Các món súp cho bé từ khoai lang
Khoai lang có tác dụng nhuận tràng rất tốt, thường xuyên chế biến các món từ khai lang cho bé sẽ tránh được tình trạng táo bón và giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
1. Khoai lang hầm bí đỏ
Nguyên liệu:
2 chén khoai lang
1 chén bí đỏ
Cách làm:
Khoai lang gọt vỏ, cắt miếng, bí đỏ cũng gọt vỏ cắt mêng nhỏ. Cho bí và khoai vào một cái nồi thêm chút nước xâm xấp, đun sôi. Sau khi sôi thì nhỏ lửa và hầm âm ỉ đến khi khoai và bí chín, khoảng 6 phút.
Khoai và bí chín mềm nhừ thì cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn, nếu đặc quá thì bạn cho thêm một chút nước nữa vào xay đến khi hỗn hợp mịn mượt.
Để khoai và bí xay nguội hẳn thì chia làm nhiều phần nhỏ rồi cho vào tủ lạnh. Có thể cho bé ăn dần trong 3 – 5 ngày. Mỗi lần ăn lại lấy riêng từng phần nhỏ ra hâm nóng lại hoặc
cho vào lò vi sóng vài phút là được.
Khoai – bí được cho vào lọ và bảo quản trong tủ lạnh
1 chén khoai lang hấp chín
3 thìa bột gạo
Video đang HOT
1 thìa nhỏ bơ nhạt
1 thìa nhỏ đường (tùy chọn)
4 thìa sữa bột
Cách làm:
Khoai lang hấp chín nghiền nhỏ.
Hòa bột vào nước lạnh, khoai lang, đường, bắc lên bếp lửa nhỏ, khuấy đều cho đến khi bột chín.
Tiếp đến cho 1 thìa bơ nhạt vào trộn đều, sau đó mới cho từ từ sữa bột béo vào. Khuấy đều một lần nữa rồi cho ra đĩa
3. Súp gà khoai lang và đậu xanh:
Súp sánh, có đủ thịt rau rất thơm ngon
Nguyên liệu:
Một miếng thịt gà
Một nắm nhỏ đậu xanh
Một nắm nhỏ gạo tẻ
2 củ khoai lang, gọt vỏ thái nhỏ
Nồi súp gà – khoai và đậu trước khi xay và sau khi xay nhuyễn
Cách làm:
Rửa sạch miếng thịt gà, cho vào nồi nước đun sôi, luộc kỹ trong 15 – 20 phút.
Đến khi thịt gà chín mềm thì vớt gà ra gỡ lấy phần thịt, bỏ xương đi, bạn nên cẩn thận lọc lại phần nước dùng vừa đun, chắt nước sang nồi khác và bỏ phần cặn đi.
Cho thịt gà, khoai lang, đậu xanh và gạo tẻ vào đun. Ninh nhừ các nguyên liệu trong 30 phút. Nêm một chút xíu gia vị. Sau đó tắt bếp. Chờ súp nguội bớt rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Khi nào bé ăn thì múc một phần nhỏ ra hâm nóng lại.
Cách nấu chè thập cẩm thơm ngon, bổ dưỡng tại nhà
Chè thập cẩm là món chè được nhiều người yêu thích. Món chè này cuốn hút người dùng bởi hương vị hài hòa do có sự kết hợp của nhiều nguyên liệu.
Cách nấu chè thập cẩm cũng khá đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện tại nhà.
Cách nấu chè mè đen thơm ngon, bổ dưỡng
Cách nấu chè kê đậu xanh đơn giản tại nhà
Cách nấu chè đậu ván thơm ngon tại nhà
1. Nguyên liệu nấu chè thập cẩm
Khoai môn: 1 củ
Khoai lang: 2 củ
Nước cốt dừa: 400ml
Đường: 200g
Thạch rau câu: 200g
Đậu đỏ: 200g
Bột báng: 300g
Dừa khô: 150g
2. Cách nấu chè thập cẩm
Khoai lang gọt vỏ thái nhỏ như hạt lựu. (Ảnh: giadinh.tv)
Bước 1: Khoai môn và khoai lang gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng như hạt lựu rồi cho vào ngâm với một chút nước muối pha loãng để tẩy nhựa, làm trắng khoai.
Rửa sạch đậu đỏ, loại bỏ những hạt lép nổi trên mặt nước rồi đem ngâm từ 4-5 tiếng trước khi nấu để cho đậu mềm.
Bột báng rửa sạch sau đó cũng ngâm khoảng 1-2 tiếng trước khi nấu.
Bước 2: Đổ bột báng đã ngâm vào nồi đun khoảng 15-20 phút. Khi thấy các bột chuyển sang màu trắng trong tức là bột đã chín. Tắt bếp, vớt bột ra và ngâm bột trong tô nước lạnh khoảng 10 phút thì chắt bỏ nước, để ráo.
Đổ đậu vào nồi rồi cho nước ngập mặt đậu rồi đun vừa lửa. Ninh đến khi đậu mềm thì cho đường vào theo khẩu vị của gia đình. Đun sôi lại cho đường thấm đều đậu, rồi bắc ra để nguội.
Cho cả khoai lang và khoai môn vào nồi, đổ thêm nước rồi đun cho khoai chín mềm, tránh đảo khoai nhiều làm khoai nát. Khi khoai chín mềm thì cho một ít đường cho ngọt đều.
Bước 3: Cho đá bào vào cốc hoặc bát, múc khoai và đậu đỏ lên trên. Cuối cùng, cho bột báng vào, rưới thêm nước cốt dừa, cho thạch rau câu, dừa khô vào sau đó trộn đều lên và thưởng thức.
chè thập cẩm thơm ngon, bổ dưỡng (Ảnh: ameovat.com) 3. Một số lưu ý cách nấu chè thập cẩm
Cách nấu chè thập cẩm thật dễ, chỉ cần một vài thao tác đơn giản là bạn đã có một nồi chè thập cẩm thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình thưởng thức.
Nguyên liệu trong món chè thập cẩm rất dễ kết hợp. Tùy theo khẩu vị của những người trong gia đình, bạn có thể thêm hoa quả tươi hoặc các nguyên liệu khác theo sở thích của từng người.
Nếu không ăn hết, có thể cho chè thập cẩm vào tô đậy nắp kín rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh có thể để được 2-3 ngày.
Hãy cùng học cách nấu chè thập cẩm để chiêu đãi gia đình trong những ngày hè nắng nóng này nhé. Chúc các bạn thành công với món chè thập cẩm cho gia đình mình!
Ngọt thơm bánh gối khoai lang Món bánh gối khoai lang rất ngon và hấp dẫn. Bánh làm ra có màu sắc đẹp, đặc biệt lớp vỏ bằng khoai lang vừa thơm vừa ngọt, ăn ngon cực kì. Bánh gối khoai lang nhân rau củ quả rất phù hợp cho người ăn kiêng và ăn chay nhé! Nguyên liệu - 1kg khoai lang - 250g tinh bột sắn -...