Các mốc thời gian xét tuyển của Trường Đại học An Giang
Trong thời gian tham gia xét tuyển đại học, cao đẳng tại Trường Đại học An Giang, phụ huynh và học sinh cần lưu ý các mốc thời gian quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất.
Ảnh minh họa
Cụ thể, ở phương thức xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020, thí sinh điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển (nếu cần) từ ngày 19-9 đến 17 giờ ngày 25-9 (đối với điều chỉnh trực tuyến) hoặc đến 17 giờ ngày 27-9 (đối với điều chỉnh dùng phiếu đăng ký xét tuyển). Thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng đăng ký và đề nghị điều chỉnh sai sót (nếu có) trước 17 giờ ngày 29-9.
Trường Đại học An Giang sẽ tiến hành xét tuyển và công bố kết quả trước 17 giờ ngày 5-10. Thí sinh trúng tuyển xác nhận nhập học bằng cách nộp bản chính phiếu kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trước 17 giờ ngày 10-10 (nộp trực tiếp tại trường hoặc theo dấu bưu điện).
Sau đợt xét tuyển chính thức, căn cứ vào tình hình thực tế, nhà trường sẽ có thông báo xét tuyển bổ sung (nếu còn chỉ tiêu tuyển sinh). Nhà trường sẽ có thông báo cụ thể trước mỗi đợt xét tuyển bổ sung trên trang thông tin tuyển sinh của trường.
Video đang HOT
Tăng cơ hội trúng tuyển với "chiến lược" điều chỉnh nguyện vọng phù hợp
Bắt đầu từ ngày 19/9, thí sinh trên cả nước được điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH-CĐ) năm 2020. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến kéo dài đến 25/9 và điều chỉnh nguyện vọng trực tiếp bằng phiếu đến 27/9.
Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng, do chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần duy nhất nên các thí sinh cần có "chiến lược" điều chỉnh nguyện vọng phù hợp để tăng cơ hội trúng tuyển.
Xét tuyển bình đẳng giữa các nguyện vọng
Lưu ý với thí sinh về các quy định trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển, TS. Nguyễn Đức Nghĩa, nguyên Phó Giám đốc ĐHQG TP HCM cho biết: Trong thời gian điều chỉnh nguyện vọng, thí sinh có thể sắp xếp lại thứ tự các nguyện vọng đã đăng ký; thay đổi ngành, trường đã đăng ký; thay đổi tổ hợp môn đã đăng ký.
Ngoài ra, thí sinh có thể bổ sung (tăng thêm) số lượng nguyện vọng nếu thực hiện điều chỉnh theo phương thức điều chỉnh trực tiếp trên phiếu.
Nguyên tắc xét tuyển theo phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT là thí sinh được đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng và các trường ĐH sẽ xét tuyển các nguyện vọng thí sinh bình đẳng như nhau.
Ví dụ, thí sinh A đăng ký xét tuyển vào ngành X trường Y ở nguyện vọng 1, thí sinh B cũng đăng ký xét tuyển vào ngành X trường Y nhưng ở nguyện vọng 3 nhưng mức điểm chuẩn trúng tuyển cho 2 thí sinh A, B này đều như nhau. Ngoài ra, mỗi thí sinh chỉ được xét trúng tuyển 1 nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới.
"Thống kê nhiều năm gần đây, kể cả năm 2020 cho thấy, trung bình mỗi thí sinh cũng chỉ đăng ký khoảng 4-5 nguyện vọng. Khi xét tuyển, nếu thí sinh không trúng tuyển ở nguyện vọng 1 thì tự động thí sinh sẽ được xét tuyển tiếp ở các nguyện vọng tiếp theo theo thứ tự từ trên xuống dưới.
Thí sinh đã trúng tuyển ở một nguyện vọng ở trên sẽ không được xét ở nguyện vọng phía dưới. Việc xét tuyển sẽ được các trường trong cùng nhóm lọc ảo thực hiện từ ngày 2/10 đến ngày 4/10 và mỗi thí sinh chỉ có thể trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới. Những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng nào trong đợt xét tuyển thứ nhất có thể tham gia các đợt xét tuyển bổ sung sau ngày 10/10"- TS Nguyễn Đức Nghĩa chia sẻ.
Điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường đại học năm nay dự kiến cao hơn năm 2019 do mặt bằng điểm thi tăng. Ảnh minh họa.
Tuân thủ nguyên tắc "3 bậc" để tăng cơ hội trúng tuyển
Tính đến thời điểm hiện tại, các trường ĐH-CĐ trên toàn quốc đều đã công bố mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển. Dựa vào phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay, rất nhiều trường ĐH đã đưa ra mức điểm sàn cao hơn so với năm 2019.
Theo các chuyên gia tuyển sinh, để việc điều chỉnh nguyện vọng đạt hiệu quả, ngoài dựa vào mức điểm đã đạt, thí sinh cần so sánh với tương quan điểm thi chung, tương quan điểm trúng tuyển các năm trước của các ngành, trường dự kiến đăng ký xét tuyển.
Điểm trúng tuyển cụ thể từng ngành, từng trường cao hay thấp còn phụ thuộc vào điểm thi của các thí sinh cùng đăng ký xét tuyển.
Ngoài ra, năm nay, chỉ tiêu xét tuyển dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT giảm nhiều do các trường sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác như: Xét học bạ, xét tuyển dựa theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực, xét tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp kết quả học THPT với chứng chỉ ngoại ngữ nên điểm chuẩn trúng tuyển vào các trường sẽ chịu tác động theo hướng tăng lên. Đây cũng là một yếu tố khách quan mà các thí sinh cần lưu ý.
PGS.TS Vũ Thị Hiền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết: Thí sinh yêu thích và mong ước vào ngành học nào đó, nên dũng cảm ưu tiên đăng ký vào ngành đó.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn, thí sinh cũng nên đăng ký thêm cả những ngành học có thể mình yêu thích ít hơn nhưng sát với điểm thi mà mình đã đạt được để tăng cơ hội trúng tuyển.
TS. Trần Khắc Thạc, Phó trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Thủy Lợi cũng cho rằng: Với phổ điểm thi năm nay, các thí sinh điểm cao từ 26 -27 trở lên thì đỡ bận tâm hơn, còn lại các thí sinh hết sức cân nhắc vào phổ điểm chung và cần có các phương án dự phòng khi điều chỉnh nguyện vọng để tối thiểu mình phải trúng tuyển ngành mình yêu thích, nếu được trường yêu thích nữa thì tốt nhất.
Theo ông Thạc, thí sinh cần điều chỉnh nguyện vọng sao cho đúng nguyên tắc "3 bậc" là "cao-bằng-thấp". Cụ thể, điều chỉnh lại nguyện vọng xét tuyển đảm bảo có một số ngành/trường mình yêu thích đúng sở trường và năng lực ở nhóm các trường điểm chuẩn cao hơn so với kết quả của mình 1 chút, một số bằng với kết quả của mình và một số sẽ thấp hơn kết quả của mình.
PGS.TS Bùi Đức Triệu- Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng khuyên thí sinh cần tuân thủ nguyên tắc "3 bậc" khi điều chỉnh nguyện vọng. Trong đó, nên tăng số nguyện vọng các ngành có điểm thấp của năm 2019 so với điểm của mình để đảm bảo mục tiêu an toàn.
Tuyển sinh 2020: Chạy đua 'vơ vét' thí sinh Mặc dù từ ngày 19/9, sau khi có điểm thi của hai đợt thi, thí sinh mới bắt đầu điều chỉnh nguyện vọng để xét tuyển, thế nhưng trước đó, nhiều trường, đặc biệt các trường đại học (ĐH) ngoài công lập đã có nhiều chiêu trò để tuyển sinh. Thí sinh cần tỉnh táo trước các chiêu trò tuyển sinh. (Ảnh minh...