Các loài chim Bắc Mỹ sẽ không còn được đặt theo tên con người
Ngày 1/11, Hội điểu học Mỹ (AOS) cho biết các loài chim ở Bắc Mỹ sẽ không còn được đặt tên theo tên người nữa.
Loài chim chích Wilson sẽ được đổi tên và không còn được đặt tên theo tên người nữa. Ảnh: AP
Theo đó, từ năm 2024, AOS sẽ bắt đầu đổi tên khoảng 80 loài chim được tìm thấy ở Mỹ và Canada. Chủ tịch AOS, bà Colleen Handel cho biết một số loài chim có tên tiếng Anh liên quan đến quá khứ mà ngày nay không còn phù hợp. Bà Handel nhấn mạnh tất cả những ai yêu thích và quan tâm đến các loài chim đều có thể nghiên cứu về chúng.
AOS cho biết thay vì xem xét từng trường hợp có tên gọi theo tên người, tất cả những loài có tên như vậy sẽ được đổi tên. Trong số các loài chim sẽ được đổi tên có loài chim chích Wilson và chim dẽ giun Wilson. Hai loài này được đặt tên theo tên của nhà tự nhiên học Alexander Wilson từ thế kỷ 19. Loài chim hải âu Audubon được đặt theo tên của nhà tự nhiên học John James Audubon cũng sẽ được đổi một cái tên mới.
Video đang HOT
Năm 2020, AOS đã đổi tên một loài chim sẻ đất ở Bắc Mỹ mang tên vị tướng quân đội John P. McCown.
Nhà điểu học Emily Williams ở Đại học Georgetown (Mỹ) đã hoan nghênh quyết định trên của AOS. Chuyên gia này cho rằng đặt tên các loài chim dựa trên môi trường sống hoặc ngoại hình của chúng là một trong những cách tiếp cận phù hợp nhất.
Tại sao động vật lại ngửi mông 'bạn đời' trước khi giao phối? Lý do thực sự gây bất ngờ
Lý do thực sự khiến động vật ngửi mông 'bạn đời' trước khi giao phối tưởng chừng như là hành vi rất khó hiểu nhưng đằng sau nó lại là 1 hình thức giao tiếp cực kì quan trọng.
Trong thế giới động vật có 1 hiện tượng kỳ bí và thú vị, đó chính là việc động vật ngửi mông "bạn đời" trước khi giao phối. Hành vi này có vẻ kỳ lạ và khó hiểu nhưng thực ra nó ẩn chứa một bí mật khoa học đáng ngạc nhiên.
Ảnh minh họa.
Khứu giác rất quan trọng đối với đời sống động vật. So với thị giác và thính giác của con người, hệ khứu giác của nhiều loài động vật phát triển hơn. Thông qua khứu giác, chúng có thể thu được thông tin trong môi trường, chẳng hạn như tìm kiếm thức ăn, đánh dấu lãnh thổ và xác định các nhóm thù địch và tương tự. Mông là một trong những bộ phận tập trung mùi cơ thể của động vật, ngửi mông đã trở thành một cách quan trọng để động vật truyền đạt thông tin.
Cơ thể động vật tiết ra các chất hóa học cụ thể gọi là pheromone. Những chất này có thể truyền tải thông tin quan trọng về giới tính, tình trạng sinh sản, tuổi tác và sức khỏe của một cá thể. Bằng cách ngửi mông, động vật có thể thu được thông tin này và hiểu được 'nửa kia' là cùng loài hay khác loài, từ đó thực hiện các hành vi thích nghi.
Trong thế giới động vật, có tồn tại địa vị và thứ bậc xã hội rõ ràng. Ngửi mông giúp động vật nhận biết được tình trạng của các cá thể khác. Ví dụ, trong một bầy sói, mông của con đầu đàn thường tỏa ra mùi nồng hơn, khiến các thành viên khác tôn trọng và tuân theo. Thông qua giao tiếp khứu giác, động vật có thể duy trì trật tự xã hội và mối quan hệ cân bằng giữa các cá thể.
Đối với một số loài động vật, ngửi mông là một hành vi xã hội có thể được sử dụng để thể hiện sự thân thiện. Ví dụ, khi một nhóm chó gặp nhau, chúng thường làm quen bằng cách ngửi mông nhau. Bằng cách chia sẻ mùi hương riêng lẻ, động vật có thể thiết lập mối quan hệ thân thiện với nhau và tăng cường sự gắn kết trong nhóm.
Loài cá cực hiếm, sống ở nơi bí hiểm nhất trái đất Cá nhộng được cho là còn số lượng cực ít với khoảng gần 40 con tính đến thời điểm hiện tại. Chúng sống ở Hố Quỷ, một nơi thuộc Thung lũng Chết thuộc tiểu bang Nevada của Mỹ có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Cá nhộng Hố Quỷ là loài cá hiếm nhất thế giới, sống ở nơi tương đối biệt lập...