Các lễ ra trường dành cho học sinh cấp 3 ấn tượng từ Bắc vào Nam
“ Made In 12″ của THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, “Trạm Ký ức” của THPT Chuyên Ngữ, “Flashmob” của THPT chuyên Lê Hồng Phong là những lễ ra trường thành thương hiệu nhiều năm nay.
Made In 12 (THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam) là “đặc sản” của học sinh trường Ams, xuất phát từ mong muốn tri ân thầy cô cũng như ước nguyện lưu giữ lại những khoảnh khắc đẹp đẽ, đáng nhớ của tuổi học trò. Đây là chuỗi hoạt động được tổ chức hàng năm có quy mô lớn nhất do học sinh khối 10,11 thực hiện, dành tặng cho các tiền bối sắp ra trường. Made In 12 bao gồm các hoạt động chính như “Ngày xếp chữ”, “Ngày kỷ yếu”, “Ngày hội áo dài”, “Ngày hội thầy trò”, “Đêm tri ân và Trưởng thành”,… Ảnh: Made In 12: FM 16.19.
Trải qua 9 năm tổ chức, Made In 12 đã trở thành một phần không thể thiếu của các Amsers khi nhớ về thời trung học, là nơi cất giữ những gì đáng quý nhất, lắng đọng nhất của một thời học sinh hồn nhiên, tươi sáng cùng thầy cô và bè bạn. Cái tên Made In 12cũng đã góp phần khẳng định thương hiệu Amsers tích cực, không chỉ nổi bật và tự tin trong học tập mà còn rất năng động trong các phong trào, hoạt động ngoại khóa. Ảnh: Made In 12: FM 16.19.
Trạm Ký ức K48: Replay (THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) là chương trình chia tay khối lớp 12 dành cho học sinh Chuyên Ngữ được tổ chức hàng năm. Chủ đề chương trình được lấy cảm hứng từ nút Replay trong các trò chơi điện tử, ám chỉ có thể chơi lại lần nữa, mang đến cơ hội trở về những năm tháng cấp ba quý giá nhất. Ảnh: Media Trạm kí ức K48: Replay.
Chương trình Replay bao gồm chuỗi hoạt động dành cho khối 12 như “Chuyến đi toàn khối đến Đảo Ngọc Xanh”, “CNN’s Secret Show”, “Instagram Takeover”, “Kỷ yếu khối”, “Đêm Tri ân và Trưởng thành”,… So với một chương trình vào mùa chia tay thông thường, Trạm kí ức K48: Replay là một chiến dịch dài hơi nhằm đem lại không khí tươi trẻ trong những ngày cuối trước kỳ thi THPT quốc gia cho học sinh lớp 12. Ảnh: Media Trạm kí ức K48: Replay.
Video đang HOT
La Mémoire (THPT chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội): Bên cạnh những lễ hội chia tay đình đám của các trường cấp 3 thì Chuyên Sư Phạm lại “khoác” lên mình một dấu ấn riêng, rất đặc trưng bằng chuỗi hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình La Mémoire. Đây là năm thứ 8 sự kiện này được tổ chức, dựa trên sự kiện trước đó mang tên Dreamory và Hasta La Vista. Ảnh: La Mémoire.
Cũng giống như đa số chiến dịch mùa chia tay của các trường với tính chất “khóa trước tiếp lửa cho khóa sau”, La Mémoire là sự kiện “sạc” kỷ niệm do các hậu bối khóa dưới dành cho học sinh khối 12, mang nhiều giá trị về cả vật chất lẫn tinh thần, lưu giữ trong ký ức hình ảnh tốt đẹp về ngôi trường Chuyên Sư Phạm đã gắn bó một thời. Dự án bao gồm những tiền sự kiện và các ngày sự kiện nhỏ xuyên suốt toàn bộ chương trình như “Quay ngược thời gian”, “Ngày treo ảnh kỷ niệm”, “Ngày thả bóng”, “Kỷ yếu K50″,… Ảnh: La Mémoire.
Flashmob (THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM) là hoạt động nổi bật nhất của chương trình chia tay lớp 12 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, đồng thời là món quà các bạn học sinh cuối cấp tập luyện suốt 2 tháng để tặng cho thầy cô và các em khóa dưới trước khi ra trường. Ngoài nhảy Flashmob, các hoạt động ra trường còn có “Trại khi tôi 18″, “Ngày hội áo lớp”, “Tuần triển lãm”, “Đêm ra trường”,… Ảnh: Quỳnh Trang.
Đúng với câu slogan đã trở thành thương hiệu “Lê Hồng Phong – Luôn hạnh phúc”, đây là một trong những ngôi trường tổ chức rất nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm lưu dấu kỷ niệm cho học sinh trong những năm cấp 3. Ảnh: Đồng Khởi Lê Hồng Phong.
Dự án khối 12 (THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM) là một trong những hoạt động được mong chờ nhất trong năm, được tổ chức nhằm đánh dấu mốc cho năm học đầy quan trọng của học sinh trường “Trần Chuyên”. Ảnh: Dự án khối 12 THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.
Dự án được chuẩn bị và đầu tư kỹ lưỡng với những hoạt động đã trở thành truyền thống như “Vòng tròn yêu thương”, “Flashmob khối”, “Trại khi tôi 18″, “Chụp hình kỷ yếu”, “Thả bong bóng ước mơ”, “Hành lang kỷ niệm”,… Năm nay, dự án chia tay cuối cấp với chủ đề “Ngộ” đã tạo nên một cái kết thật trọn vẹn cho quãng đời cấp 3 của những học sinh “Trần Chuyên” khóa 2016-2019. Ảnh: Dự án khối 12 THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa.
Theo Zing
Siêu bảng điểm vào trường Ams: Lại lo chạy học bạ
Trong 933 em đủ điều kiện dự xét tuyển vòng 1 vào lớp 6 trường Ams, đa số đều đạt điểm 10 trong tất cả các môn suốt 5 năm.
Những bức ảnh chụp danh sách thí sinh được lọt vào vòng xét tuyển của trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam đang gây xôn xao khi đa số các học sinh đều có kết quả học tập tất cả các môn đều đạt điểm 10 từ lớp 1 đến lớp 5.
Năm nay, trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam chỉ tuyển 200 chỉ tiêu trong khi nhu cầu của phụ huynh, học sinh quá lớn nên Sở GD-ĐT Hà Nội đưa ra quy định "siết" từ vòng hồ sơ, trong đó điểm kiểm tra cuối năm các môn Toán, Tiếng Việt cả 5 năm tiểu học và điểm kiểm tra cuối năm lớp 4, lớp 5 các môn Khoa học, Địa lý, Lịch sử phải đạt mỗi môn 10 điểm, chỉ có duy nhất 1 môn 9 điểm. Nếu học sinh có 2 điểm 9 trong suốt 5 năm học cũng bị loại khỏi vòng sơ tuyển.
Khi lọt qua vòng sơ tuyển với học bạ "đẹp như mơ", thí sinh sẽ phải tham dự 3 bài kiểm tra đánh giá năng lực gồm Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh vào ngày 11/6 tới. Mỗi bài thi diễn ra trong thời gian 45 phút, tính theo thang điểm 10. Nhà trường sẽ tuyển từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu.
Bảng danh sách thí sinh dự tuyển Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam. Ảnh: Tiền phong
Nhiều phụ huynh chia sẻ: "Phụ huynh nên sớm chuẩn bị dần học bạ đẹp cho con"; "thiên tài nhiều như lá mùa thu", "mưa điểm 10"... Có phụ huynh cho rằng, nếu lấy tiêu chí học bạ để xét tuyển sẽ nảy sinh việc "chạy làm đẹp học bạ" trong những năm tới.
Những nghi ngại mà phụ huynh đặt ra khi nhìn bảng điểm của các thí sinh được lọt vào vòng xét tuyển của trường THPT Chuyên Hà Nội-Amsterdam đã được những người làm trong ngành giáo dục đặt ra trường này công bố điều kiện tuyển sinh vào lớp 6.
Các ý kiến đều cho rằng, việc đưa ra điều kiện xét tuyển thế nào là quyền của nhà trường nhưng các học sinh rất khó đạt được điều kiện này.
Thậm chí, theo GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trưởng Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn, trong trường hợp có những học sinh đáp ứng được điều kiện dự tuyển nói trên thì ông cũng tin rằng nhiều em trong đó chưa chắc đã thông minh. Nhiều khi học sinh đạt được điểm số cao là nhờ chuyên cần, học thuộc lòng.
Cho rằng ra điều kiện tuyển sinh như vậy chỉ làm khó cho học sinh, phụ huynh và các nhà chức trách phụ trách vấn đề đó, GS.TSKH Phạm Phố cũng tin rằng nó sẽ phần nào tạo nên tâm lý "chạy điểm" cho con em ngay từ cấp dưới để có được học bạ hoàn hảo. Bản thân các học sinh cũng bị hướng vào chuyện chạy theo điểm, chứ không phải vấn đề trí tuệ, phát triển toàn diện.
"Đó là một nguy cơ đào tạo không toàn diện, khiến cho các em phát triển trong tương lai rất khó, bởi khi chạy theo điểm số thì trí thông minh sẽ kém đi, các em chỉ cần học thuộc bài, trả bài đầy đủ để đạt điểm cao", GS Phố lo ngại.
Cùng chia sẻ quan điểm, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam nghi ngại việc đặt ra các điều kiện tuyển sinh ngặt nghèo về điểm số dễ khiến xảy ra hiện tượng gian lận khi phụ huynh học sinh có thể tiến hành "chạy điểm" cho con em ngay từ bậc tiểu học.
"Người muốn xin học cho con em có đủ mánh khóe để làm chuyện này", ông lưu ý.
Các vị chuyên gia bày tỏ, đòi hỏi học sinh vào trường chuyên điểm trung bình phải từ 9 trở lên đã là rất tốt, việc học tập ở phổ thông chưa thể nói lên điều gì, quan trọng nhất là giai đoạn học đại học.
Thực tế cho thấy, nhiều người học phổ thông không phải lúc nào cũng đạt điểm 9, 10 nhưng khi lên đại học họ lại phát triển rất tốt. Đó là nhờ trí thông minh, sự sáng tạo, nhìn xa của họ, không chú trọng học tủ, học thuộc lòng.
Minh Thái
Theo baodatviet
Dàn nữ sinh trường chuyên Amsterdam siêu sexy, đội mưa to nhảy máu lửa trong lễ trưởng thành Giữa cơn mưa nặng hạt, ngày hội chia tay học sinh khóa 16-19 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam vẫn diễn ra hết sức sôi động và máu lửa. Nhắc đến những ngôi trường phổ thông nức tiếng hiện đại tại Hà Nội, không ai không nghĩ tới hai trường chuyên là THPT Amsterdam. Có thể nói, trường Amsterdam hiện là...