Các lãnh đạo lâm thời của Mali được trả tự do
Ngày 27/5, hãng tin AFP (Pháp) dẫn nguồn tin từ các quan chức quân sự Mali cho biết Tổng thống Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouane của chính phủ lâm thời đã được trả tự do sau 3 ngày bị một nhóm binh sĩ bất mãn bắt giữ.
Tổng thống Mali Bah Ndaw (phía trước) tại lễ tuyên thệ nhậm chức ở Bamako ngày 25/9/2020. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Cụ thể, nguồn tin trên cho biết hai nhà lãnh đạo của Mali đã được trả tự do vào khoảng 1h30 sáng 27/5, giờ địa phương (8h30 giờ Việt Nam). Các thành viên trong gia đình của 2 nhà lãnh đạo này cũng đã xác nhận thông tin trên.
Trước đó, ngày 24/5, hai nhà lãnh đạo của chính phủ lâm thời Malia bị một nhóm binh sĩ bắt giữ. Các binh sĩ Mali bất mãn về việc cải tổ chính phủ đã bắt giữ và đưa tổng thống và thủ tướng chính phủ lâm thời đến một doanh trại quân đội ở ngoại ô thủ đô Bamako sau khi danh sách thành viên nội các mới được công bố. Ngày 26/5, hai vị lãnh đạo này đã tuyên bố từ chức trước các nhà trung gian hòa giải.
Vụ việc này đã làm dấy lên lo ngại về vụ đảo chính thứ hai tại Mali khi chính phủ lâm thời nước này đang trong quá trình kiện toàn nhân sự sau vụ binh biến hồi tháng 8/2020. Vụ binh biến khiến cựu Tổng thống Ibrahim Boubacar Keita bị lật đổ, đẩy Mali vào khủng hoảng chính trị.
Video đang HOT
Đến tháng 9/2020, ông Bah Ndaw, một đại tá nghỉ hưu, đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống lâm thời Mali, đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình chuyển tiếp dự kiến kéo dài 18 tháng. Tuy nhiên, tiến trình xây dựng bộ máy nhà nước Mali đứng trước nhiều thách thức do bất bình về vai trò chi phối của quân đội và các chương trình cải cách chậm được triển khai.
Ngoài ra, Mali cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn về an ninh, hậu cần, trong khi các phần tử thánh chiến không ngừng chống phá.
Quân đội Mali bắt Tổng thống và Thủ tướng
Binh sĩ Mali đưa Tổng thống và Thủ tướng lâm thời tới căn cứ quân sự bên ngoài thủ đô Bamako hôm 24/5, động thái bị cho là "bắt cóc".
Một quan chức tại văn phòng thủ tướng cho biết Tổng thống Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouane đều đã bị đưa đến doanh trại quân đội Kati gần thủ đô. Một quan chức cấp cao giấu tên của quân đội xác nhận thông tin trên.
Thủ tướng lâm thời Mali Moctar Ouane trước đó cho biết binh sĩ đã đưa ông đến văn phòng tổng thống dưới sự cưỡng bức.
Động thái này diễn ra sau thông báo cải tổ chính phủ ở quốc gia Tây Phi, trong đó hai sĩ quan quân đội tham gia cuộc đảo chính chống tổng thống đắc cử Ibrahim Boubacar Keita hồi tháng 8 năm ngoái bị thay thế.
Tổng thống lâm thời Mali Bah Ndaw dự một sự kiện ở thủ đô Bamako tháng 9/2020. Ảnh: AFP .
Việc bắt giam hai lãnh đạo làm dấy lên lo ngại về cuộc đảo chính thứ hai. Tổng thống Bah Ndaw và Thủ tướng Moctar Ouane đang lãnh đạo chính phủ lâm thời được thành lập sau cuộc khủng hoảng hồi tháng 8, song các lãnh đạo đảo chính và sĩ quan quân đội vẫn nắm giữ ảnh hưởng đáng kể đối với chính phủ, gây nghi ngờ về cam kết tổ chức bầu cử đầu năm tới.
Quân đội giữ các danh mục chiến lược mà họ kiểm soát thời chính quyền trước trong quá trình cải tổ. Nhưng hai lãnh đạo đảo chính, gồm cựu bộ trưởng quốc phòng Sadio Camara và cựu bộ trưởng an ninh Modibo Kone, đã bị thay thế.
Cuộc cải tổ cũng diễn ra vào thời điểm ngày càng nhiều thách thức chính trị ở thủ đô Bamako và áp lực buộc phải tuân theo thời hạn cho những cải cách đã cam kết. Tin đồn đảo chính xuất hiện ở Bamako từ tối qua, nhưng thành phố vẫn tương đối bình lặng.
Các cơ quan quốc tế lớn như Liên Hợp Quốc, Liên minh châu Âu (EU) và Liên minh châu Phi (AU) lên án hành động của quân đội Mali. Một tuyên bố chung của LHQ, AU, Cộng đồng Kinh tế các quốc gia Tây Phi (ECOWAS), EU, Mỹ và Anh yêu cầu trả "tự do ngay lập tức và vô điều kiện" cho các chính trị gia.
Các lãnh đạo EU hôm nay tiếp tục lên án cái mà họ gọi là "vụ bắt cóc" lãnh đạo dân sự của Mali.
"Những gì đã xảy ra rất nghiêm trọng và chúng tôi sẵn sàng xem xét các biện pháp cần thiết", chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel nói với các phóng viên sau hội nghị thượng đỉnh EU, thêm rằng các lãnh đạo EU ủng hộ kêu gọi của AU và ECOWAS về việc quay lại chính phủ chuyển tiếp do dân sự lãnh đạo.
Các sĩ quan quân đội trẻ đã lật đổ tổng thống đắc cử Keita ngày 18/8/2020 sau nhiều tuần biểu tình. Sau khi 15 quốc gia ECOWAS đe dọa áp lệnh trừng phạt, chính quyền quân sự đã trao quyền cho chính phủ lâm thời, cam kết cải cách hiến pháp và tổ chức các cuộc bầu cử theo giai đoạn trong vòng 18 tháng.
Bất ổn dồn nén khiến binh lính bắt Tổng thống, Thủ tướng Mali Mỹ, Pháp nín thở dõi theo đảo chính ở Mali
Đại tá Mali phế truất Tổng thống và Thủ tướng Đại tá Assimi Goita, người kiểm soát quân đội Mali, tuyên bố Tổng thống và Thủ tướng nước này đã bị cách chức, đồng thời nêu thời gian bầu cử. Đại tá Goita, sinh năm 1983, người đứng đầu chính quyền quân sự Mali sau cuộc đảo chính hồi tháng 8 năm ngoái, hôm nay đọc tuyên bố trên truyền hình nhà nước,...