Các món ngon giúp trẻ chống rét
Những ngày này, thời tiết giá lạnh kèm mưa rả rích khiến càng “nghe rét mướt luồn trong gió”! Ngoài việc giữ ấm cơ thể, nên cho bé ăn gì để ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng còn có thể đáp ứng được nhu cầu nâng cao sức khỏe cho các bé…
Cần săp xêp cho be ăn uông môt cach hơp ly, đặc biệt là chú trọng việc cung cấp một số thực phẩm giúp be yêu khỏe mạnh suốt mùa đông.
Mùa đông, sức đề kháng của trẻ giảm sút rõ rệt. Chính vì vậy, để tăng sức đề kháng cho trẻ, không cách nào tốt hơn là đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ. Bât kê trong mua nao, thưc ăn 3 bưa trong ngay cua be đêu phai co tinh bột, rau xanh, hoa qua, thit, cá, trứng, sưa… Trong mua đông, be lai cang phai ăn nhiêu rau xanh, đê phong chông cam cum.
Các chất dinh dưỡng mà hệ thống miễn dịch cần nhất là vitamin C, kẽm, sắt, vitamin A, vitamin E, canxi, selenium và nhiều chất phytochemical (chất hóa học thực vật) khác. Vì thế, bố me nên săp xêp cho be ăn uông môt cach hơp ly, đặc biệt là chú trọng việc cung cấp một số loại thực phẩm dưới đây, đê be yêu khỏe mạnh suốt mùa đông.
Cà rốt có thể coi là thực phẩm số một cho mùa đông của bé. Cà rốt rất giàu beta – caroten, một loại chất chống ôxy hóa và có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể. Cà rốt mọc dưới đất nên lại thuộc loại thực phẩm lành và ít chất hóa học nhất. Có thể làm cà rốt hầm thịt bò hay cháo cà rốt thịt nạc cho các bé.
Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Khoai tây còn chứa các acid amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như lysine, methionine, threonin, tryptophan đóng vai trò quan trọng cho quá trình tăng trưởng của trẻ em. Một chế độ ăn lấy khoai tây làm lương thực chủ đạo sẽ cung cấp 50-75% năng lượng và 80% nhu cầu nitơ trong thời gian dài, giúp đảm bảo nhu cầu tăng trưởng ở trẻ em suy dinh dưỡng.
Nên chọn loại khoai có vỏ màu vàng nâu nhạt, so với loại khoai vỏ trắng, loại khoai này mịn và bở hơn khi được hấp chín và dầm nhuyễn.
Video đang HOT
Đảm bảo rằng khoai không mọc mầm hoặc có những đốm xanh. Cách bảo quản khoai tốt nhất là để khoai ở nơi khô, mát, tránh ánh nắng mặt trời. Tránh dự trữ khoai tây trong ngăn đá. Cũng không nên để khoai ở khu vực ẩm ướt vì như thế, nó sẽ dễ mọc mầm.
Thực phẩm màu đỏ
Thực phẩm màu đỏ phù hợp nhất cho mùa lạnh, bởi vì chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và các yếu tố khác có thể duy trì sức khỏe tốt, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp tăng khả năng chịu lạnh.
Loại thực phẩm màu đỏ này còn rất giàu chất sắt tự nhiên, chất chống ôxy hóa, có tác dụng chống vi khuẩn. Ngoài ra, các thực phẩm màu đỏ cũng giúp kích thích thị giác, tăng cảm giác ngon miệng cho bé.
Các loại thực phẩm giúp tăng khả năng giữ ấm của cơ thể.
Có thể kể đến rau củ, trái cây màu đỏ hoặc thịt đỏ. Các loại rau củ như cà chua, củ dền, cà rốt, khoai lang, ớt đỏ… thường chứa nhiều lycopene, polyphenol, anthocyanin, sắc tố tự nhiên và cũng giàu vitamin, chất sắt, axít amin và các dưỡng chất khác. Trái cây màu đỏ như chà là, quả lựu… giàu canxi và chất sắt giúp tăng khả năng giữ ấm của cơ thể. Ngoài ra, thịt bò, thịt cừu cũng là thực phẩm phù hợp trong mùa lạnh.
Thực phẩm giàu protein
Những thực phẩm giàu protein có thể kích thích sản sinh nhiệt tốt hơn các thực phẩm khác, chúng giúp cơ thể tăng nhiệt tốt hơn so với những thực phẩm chứa tinh bột hoặc chứa chất béo, vì thế chúng có khả năng giữ ấm tốt hơn.
Thực phẩm giàu i-ốt
I-ốt là nguyên liệu chính tổng hợp hormon tuyến giáp. Hormon tuyến giáp có thể thúc đẩy protein, carbohydrate, chất béo trong cơ thể chuyển hóa thành năng lượng, từ đó sản sinh ra nhiệt, chống lại cái rét. Do đó, nên cho bé ăn nhiều những thực phẩm giàu i-ốt như rong biển, sứa, tôm, cua, sò, hến. Ngoài ra, hạt mè đen, hạt hướng dương, các thực phẩm từ sữa, các loại rau xanh giàu axit amin cũng giúp nâng cao khả năng chịu rét của cơ thể.
Hành và tỏi
Hành và tỏi từ lâu đã được biết đến là chứa rất nhiều chất chống ôxy hóa quercetin – một loại kháng sinh có tác dụng chống virut. Quercetin không bị phá hủy trong quá trình nấu nướng, do đó, mẹ có thể thoải mái xào chung hành tỏi với thịt, tôm hoặc rau trước khi cho vào các món ăn của bé mà không cần phải để sống.
Thực phẩm chứa vitamin B2
Các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp vitamin B2 tốt nhất, đặc biệt là các loại pho mát và sữa chua. Nếu bé không thích sữa và các sản phẩm liên quan, có thể thay thế bằng trứng, trái cây tươi, các loại đậu, các loại hạt, gan, tim, thịt gia cầm, ngũ cốc…
Súp lơ và các loại rau lá thẫm
Các loại rau là màu xanh thẫm như cải bó xôi, cải xoong hay cải bắp nổi tiếng trong việc chứa rất nhiều glutamine, một loại axit amin cần thiết trong việc duy trì đường ruột khỏe mạnh cho con. Súp lơ có chứa một nhóm các hóa chất thực vật được gọi là glucosinolate, cũng như các vitamin nhóm B và nhóm chất xơ, hết sức quan trọng đối với chức năng miễn dịch. Mẹ hãy chú ý bổ sung cho bé món súp lơ xào tỏi hoặc canh gà súp lơ sẽ rất tốt cho bé mùa đông.
Theo doanhnghiepvn
Món cháo "xua" giá rét
Khi tiết trời giá lạnh, việc lựa chọn và chế biến các món ăn bài thuốc (dược thiện) có công dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chủ động phòng chống các bệnh lý do hàn tà gây nên là hết sức cần thiết.
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, khi tiết trời giá lạnh, việc lựa chọn và chế biến các món ăn - bài thuốc (dược thiện) có công dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chủ động phòng chống các bệnh lý do hàn tà gây nên là hết sức cần thiết. Bài viết này xin được giới thiệu một số công thức điển hình để độc giả tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
Cháo thịt dê:
Thịt dê 250g rửa sạch, thái miếng nhỏ đem luộc với một củ cải cho hết vị gây, sau đó bỏ hết củ cải ra rồi cho 150g gạo vào hầm nhừ thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: làm ấm tỳ vị, bổ ích khí huyết, đặc biệt phù hợp với người già trong những ngày đông giá.
Cháo tôm nõn:
Tôm nõn 50g, gạo tẻ 150g, hai thứ đem ninh nhừ thành cháo, cho thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: bổ thận tráng dương, làm ấm cơ thể, đặc biệt thích hợp nhất đối với người có thể chất dương hư biểu hiện bằng các chứng trạng như sợ lạnh, đầu choáng mắt hoa, đau lưng mỏi gối, suy giảm khả năng giường chiếu.
Cháo cá mè:
Thịt cá mè 150g đã lọc hết xương, thái miếng, trộn với muối và một chút gừng thái chỉ, cho vào nồi cháo gạo đã ninh nhừ, đun thêm vài phút, múc ra ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ ích vị, thông kinh hoạt lạc lạc, chống lạnh, thích hợp nhất đối với những người tỳ vị dương hư biểu hiện bằng các chứng trạng mệt mỏi, sợ lạnh, đầy bụng chậm tiêu, đi lỏng.
Cháo hải sâm:
Hải sâm 2 con đã ngâm nước cắt thành lát, cho thêm 10 quả táo hầm cùng với 150g gạo thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: kiện tỳ dưỡng vị, bổ thận ích khí, ấm lưng trừ lạnh.
Cháo hẹ:
Gạo tẻ 150g đem nấu thành cháo rồi cho 100g rau hẹ đã thái nhỏ đun sôi vài phút là được, chế thêm gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ tỳ và thận dương, đặc biệt thích hợp với những người dương khí hư suy, lưng gối lạnh và đau.
Cháo hạt dẻ: Hạt dẻ đã bóc vỏ 100g, gạo tẻ 150g, hai thứ đem hầm nhừ thành cháo, chế đủ gia vị, ăn nóng. Công dụng: ôn bổ thận dương, kiện tỳ ích vị, tăng cường nhiệt lượng và nâng cao sức sức chống lạnh cho cơ thể.
Theo Sức khỏe đời sống
Chăm sóc người bệnh ung thư trong mùa đông Thời tiết giá lạnh khiến nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư bị tác động xấu tới sức khỏe, đôi khi biểu hiện khá "kín đáo". Giữ ấm trong mùa đông giúp bệnh nhân có thể trạng tốt hơn - ẢNH: PHƯƠNG LINH Th.S-BS Võ Quốc Hoàn, công tác tại Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện (BV) Ung bướu Hà Nội, cho biết...