Các mạng viễn thông Hàn Quốc tăng trợ giá cho Samsung Galaxy Z Flip 4
Các nhà mạng di động Hàn Quốc gồm SK Telecom Co. và KT Corp. đã tăng mức trợ giá cho Samsung Galaxy Z Flip 4 ngay trước khi iPhone của Apple ra mắt chính thức tại nước này vào tháng tới.
Sản phẩm Galaxy Z Flip 4 của Samsung. Ảnh: thegioididong.com
Các nguồn tin công nghiệp ngày 27/9 cho hay các nhà mạng di động Hàn Quốc gồm SK Telecom Co. và KT Corp. đã tăng mức trợ giá cho mẫu điện thoại thông minh có thể gập lại mới nhất của Samsung Electronics, ngay trước khi iPhone của Apple ra mắt chính thức tại nước này vào tháng tới.
Theo các nguồn tin, vào thứ Sáu tuần trước, nhà cung cấp dịch vụ mạng không dây lớn nhất Hàn Quốc SK Telecom đã tăng mức trợ giá cho mẫu điện thoại vỏ sò Galaxy Z Flip 4 bản dung lượng 512 GB của Samsung lên khoảng từ 380.000 won đến 520.000 won (266 – 364 USD) tùy thuộc vào giá gói dữ liệu đăng ký kèm. Các khoản trợ cấp trước đây của công ty dao động trong khoảng 280.000 – 520.000 won (196 – 364 USD).
Video đang HOT
Tương tự, KT cũng nâng mức trợ giá khởi điểm từ 255.000 won lên 265.000 won, với mức trần 650.000 won không đổi, cho cùng một mẫu điện thoại. LG Uplus Corp., nhà mạng lớn thứ ba không đưa ra sự điều chỉnh nào đối với chương trình trợ giá cho mẫu máy này.
Mới được phát hành vào tháng trước, Galaxy Z Flip 4 kiểu vỏ sò được thiết kế để giúp khách hàng “thực sự rảnh tay”. Theo Samsung Electronics, sản phẩm cho phép người dùng gọi điện, trả lời tin nhắn và chụp ảnh mà không cần mở điện thoại, đồng thời cải thiện trải nghiệm người dùng khi tải lên các video ngắn trên Facebook, WhatsApp và Instagram.
Những nhà quan sát ngành công nghiệp coi động thái của SK Telecom và KT là một biện pháp để tăng cường khả năng cạnh tranh của mẫu điện thoại thông minh chủ chốt của Samsung Electronics, trong bối cảnh dự kiến sẽ có sự cạnh tranh từ dòng sản phẩm iPhone 14 mới đình đám của Apple Inc. vào tháng tới.
Việc đặt hàng trước cho các mẫu iPhone mới ở Hàn Quốc sẽ bắt đầu vào thứ Sáu tuần này (29/9). Sản phẩm dự kiến sẽ được mở bán chính thức vào ngày 7/10 tại thị trường này.
Thêm 2 công ty viễn thông Trung Quốc bị liệt vào 'danh sách đen' của Mỹ
Ngày 20/9, Uỷ ban Viễn thông liên bang Mỹ (FCC) đưa công ty Pacific Networks - chi nhánh của ComNet LCC và China Unicom vào danh sách các mối đe doạ đối với an ninh quốc gia nước này.
Quyết định được đưa ra căn cứ theo bộ luật năm 2019 nhằm bảo vệ các mạng viễn thông của Mỹ.
Tháng 3/2021, FCC đưa 5 công ty Trung Quốc vào "danh sách đen", gồm Huawei, ZTE, Hytera Communication, Hikvision Digital Technology và Dahu Technology, với cáo buộc các công ty này có thể trở thành mục tiêu khai thác, tác động ảnh hưởng và tạo ra những mối đe doạ tiềm tàng với an ninh quốc gia.
Trước đó, đầu năm nay, cơ quan chức năng Mỹ cũng đã nhất trí thu hồi giấy phép hoạt động của các chi nhánh được uỷ quyền của China Unicom, Pacific Networks và Comnet do lo ngại về an ninh quốc gia.
Chủ tịch FCC, Jessica Rosenworcel cho biết, đây là động thái quan trọng nhằm bảo vệ mạng lưới liên lạc của đất nước khỏi các mối đe doạ từ nước ngoài.
Cũng trong tháng 3, FCC đã thêm AO Kaspersky Lab (Nga), China Telecom và China Mobile International vào danh sách nêu trên.
Tháng 10/2021, Mỹ thu hồi giấy phép hoạt động của China Telecom (chi nhánh châu Mỹ) và từ chối gói thầu dịch vụ viễn thông của China Mobile trong năm 2019, cùng với lý do đảm bảo an ninh quốc gia.
Các công ty có tên trong danh sách đen sẽ không được tham gia cung ứng thiết bị sử dụng tài chính từ quỹ hỗ trợ viễn thông trị giá 8 tỷ USD FCC quản lý. Quỹ này được thành lập để mua sắm trang thiết bị viễn thông cho vùng nông thôn, người tiêu dùng thu nhập thấp, trang bị cơ sở vật chất trong trường hợp, thư viện và bệnh viện.
Đầu năm nay, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington thông tin, FCC "đã lạm dụng quyền lực nhà nước và có hành động ác ý với các nhà khai thác viễn thông Trung Quốc, mà không dựa trên cơ sở thực tế".
Quảng cáo mới của Samsung "đá xoáy" Apple và iPhone 14 Mới đây, Samsung đã đá xoáy gã khổng lồ có trụ sở tại Cupertino vì sự thiếu sáng tạo trong các thiết bị iPhone 14. Trong video, công ty Hàn Quốc sử dụng một thuật ngữ nổi tiếng để thúc giục người dùng chuẩn bị cho bản phát hành tiếp theo của Apple, nhưng nội dụng lại bao gồm các tính năng chính...