Các ngân hàng ‘0 đồng’ vẫn đang thua lỗ nặng
Tình hình tài chính của Ngân hàng Xây Dựng ( CBBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) ngày càng khó khăn, lỗ lũy kế tiếp tục tăng lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng.
Từ tháng 3/2015, Ngân hàng Nhà nước lần lượt ra quyết định mua lại bắt buộc với giá 0 đồng đối với các ngân hàng gồm Ngân hàng Xây Dựng (VNCB, nay đổi là CBBank), Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).
Đến nay, các hoạt động nói chung của 3 ngân hàng trên đều đã ổn định. Nợ xấu, tài sản không sinh lời của những ngân hàng này bước đầu được xử lý và thu hồi, tiền gửi mới được gia tăng, tình trạng khách hàng rút tiền hàng loạt chấm dứt, quản trị điều hành được củng cố lại.
3 ngân hàng “0 đồng” đang thua lỗ hà ng chục ngàn tỷ đồng, sau 5 năm tái cơ cấu.
Dù được nới lỏng, song các ngân hàng trên vẫn có sự tham gia trực tiếp trong quản trị, điều hành, cũng như chia sẻ và hỗ trợ trong kinh doanh của Vietcombank, VietinBank cùng sự giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu.
Video đang HOT
Tuy nhiên, báo cáo của Kiểm toán Nhà nước (KTNN) gửi đến Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV nêu, chưa có phương án cơ cấu khả thi được phê duyệt đối với 3 ngân hàng được Ngân hàng nhà nước mua bắt buộc trong khi tình hình tài chính của các ngân hàng này ngày càng khó khăn, lỗ lũy kế tiếp tục tăng.
Cụ thể, năm 2018 lỗ lũy kế của Ngân hàng Đại Dương là 15.412 tỷ đồng, Ngân hàng Xây dựng Việt Nam là 29.755 tỷ đồng, Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu là 13.380 tỷ đồng. Năm 2019, lỗ lũy kế của các ngân hàng trên lần lượt là 17.971 tỷ đồng, 31.681 tỷ đồng và 16.280 tỷ đồng.
KTNN cũng chỉ ra, hoạt động mua bán nợ xấu theo giá thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam còn hạn chế. Đến 31/12/2019 tổng số nợ xấu mua bằng nguồn vốn không phải trái phiếu đặc biệt (hay mua nợ theo giá thị trường) là 3.599 tỷ đồng, chỉ chiếm 3,25% tổng số nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt là 110.694 tỷ đồng.
KTNN cũng nêu, một số tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng vượt mức cho phép của Ngân hàng nhà nước. Điển hình, Ngân hàng TMCP Đại chúng 13.656 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn 8.654 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bảo Việt 3.153 tỷ đồng, Ngân hàng Shinhan Bank 132 tỷ đồng, Ngân hàng Mizuho 192 tỷ đồng, Ngân hàng Busan chi nhánh TPHCM 83 tỷ đồng, Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga 69 tỷ đồng.
Ngân hàng Xây dựng (CBBank) 'lấn sân' bảo hiểm
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có Quyết định số 1577/QĐ-NHNN về việc bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép hoạt động của Ngân hàng thương mại TNHH một thành viên (MTV) Xây dựng Việt Nam (CBBank).
Ngân hàng Xây dựng (CBBank) 'lấn sân' bảo hiểm. (Ảnh minh hoạ)
Theo đó, Thống đốc chấp thuận bổ sung nội dung hoạt động "Đại lý bảo hiểm" vào 2 Giấy phép hoạt động số 0047/NH-GP ngày 29/12/1993 của Thống đốc NHNN cấp Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam.
Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các thủ tục theo quy định tại Khoản 3 Điều 18b Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Thống đốc NHNN quy định về việc cấp Giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 17/2017/TT-NHNN ngày 20/11/2017) đối với nội dung hoạt động được bổ sung nêu trên; đồng thời triển khai hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật có liên quan.
Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam với tiền thân là Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến với trụ sở được đặt tại 145-147-149 Hùng Vương, P2, TP. Tân An, tỉnh Long An.
Ngày 17/08/2007, theo quyết định số 1931/QĐ-NHNN, Ngân hàng TMCP nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng TMCP đô thị.
Ngày 17/09/2007, được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đại Tín, theo quyết định số 2136/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Ngày 23/05/2013, Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành quyết định số 1161/QĐ-NHNN chấp thuận việc thay đổi tên gọi của Ngân hàng TMCP Đại Tín, theo đó, tên gọi mới là Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam.
Ngày 31/01/2015, căn cứ Luật Các TCTD, Quyết định số 48/2013/QĐ-NHNN ngày 01/8/2013 về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và Nghị quyết của ĐHĐCĐ Ngân hàng Xây dựng, NHNN đã tuyên bố quyết định mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của Ngân hàng Xây dựng với giá bằng 0 đồng/1 cổ phần. Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của Ngân hàng Xây dựng.
Ngày 05/03/2015, Thống đốc NHNN đã ban hành quyết định 250/QĐ-NHNN về việc mua toàn bộ cổ phần và chuyển đổi Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam thành ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Sau 3 năm chính thức trở lại hoạt động, đến nay, CBBank có vốn điều lệ đạt 3.000 tỷ đồng.
Những con số nghìn tỷ nợ xấu của đại án Ngân hàng Xây dựng giờ ra sao? Những vụ "đại án" ngân hàng các năm qua vẫn luôn ám ảnh bởi những con số lỗ "khủng" góp phần vào tình trạng những ngân hàng lỗ chồng lỗ. Thực chất, các ngân hàng yếu kém đều chưa thoát khỏi sự "sa lầy", khỏi những món thất thoát khổng lồ. Kể từ khi ông Phạm Công Danh (Chủ tịch Trusbank, sau đó...