam (VND) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) theo quy định tại Thông tư số 07/2014/TT-NHNN ngày 17/3/2014. Theo đó, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,8%/năm xuống 0,5%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 5,0%/năm xuống 4,75%/năm; lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng tại quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô giảm từ 5,5%/năm xuống 5,25%/năm; lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên do TCTD ấn định trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường.
Quyết định số 420/QĐ-NHNN về mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của TCTD đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế theo quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 giảm từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 7,0%/năm xuống 6,5%/năm.
Quyết định số 421/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của TCTD tại NHNN. Theo đó, lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VND là 1,0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng VND là 0%/năm; lãi suất đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ là 0,05%/năm.
Quyết định số 422/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô tại NHNN. Theo đó, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô là 1,0%/năm.
Quyết định số 423/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam tại NHNN. Theo đó, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Kho bạc Nhà nước là 1,0%/năm, lãi suất đối với tiền gửi bằng ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước là 0,05%/năm, lãi suất đối với tiền gửi bằng VND của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là 1,0%/năm.
Theo NHNN, việc giảm lãi suất là để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính quốc tế và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.
Xuân Yến (Baodauthau.vn)
Nhiều ngân hàng giảm mạnh lãi suất tiền gửi kỳ hạn 9 tháng và 12 tháng Sau khoảng 1 tuần kể từ quyết định giảm trần lãi suất kỳ hạn ngắn của Ngân hàng Nhà nước, hầu hết các nhà băng đều đưa ra bảng lãi suất mới có sự thay đổi ở các kỳ hạn khác nhau. Với kỳ hạn dài, có ngân hàng hạ đến 0,7% lãi suất. Ảnh minh họa Theo Quyết định số 2415/QĐ-NHNN ngày...