Các món ăn đặc trưng dịp Tết ở 3 miền
Từ Bắc vào Nam, người dân mỗi vùng miền sẽ chuẩn bị mâm cơm đón Tết với các món ăn khác nhau.
Những món ăn mang đậm nét văn hóa truyền thống địa phương với hương vị độc đáo.
Miền Bắc
Mâm cơm vào ngày Tết cổ truyền của người miền Bắc thường có bánh chưng, dưa hành, thịt đông, gà luộc, canh măng, các loại giò, nem rán, xôi gấc… Trong đó, bánh chưng là món không thể thiếu.
Dưa hành thường ăn kèm cùng bánh chưng, thịt đông, thịt kho tàu… Vị chua, cay của món ăn này giúp bạn đỡ ngán khi dùng nhiều đồ nếp, thịt hay thực phẩm dầu mỡ. Gà luộc là món ăn có mặt trong mâm cúng giao thừa.
Ngoài canh măng, người miền Bắc có thế thay thế bằng món canh bóng thả được làm từ bóng bì, su hào, cà rốt, đậu Hà Lan, giò lụa, trứng thái chỉ, tôm nõn, thịt thăn…
Các món ăn được chọn thường dễ chế biến, có thể bảo quản lâu. Ảnh: Quỳnh Nga, anhsausaigons, buithibaoyen, redboatfishsauce.
Các món ăn được chọn thường dễ chế biến, có thể bảo quản lâu. Ảnh: Quỳnh Nga, anhsausaigons, buithibaoyen, redboatfishsauce.
Các món ăn được chọn thường dễ chế biến, có thể bảo quản lâu. Ảnh: Quỳnh Nga, anhsausaigons, buithibaoyen, redboatfishsauce.
Các món ăn được chọn thường dễ chế biến, có thể bảo quản lâu. Ảnh: Quỳnh Nga, anhsausaigons, buithibaoyen, redboatfishsauce.
Các món ăn được chọn thường dễ chế biến, có thể bảo quản lâu. Ảnh: Quỳnh Nga, anhsausaigons, buithibaoyen, redboatfishsauce.
Các món ăn được chọn thường dễ chế biến, có thể bảo quản lâu. Ảnh: Quỳnh Nga, anhsausaigons, buithibaoyen, redboatfishsauce.
Các món ăn được chọn thường dễ chế biến, có thể bảo quản lâu. Ảnh: Quỳnh Nga, anhsausaigons, buithibaoyen, redboatfishsauce.
Video đang HOT
Các món ăn được chọn thường dễ chế biến, có thể bảo quản lâu. Ảnh: Quỳnh Nga, anhsausaigons, buithibaoyen, redboatfishsauce.
Miền Trung
Ởmiền Trung, những món ăn quen thuộc cho những ngày Tết là bánh tét, tôm chua, giò bò, dưa món, thịt ngâm mắm, bánh tổ, bánh in, nem chua… Trong đó, tôm chua là đặc sản trứ danh của người Huế.
Mỗi lọ tôm chua được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như củ riềng, tỏi, ớt, khế, quả vả, rau thơm… Bánh tét miền Trung được làm tương tự bánh chưng. Điểm khác biệt dễ thấy là bánh được cuộn bằng lá chuối thành hình trụ.
Các món chống ngán có thể là dưa chua, dưa giá, dưa món… kèm rau củ. Giò bò cũng là món ăn quen thuộc trên mâm cỗ Tết của người miền Trung. Nem chua là món ăn vặt đãi khách đến chơi nhà.
Các đặc sản địa phương không thể thiếu vào dịp Tết như bánh thuẫn, bánh nổ, bánh lăn, bánh tổ, bánh in, bánh đậu xanh… Ảnh: Chef_thuy_pham, vanhkhuyenleyoutube, annie.homemade.food, havu.711.
Các đặc sản địa phương không thể thiếu vào dịp Tết như bánh thuẫn, bánh nổ, bánh lăn, bánh tổ, bánh in, bánh đậu xanh… Ảnh: Chef_thuy_pham, vanhkhuyenleyoutube, annie.homemade.food, havu.711.
Các đặc sản địa phương không thể thiếu vào dịp Tết như bánh thuẫn, bánh nổ, bánh lăn, bánh tổ, bánh in, bánh đậu xanh… Ảnh: Chef_thuy_pham, vanhkhuyenleyoutube, annie.homemade.food, havu.711.
Các đặc sản địa phương không thể thiếu vào dịp Tết như bánh thuẫn, bánh nổ, bánh lăn, bánh tổ, bánh in, bánh đậu xanh… Ảnh: Chef_thuy_pham, vanhkhuyenleyoutube, annie.homemade.food, havu.711.
Các đặc sản địa phương không thể thiếu vào dịp Tết như bánh thuẫn, bánh nổ, bánh lăn, bánh tổ, bánh in, bánh đậu xanh… Ảnh: Chef_thuy_pham, vanhkhuyenleyoutube, annie.homemade.food, havu.711.
Miền Nam
Người miền Nam thường chuẩn bị dưa hấu, canh khổ qua, lạp xưởng vào dịp Tết với quan niệm đây là những món ăn mang lại may mắn cho năm mới. Ngoài ra, mâm cơm ngày Tết ở đây còn có thêm bánh tét, thịt kho hột vịt, tôm khô củ kiệu…
Theo quan niệm dân gian, canh khổ qua giúp những vất vả năm cũ qua đi để đón tương lai tốt lành. Thịt kho tàu được làm từ thịt ba rọi, trứng vịt và nước dừa tươi. Món ăn này hợp với khẩu vị nhiều người, có thể dùng trong vài ngày, giúp tiết kiệm thời gian nấu.
Màu đỏ của lạp xưởng tươi, dưa hấu mang ý nghĩa đem lại sự may mắn. Ngoài ra, mâm cúng ngày Tết thường không thể thiếu gà trống luộc. Sau khi cúng, nếu không chặt miếng chấm muối ớt, gà có thể xé nhỏ để trộn gỏi.
Người miền Nam thường dùng củ kiệu muối ăn kèm tôm khô, thịt kho tàu. Ảnh: Shutterstock.
Người miền Nam thường dùng củ kiệu muối ăn kèm tôm khô, thịt kho tàu. Ảnh: Shutterstock.
Sẽ không còn là Tết nếu mâm cỗ thiếu những món này!
Tết người Việt Nam nhất thiết phải có mâm cỗ, nếu không có cỗ thì không thể gọi là Tết.
Mâm cỗ Việt Nam bao giờ cũng thịnh soạn, nhiều màu sắc, với các bát đĩa cao, thấp, đầy, vơi khác nhau. Màu xanh của bánh chưng chen lẫn màu xôi gấc đỏ tươi, miếng măng màu vàng, chiếc nấm hương như chiếc dù xinh xinh, đĩa giò lụa hồng hồng...
Người Việt Nam có từ ghép là ăn cỗ, bởi có nghèo đến đâu, Tết cũng phải có mâm cỗ. Trước hết là để cúng ông bà, tổ tiên, sau nữa là để vui vầy sum họp, có cái "nâng lên đặt xuống" cho con cháu đỡ tủi. Dù ngày nay, ở thành phố lớn, Tết đến, người ta "chơi" Tết còn quan trọng hơn ăn Tết.
Những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết:
Thịt gà luộc
Gà luộc xuất hiện trong mọi bữa ăn ngày Tết. Ảnh: TASTY Kitchen
Gà luộc là một món ăn quen thuộc, không thể thiếu trong các mâm cỗ, nhất là trong dịp Tết. Đĩa gà luộc xuất hiện trong mâm cơm đãi khách sẽ thật nổi bật nhờ màu vàng ươm, căng bóng, thịt mềm mà da vẫn dai.
Bánh chưng
Bánh chưng là một món ăn truyền thống đã có từ thời xa xưa và đến nay nó vẫn được coi là biểu trưng cho ngày Tết. Món ăn tượng trưng cho sự hòa quyện của trời đất, là một nét văn hóa lâu đời của dân tộc ta.
Để nấu được bánh ngon, vuông vắn thì bạn cần phải có chút kinh nghiệm và bàn tay khéo léo. Bánh được làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và được nấu trong nồi với thời gian khá lâu.
Thịt đông
Ngày nay, nhiều nhà vẫn làm món thịt đông cho ngày Tết.
Thịt nấu đông là một món ăn thơm ngon và hấp dẫn, thường là món ăn để đãi khách trong các dịp Tết. Thịt đông khi ăn có vị ngọt mềm, màu trong veo đẹp mắt, gia vị hoà quyện tạo nên một món ăn hài hoà.
Canh bóng bì lợn
Canh bóng bì lợn thanh ngọt cho ngày Tết.
Canh bóng bì lợn hay còn gọi là canh bóng thả, là món ăn có trong mâm cỗ mỗi dịp Tết của người Hà Nội xưa. Vị thanh mát, ngọt dịu của nước dùng, kèm với thịt mọc béo thơm, bóng bì giòn sần sật, thơm lừng hương nấm và rau củ tạo nên hương vị trọn vẹn.Canh măng chân giò
Nếu bạn đã quá ngán ngẫm với những món ăn đầy dầu mỡ thì làm sao mà thiếu món canh măng chân giò trong thực đơn mâm cỗ Tết nhà mình được, món ăn với vai trò giúp giải ngấy mà giúp bổ sung chất dinh dưỡng, hời quá phải không nào?
Chân giò được hầm mềm thơm, beo béo kết hợp cùng măng tươi dai giòn sần sật không hề bị hăng chút nào, nước dùng thì ngọt thanh, đậm đà, ăn cùng bún tươi thì chỉ có tuyệt vời.
Dưa hành
Món dưa hành ăn kèm bánh chưng làm giảm bớt độ béo ngậy.
Cùng với thịt mỡ và bánh chưng, dưa hành là một món ăn không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền của người Việt. Dưa hành thường được muối duy nhất một lần một năm vào dịp Tết. Dưa hành dùng ăn kèm với các món ăn khác sẽ không bị ngấy, đặc biệt là đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Giò lụa
Món giò lụa có trong mọi mâm cỗ Tết của người Việt.
Giò lụa, giò chả hay chả lụa là tên gọi của món ăn được làm từ hai nguyên liệu cơ bản là thịt nạc thăn lợn giã nhuyễn kết hợp với nước mắm ngon, gói trong lá chuối và luộc chín. Giò lụa được xem là một món ăn vừa phổ thông vừa sang trọng. Đây cũng là món ăn quen thuộc của người Việt trong năm chứ không chỉ ngày Tết. Khi bày cỗ giò thường được thái theo khoanh, chia thành miếng gọn gàng, trông đẹp mắt và dễ gắp.
Xôi gấc
Đĩa xôi gấc với màu đỏ mang lại may mắn theo quan niệm người Việt. Ảnh: vinpearl
Theo quan niệm của người xưa cho biết thì màu đỏ là màu của may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy mà trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn.
Nem rán
Món nem rán bình dân nhưng lại cầu kì công đoạn chế biến. Ảnh: Anh Nguyễn/BNEWS/TTXVN
Nem rán được xem là món ăn bình dân nhưng cầu kì nhất bởi món ăn này cần nhiều nguyên liệu nhưng không bắt buộc theo thực đơn nhất định. Nem rán bên ngoài màu vàng óng, bên trong thì chứa đầy thịt, mộc nhĩ, rau củ và giá. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích, còn được coi là "quốc hồn quốc túy" của người Việt. Ngày nay, mặc dù có nhiều loại nem như: nem rán hải sản, nem rán chay, chả giò... nhưng món nem rán truyền thống vẫn được ưa chuộng hơn cả.
Thịt kho tàu
Món thịt kho tàu đậm đà thể hiện cho sự đoàn viên, sung túc, dồi dào và "màu mỡ" trong năm mới. Ảnh: Bếp 360
Đây là món ăn ngon và được sử dụng nhiều trong bữa cơm gia đình và là một phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Món ăn là sự kết hợp giữa trứng, thịt kho, nước dừa rất ngon và hấp dẫn.
Lạp xưởng
Lạp xưởng béo ngậy phù hợp với mâm cỗ ngày Tết.
Tuy lạp xưởng là món ăn bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng đã xuất hiện trong ẩm thực Việt từ rất lâu đời, nhất là trong các mâm cơm ngày Tết. Lạp xưởng có màu đỏ hồng đẹp mắt, hương vị béo của mỡ, thơm nức từ gia vị xá xíu và rượu Mai Quế Lộ, ngon dai sần sật.
Nem chua
Món nem chua chua chua ngọt ngọt được nhiều gia đình ưa thích.
Từ lâu người dân Thanh Hóa đã coi nem chua là món quà ý nghĩa mà tiện lợi, đem đi biếu tặng mỗi dịp tết đến xuân về để thể hiện tình cảm chân thành nhất. Có người giải thích nem chua để thờ cúng tổ tiên, cầu may mắn, sung túc do trước đây nó được làm để tiến vua trong dịp Tết.
Nếu có dịp tới chơi Tết tại miền Trung thì bạn sẽ được người dân ở đây đãi bạn nhâm nhi với vài chung rượu và "mồi" là những chiếc nem nướng. Món ăn đặc sản này được làm từ thịt heo, sau khi đã được tẩm ướp gia vị, thịt được gói lại trong lá ổi hay lá chùm ruột để trong vài ngày có vị chua thanh, giòn giòn, cay cay.
Bánh tét
Gói bánh chưng, bánh tét tại một hộ gia đình ở làng Chuồn, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Bánh tét có ý nghĩa là sự hội tụ của đất và trời, một trong những món ăn truyền thống không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người miền Trung. Nếu miền Bắc có bánh chưng được gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung và miền Nam gói bằng lá chuối. Mặc dù giống nhau về nguyên liệu nhưng bánh tét được gói lại thành từng đòn hình trụ. Bánh tét thường chặt bánh và ăn ngon hơn bánh chưng vì được lăn, ép sau khi luộc dễ hơn bánh chưng.
Thông thường một mâm cỗ có 8 bát và 8 đĩa chính, không kể đĩa dưa hành, rau xà lách, bánh chưng, xôi gấc. Nhưng tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà gia giảm, thêm món này, bớt món khác cũng không sao, cái chính là mâm cỗ phải đầy đặn, ngon mắt, ngon miệng và nhất là để người ăn được no nê.
8 bát nước nấu thông thường là bát măng lưỡi lợn hầm châm giò, nhừ tơi, đặt lên lưỡi nó đã muốn tan ra, trên mặt bát còn trang trí mấy sợi miến tàu trong vắt, vài củ hành đã chín nhưng vẫn còn giữ nguyên màu xanh lục và lồng khồng vài sợi rau mùi. Gắp một miếng măng đã nhừ ấy còn ngon ngọt hơn miếng chân giò và khi chan thìa nước măng sẽ cảm thấy chất ngọt của xương thịt đã tan vào trong đó như thế nào.
Mâm cỗ Việt Nam bao giờ cũng ngon lành, thịnh soạn. Không những thế, nó còn đẹp nữa với nhiều màu sắc, với các bát đĩa cao thấp đầy vơi khác nhau. Đó là cỗ xưa. Nhiều năm nay mâm cỗ Tết đã khác cả về số lượng và chất lượng.
Bữa cỗ ngày nay không còn nhiều ranh giới giữa nông thôn và thành thị, giữa người giàu và nghèo nữa. Đâu đâu cũng là giò nem ninh mọc, thịt gà thịt bò tôm mực, bia lon.... Người ta còn mua thêm cả đồ Tây như dăm bông xúc xích, đồ Tầu như lạp sường xá xíu....
Những món ngon trong mâm cỗ Tết cổ truyền miền Bắc Tết là dịp mọi người trở về quê đoàn tụ với gia đình để tận hưởng hơi ấm tình thân. Ở mỗi vùng miền trên đất nước ta lại có những món ăn đặc trưng khác nhau trong ngày Tết là dịp mọi người trở về quê đoàn tụ với gia đình để tận hưởng hơi ấm tình thân. Ở mỗi vùng miền...