Các món ăn độc và lạ nên thử ở Huế
Không chỉ lạ ở tên gọi và thành phần, màu sắc và cách chế biến độc đáo cũng đã góp phần làm nên các món ngon đặc trưng xứ Huế.
Nếu có dịp đến Huế, bạn đừng bỏ qua các món ăn độc và lạ của mảnh đất này như bún nghệ, cơm âm phủ, chè bột lọc thịt quay.
BÚN NGHỆ
Thường đến Huế du khách chỉ nghe đến bún bò, bún thịt nướng, bún hến… nhưng nếu là người ưa khám phá thì bạn không nên bỏ qua món bún nghệ được bán ở chợ Tây Lộc hoặc trên đường Trần Quang Khải.
Như tên gọi, màu vàng bắt mắt của nghệ trong bát bún đặc trưng xứ Huế khiến nhiều du khách không khỏi ngạc nhiên. Tuy nhiên, điều ấn tượng nhất của bún nghệ lại nằm ở lòng lợn ăn kèm. Do đó, một bát bún nghệ ngon phải đảm bảo bún dẻo, nghệ thơm và lòng ngon.
Nghe qua tưởng chừng đơn giản nhưng nguyên liệu làm nên một bát bún nghệ lại khá đa dạng và phong phú. Ngoài bún, nghệ tươi và lòng lợn, còn có tiết lợn, nước mắm, rau răm, ớt quả… Bún sau khi được xào qua với nghệ, cho vào bát rồi bỏ thêm lòng xào gia vị, chút mắm, muối tiêu, rau răm là đã có ngay một bát bún nghệ thơm ngon và lạ mắt.
Video đang HOT
Nếu không quen khi ăn bạn có thể thấy lạ lẫm với vị hăng, ngái của nghệ tươi nhưng ngay sau đó sẽ cảm nhận được vị béo của lòng, vị mềm dai của những sợi bún nhuộm vàng.
CƠM ÂM PHỦ
Du khách đến Huế nghe tên món cơm kỳ lạ này có thể giật mình nhưng với người dân nơi đây, đó là món ăn quen thuộc, được bày bán khá nhiều ở các nhà hàng và quán cóc ven đường. Cơm âm phủ thực chất là món cơm bình dân nhưng được trình bày rất bắt mắt. Cơm trắng ở giữa, xung quanh đặt thức ăn gồm thịt ba rọi, chả lụa Huế, tôm, nem Huế nướng, trứng tráng, rau thơm, dưa leo…tạo thành 7 màu rực rỡ.
Thành phần của cơm âm phủ ngày nay có thể thay đổi theo yêu cầu của thực khách, nhưng phải đảm bảo có đủ màu sắc, tượng trưng cho 7 bước chân đầu tiên của Đức Phật. Nếu muốn thưởng thức đúng hương vị của món ăn độc đáo này, bạn có thể đến quán cơm mang tên “Âm phủ” trên đường Nguyễn Thái Học, gần sân vận động Huế.
Là nơi sáng tạo ra cơm âm phủ, quán đã tồn tại ngót gần một thế kỷ và được lưu truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay. Nhiều người kể lại rằng, do trước đây quán chỉ mở vào đêm khuya, bên trong thắp ngọn đèn dầu leo lắt, tạo nên khung cảnh kỳ bí nên quán cơm “Âm phủ” cũng có tên từ đó.
CHÈ BỘT LỌC BỌC THỊT QUAY
Chè thì ngọt mà thịt quay lại mặn. Hai thứ tưởng chừng như chẳng thể dung hòa này lại có thể kết hợp thành một món ăn được lòng du khách khi đến Huế. Nhìn qua, chè bột lọc thịt lọc khá giống chè trôi nước, nhưng về hương vị thì không thể trộn lẫn bởi hội tụ đủ cả vị mặn, ngọt, bùi, béo, thơm, cay…
Nguyên liệu để làm món chè này khá đơn giản, gồm bột lọc, đường phèn, đường cát trắng, gừng non cắt sợi và không thể thiếu thịt lợn quay đủ da, mỡ, nạc. Thịt quay trước khi nhồi vào bột lọc thành từng viên nhỏ phải được rim qua đường và gừng sợi rồi cắt hạt lựu. Viên bột thịt lọc ngon và đẹp phải tròn và kín mép để tránh khi nấu nước bị đục và nhân nhạt mùi.
Tiếp đến là công đoạn nấu nước gừng đường, đun sôi rồi thả những viên bột lọc thịt quay cho đến khi hỗn hợp bột chuyển trong, nổi lên bề mặt, nêm nếm lại tùy theo khẩu vị. Chè bột lọc thịt quay là món ăn chơi nên một bát chỉ cần vài ba viên là đủ ngon và đẹp. Bạn có thể thưởng thức món ăn độc đáo này ở các gánh chè ngoài chợ hoặc tiệm chè ở Huế, nhưng ngon nhất là gần cửa Thượng Tứ
Hàng hột vịt lộn om bầu ở Huế ngày bán nghìn quả
Hột vịt lộn nấu với bầu thái lát, nước dùng đậm đà, ngọt ngào, húp một miếng là cảm nhận ngay sự ấm áp đêm cuối năm.
Từ lâu, hàng vịt lộn om bầu ngay góc đường Phan Đình Phùng đã trở thành điểm tụ tập về đêm của giới trẻ xứ Huế. Tầm chiều, chủ quán bắt đầu dọn hàng bán ngay trên vỉa hè, không có phông bạt. Khách ngồi trên bàn ghế nhựa đơn giản kiểu bình dân. Khoảng 8h tối đến khuya, khung cảnh ở đây luôn náo nhiệt kẻ bán người mua. Quán không có thực đơn, nhưng hầu như khách nào cũng biết ở đây bán trứng vịt lộn và cút lộn, trong đó, món đinh là vịt lộn om bầu.
Thố hột vịt lộn um bầu ở quán.
Nếu chỉ nghe tên, bạn khó có thể hình dung món này trông như thế nào. Nó vẫn là trứng vịt lộn nhưng được biến tấu theo cách riêng của người Huế, khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi. Nhân viên quán chia làm 3 nhóm, một nhóm ngồi đun nồi hột vịt lộn luộc bằng bếp củi phía sau, cách đó vài bước chân là bếp nấu vịt lộn om bầu và một bàn đặt sát lề đường cho khách gọi món. Thực khách luôn được thưởng thức trứng vừa luộc, nóng hổi.
Nguyên liệu chính làm nên món ăn vặt trứ danh này gồm trái bầu gọt sạch vỏ, cắt lát vừa ăn, rau răm, hành lá, ớt đỏ và trứng vịt lộn sống. Đầu bếp dùng một nồi lớn, phi hành tỏi trong dầu cho thơm rồi đổ bầu vào xào vài phút. Tiếp đến, họ cho chút nước, gia vị, rau mồng tơi vào, nấu chín. Cuối cùng, người nấu đập quả trứng vịt sống vào nồi, đảo vài lần cho thấm rồi mới múc ra thố sành, thêm hành lá thái nhỏ và ớt băm lên trên. Dù quán lề đường nhưng trứng được đặt trong thố chỉn, giúp nâng tầm món ăn.
Đồ chua ăn kèm.
Trứng vịt nấu trong nước dùng đậm đà, nêm nếm vừa ăn và bạn không cần cho thêm gia vị gì. Khi bê ra cho khách, thố hột vịt lộn còn nóng bỏng tay. Quả trứng nguyên, không bị vỡ nát mà rất thấm vị, lại không hề có mùi tanh. Khi ăn, bạn trộn đều trứng vịt, bầu và rau lên, sau đó múc từng muỗng thưởng thức. Miếng bầu chín ngọt thơm, kèm với rau mồng tơi giúp ngọt nước, ăn không bị ngấy. Nước dùng vị thanh, trong veo, có lớp váng dầu béo. Bạn vớt lấy phần trứng vịt, chấm với muối tiêu chanh là đúng điệu.
Món này đặc biệt hút khách vào ngày đông, vì trứng đặt trong thố sành nên giữ nóng lâu, ăn vào ấm bụng. Có hôm quán bán cả nghìn trứng, khách ra vào nườm nượp đến tận 0h sáng. Tuy nhiên điểm trừ là khu này khá lộn xộn do ngồi ngoài đường, lại không có mái che nên càng về khuya, sương càng nhiều. Đôi khi khách quá đông, chủ quán không phân biệt được người trước người sau. Hơn nữa vịt lộn om bầu không làm sẵn mà có khách mới nấu thì ăn mới ngon. Do đó bạn thường phải đợi lâu mới có. Nhiều bạn trẻ địa phương hiểu ý, tự phục vụ ngay tận bếp cho nhanh.
Hột vịt um bầu đậm đà.
Bánh canh cua xứ Huế Viên chả cua trong bánh canh cua có nguyên liệu cầu kì hơn chả cua trong bún bò, bởi nó là "linh hồn" của cả món ăn. Bánh canh cua xứ Huế Mang hương vị đậm đà, ẩm thực Huế luôn để lại nhiều dấu ấn trong lòng du khách. Bên cạnh bún bò Huế nức tiếng, bánh canh cua cũng là món...