Các loài động vật tuyệt chủng có thể ‘đội mồ sống dậy’
Các nhà khoa học hy vọng có thể tái tạo, làm sống lại các động vật quý giá này.
1. Hổ Tasmania
Hổ Tasmania hay còn gọi là chó sói Tasmania là một loài thú ăn thịt , bề ngoài giống như chó hoặc chó sói, với những sọc vằn trên lưng giống như loài hổ với hình dạng đầu chó mình hổ. Loài này xuất hiện đầu tiên ở Papua New Guinea nhưng sau đó, chỉ còn lại ở Nam Australia. Con hổ Tasmania cuối cùng đã chết vào năm 1936.
Tuy nhiên, một vài xác loài này đã được lưu giữ tại bảo tàng Melbourne. Vào năm 2008, các nhà khoa học đã sử dụng nguồn này để tái tạo bộ gene của chúng.
2. Ếch ấp trứng bằng dạ dày
Loài ếch này có tên khoa học là Rheobatrachus. Đây là một chi động vật lưỡng cư trong họ Myobatrachidae, thuộc bộAnura, là loài bản địa Queensland, Australia, một trong hai loài ếch ấp trứng bằng dạ dày. Và chúng bị tuyệt chủng vào giữa những năm 1980.
Ếch Rheobatrachus sinh con đầy khác lạ. Chúng sẽ nuốt trứng đã được thụ tinh vào bụng. Nòng nọc được phát triển trong dạ dày của ếch mẹ trong ít nhất 6 tuần và đẻ con bằng miệng. Trong khoảng thời gian đó, ếch mẹ sẽ không ăn bất cứ thứ gì cho đến khi ếch con được sinh ra và bắt đầu sinh trưởng ở vùng nước nông.
Con ếch cái cuối cùng của loài này đã chết năm 1983. May mắn là các mẫu tế bào của loài ếch này đã được đông lạnh và các nhà khoa học đang sử dụng một kỹ thuật gọi là chuyển nhân tế bào soma để thử tái sinh chúng.
Vào tháng 3/2013, các nhà khoa học thuộc Đại học New South Wales, Úc thông báo sẽ nhân bản vô tính loài ếch này, lấy trứng ếch từ loài ếch Great Barred. Các nhà khoa học đã rút nhân của những trứng ếch này và thay thế nó bằng nhân của loài ếch đã tuyệt chủng bằng kỹ thuật chuyển giao hạt nhân Soma-cell (SCNT), cơ sở của việc nhân bản cừu Dolly. Vào mùa xuân, những trứng này đã đạt đến giai đoạn phôi sớm. Giáo sư Mike Archer cho biết họ đã phục hồi các tế bào chết thành những tế bào sống và tái sinh bộ gien của loài ếch đã tuyệt chủng.
Video đang HOT
3. Dê núi Pyrenean Ibex
Các nhà sinh vật học từng làm sống dậy loài dê núi Pyrenean ibex đã tuyệt chủng một cách chớp nhoáng từ đầu từ thế kỷ XXI bằng cách tạo ra một cá thể nhân bản vô tính từ một mẫu tế bào đông lạnh trước khi toàn bộ loài này biến mất vào năm 2000. Không may con vật đã chết ngay sau khi sinh nhưng nó đã giúp các nhà khoa học thêm hy vọng vào việc hồi sinh các động vật các tuyệt chủng.
4. Voi ma mút
Loài voi ma mút – họ hàng với voi hiện đại, đã tuyệt chủng cách đây khoảng 3.000-10.000 năm nhưng có một số xác chết được bảo quản tốt trong băng đá. Các nhà khoa học ở Nga, Hàn Quốc đã bắt đầu thực hiện dự án tái sinh loài động vật này bằng cách sử dụng nhân tế bào lưu trữ DNA của một con voi ma-mút và trứng của một loài voi Châu Á. Điều này khá khó khăn bởi khó có thể lấy được trứng từ một con voi.
5. Vẹt đuôi dài (Conuropsis carolinensis)
Vẹt đuôi dài là một loài chim tuyệt chủng trong họ Vẹt. Đây là loài vẹt duy nhất bản địa miền đông nước Mỹ. Nó từng được tìm thấy từ miền nam Tiểu bang New York và Wisconsin tới vịnh Mexico, và nó sống trong các khu rừng già ven sông. Loài vẹt này tuyệt chủng vào đầu thế kỷ 20. Các nhà khoa học đã tìm cách tái sinh loài vẹt này.
Theo TNO
Bí ẩn chưa lời giải: Người đàn ông đội mồ sống dậy
Tỉnh dậy sau 40 ngày, ông chia sẻ mình đã có những giấc mơ rất đẹp và lấy làm tiếc vì bị đánh thức.
Người đàn ông này Haridas, một giáo sĩ Hồi giáo người Ấn Độ, tự nguyện chôn sống tới 40 ngày mà vẫn sống sót.
Vào năm 1837, đích thân nhà vua Ranjeet Singh yêu cầu ông chứng minh khả năng trở về từ cõi chết sau một thời gian nằm dưới đất.
Trước sự chứng kiến của nhà vua và các quan lại trong triều, Haridas rơi vào trạng thái hôn mê chỉ trong thời gian ngắn.
Giáo sĩ Haridas có khả năng nhịn thở nhiều ngày
Theo những ghi chép thời đó, người đàn ông này đã dồn toàn bộ hơi thở vào não và làm nóng não lên, từ đó phổi không còn hoạt động được nữa và tim cũng ngừng đập.
Mọi lỗ hở trên cơ thể mà không khí có thể lọt vào được bịt kín bằng sáp ong, ngoại trừ miệng. Nhưng ngay sau đó lưỡi của người đàn ông này đã tự co lại và bịt kín cổ họng.
Thân hình hoàn toàn không còn ý thức của nhà tu khổ hạnh này được lột hết quần áo và cho vào trong một chiếc túi vải có gắn niêm phong của hoàng tử Runjeet Sing.
Đất được phủ lên trên nóc hầm để trồng lúa mạch, còn quân lính của hoàng tử được cắt cử canh gác ngày đêm khu mộ này.
Tướng Osborn, một nhân chứng lúc bấy giờ, kể lại:
'Khi mọi dấu hiệu của sự sống đã tắt, người ta trói tay của Haridas và khóa lại, tiếp đến họ quấn một tấm vải lanh có dấu triện của nhà vua lên người ông ấy.
Sau đó thi thể được đặt vào trong một chiếc rương lớn, đưa ra ngoài thành phố và chôn trong ngôi vườn của một giáo sĩ.
Người ta xây tường quanh địa điểm chôn sau khi đã rắc lúa mạch xung quanh và cử lính canh gác suốt ngày đêm'.
Trong thời gian 40 ngày chôn giữ đó, hoàng tử đã 2 lần cho đào mộ lên để kiểm tra và cả 2 lần vị thầy tu đều được nhìn thấy ở đúng trạng thái như lúc họ chôn ông ta.
Sau 40 ngày, ngôi mộ được đào lên. Sir Claude Wade, một nhân chứng thứ hai, cho biết:
'Chiếc vải lanh quấn trên người Haridas mốc meo như thể nó đã nằm dưới đất lâu lắm rồi. Chân tay ông ấy nhăn nhúm và cứng đờ, đầu nghiêng sang một bên vai y hệt một xác chết.
Tôi yêu cầu thầy thuốc bắt đầu làm công việc kiểm tra, ông ta cho biết không phát hiện thấy nhịp đập của tim hay mạch ở tay và chân, duy nhất khu vực não là có hơi ấm.
Người hầu bắt đầu tắm cho Haridas bằng nước nóng, sau đó cho một chút bơ sữa trâu vào miệng ông ấy.
Ông Haridas hồi tỉnh khá nhanh và ngay lập tức nhận ra những người đứng xem và bắt chuyện với họ.
Ông nói rằng nỗi sợ duy nhất của ông ta lúc bị chôn dưới đất là bị côn trùng tấn công, mặc dù chiếc hộp đựng ông ta đã được quân lính treo lên trần của hầm mộ.
Một vài phút sau, đồng tử của Haridas giãn ra, ông ngồi dậy và nhận ra nhà vua ngồi cạnh mình.
Ông vừa mỉm cười vừa nói: 'Giờ nhà vua đã tận mắt nhìn thấy, vậy ngài đã tin tôi chưa?'. Vua Runjeet Sing không nói nửa lời mà chỉ cười khâm phục.
Sau đó nhà vua đã tặng Haridas rất nhiều quà trong đó có một chuỗi ngọc trai, vòng vàng, gấm vóc - những bổng lộc chỉ dành cho các quan lại được đặc biệt trọng vọng.
Theo Datviet
Những cách man rợ ngăn ma cà rồng đội mồ Từ đỉnh điểm nỗi ám ảnh ma cà rồng, con người đã nghĩ ra hàng loạt hành động tàn ác nhằm ngăn chặn khả năng tái sinh của chúng. Bị coi là nguyên nhân gây ra những bệnh dịch kinh hoàng, đứng đằng sau những vụ mất tích bí ẩn..., nỗi ám ảnh từ ma cà rồng không còn nằm gọn trong những...