Các ngân hàng cắt giảm lương, không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm lãi suất
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động cắt giảm mạnh các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng; kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính trước khi tổ chức đại hội cổ đông, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.
Trong đó, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai nghiêm túc, quyết liệt, có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phòng chống dịch, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh theo các văn bản chỉ đạo của Thống đốc NHNN.
Cần chủ động xây dựng các kịch bản kinh doanh chi tiết (bao gồm các kế hoạch kinh doanh dự phòng theo diễn biến của dịch bệnh) nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, không để gián đoạn trong mọi tình huống; Xây dựng giải pháp cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo từng kịch bản diễn biến dịch, phù hợp với các biện pháp chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương; đồng thời tăng cường cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử.
Các ngân hàng sẽ tạm thời không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm lãi suất cho vay
Video đang HOT
NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng khẩn trương ban hành và triển khai quy định nội bộ hướng dẫn Thông tư số 01/2020/TT-NHNN của NHNN. Chủ tịch Hội đồng thành viên/Hội đồng quản trị/Tổng giám đốc các tổ chức tín dụng trực tiếp chỉ đạo việc triển khai công tác cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch và chịu trách nhiệm trước Thống đốc NHNN về kết quả thực hiện.
Phải xử lý nghiêm những đơn vị, cán bộ lãnh đạo và cán bộ nghiệp vụ triển khai chậm, cố tình gây khó khăn, phiền hà, thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng quy định trong quá trình thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng.
Các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai có hiệu quả các giả pháp mở rộng tín dụng đối với các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là cho vay để duy trị và khôi phục các ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng bởi dịch. Kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.
Đặc biệt, NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động rà soát, cắt giảm mạnh các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng; kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông, trước mắt không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay và các khoản cho vay mới.
NHNN cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, trong đó tập trung kiểm tra, giám sát việc thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01, nằm đảm bảo thực hiện đúng chính sách; phát hiện và kiên quyết xử lý kịp thời việc lợi dụng chính sách để trục lợi, phản ánh sai lệch chất lượng tín dụng…
Chỉ thị có hiệu lực từ ngày 31/3/2020.
Vợ thay chồng làm chủ tịch đại lý Mercedes lớn nhất Việt Nam
Sau thời gian đảm nhận đồng thời hai vị trí chủ tịch và tổng giám đốc của Haxaco, ông Đỗ Tiến Dũng rút khỏi vị trí lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp phân phối xe sang này.
HĐQT Công ty CP Dịch vụ Ôtô Hàng Xanh (Haxaco) vừa thông qua đơn xin từ nhiệm vị trí chủ tịch của ông Đỗ Tiến Dũng. Chủ tịch mới của Haxaco được bổ nhiệm là bà Vũ Thị Hạnh.
Bà Hạnh sinh năm 1972, là vợ ông Dũng. Trước khi được bầu làm chủ tịch Haxaco, bà Hạnh là thành viên HĐQT của doanh nghiệp phân phối xe sang này. Bà có kinh nghiệm 16 năm trong ngành ngân hàng, từng đảm nhận một số vị trí quản lý tại Techcombank.
Sau khi rút khỏi vị trí chủ tịch HĐQT đảm nhận từ năm 2016, ông Dũng sẽ tập trung vào công việc điều hành Haxaco trên cương vị tổng giám đốc.
Quyết định thay đổi chủ tịch của Haxaco diễn ra trong bối cảnh quy định chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh tổng giám đốc của cùng một công ty đại chúng sắp có hiệu lực vào 1/8.
Haxaco hiện là doanh nghiệp dẫn đầu trong nhóm 3 nhà phân phối lớn nhất của hãng xe sang Mercedes-Benz tại Việt Nam.
Năm 2019, Haxaco bán ra hơn 2.500 ôtô, đạt doanh thu hơn 5.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 51 tỷ. Năm 2020, công ty đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế công ty mẹ 67 tỷ đồng.
Đồ họa: Việt Đức.
Ban lãnh đạo Haxaco chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên mới đây rằng trong quý I, doanh nghiệp vẫn hoàn thành chỉ tiêu bán hàng. Nhưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, công ty chưa có kế hoạch mở rộng mà tập trung đảm bảo lợi nhuận và tình hình kinh doanh dịch vụ.
Haxaco cũng thông qua kế hoạch chia cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt 15%, tương đương mức 1.500 đồng/cổ phiếu. Công ty đã chuẩn bị đủ lượng tiền mặt để chi trả sau đại hội cổ đông. Kế hoạch chia cổ tức 2020 tối thiểu cũng là 15% tiền mặt nhưng sẽ phụ thuộc và kết quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.
Trong cơ cấu sở hữu hiện tại của Haxaco, ông Dũng và bà Hạnh quản lý gần 38% cổ phần công ty. Các cổ đông còn lại chỉ nắm dưới 5% vốn Haxaco.
Với gần 14 triệu cổ phiếu đang nắm giữ, ước tính vợ chồng chủ tịch hãng phân phối ôtô Mercedes lớn nhất Việt Nam sẽ nhận hơn 20 tỷ đồng tiền mặt từ đợt chia cổ tức năm 2019 sắp tới.
Lideco (NTL): Phó chủ tịch HĐQT đăng ký mua thêm 1,2 triệu cổ phiếu Theo thông tin từ HOSE, ông Đinh Quang Chiến, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Nam Từ Liêm (Lideco, mã chứng khoán NTL) đăng ký mua 1,2 triệu cổ phiếu NTL. Giao dịch được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh qua sàn, dự kiến từ ngày 3/4 đến ngày 1/5/2020. Nếu giao dịch thành công, ông Chiến...