Các kỹ năng sinh viên luật cần có khi ra trường
Theo các chuyên gia, sinh viên luật cần rất nhiều kỹ năng khi ra trường như kỹ năng viết, kỹ năng nói, nghe, hòa giải…
Hôm nay (18-11), trường Đại học Luật TP.HCM tổ chức hội thảo Chương trình môn học kỹ năng thực hành pháp luật.
Tham gia hội thảo có ông Phùng Văn Hải (Phó chánh án TAND TP.HCM), ông Nguyễn Huy Hoàng (Phó chánh án TAND quận Gò Vấp), ông Nguyễn Đức Phước (Chánh án TAND quận Bình Tân), ông Trần Hoài Phú (Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam) cùng một số luật sư, công chứng viên, kiểm sát viên, chấp hành viên.
Về phía Đại học Luật TP.HCM có PGS.TS Trần Hoàng Hải (Phó Hiệu trưởng), GS.TS Đỗ Văn Đại (phụ trách Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam), TS Nguyễn Xuân Quang (Trưởng khoa Luật Dân sự) cùng các thầy cô trong trường.
Chủ trì phiên góp ý gồm: TS. Nguyễn Xuân Quang (Trưởng Khoa Luật Dân sự), GS.TS Đỗ Văn Đại (phụ trách Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam), TS. Nguyễn Văn Tiến (Phó khoa Luật Dân sự) (từ trái qua phải). Ảnh: YC
Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS Hải cho rằng mong muốn của nhà trường là làm sao để tăng thêm hiểu biết, thêm kỹ năng để các em sinh viên luật khi ra trường có thể làm việc được. Trường không đào tạo nghề luật mà chỉ đào tạo kiến thức pháp luật, đào tạo nghề luật thuộc các cơ sở khác như Học viện Tòa án, Học viện Tư pháp…
Vì vậy, theo PGS.TS Hải bên cạnh việc trong các môn học sẽ có phần thực tiễn cần xây dựng một môn học đặc thù đó là môn học kỹ năng thực hành pháp luật.
Các kỹ năng cần thiết cho sinh viên Luật
Giới thiệu về chương trình môn học, TS Nguyễn Văn Tiến cho biết các chuyên đề dự kiến trong đề cương môn học kỹ năng thực hành pháp luật gồm 8 chuyên đề gồm: đạo đức nghề nghiệp trong thực hành pháp luật, kỹ năng nhận diện vấn đề pháp lý chung, kỹ năng phân tích luật viết, kỹ năng phân tích và bình luận bản án, kỹ năng thu thập tài liệu, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng đàm phán tranh luận, kỹ năng viết và trình bày vấn đề pháp lý.
Góp ý về các chuyên đề, ông Phùng Văn Hải (Phó chánh án TAND TP.HCM) và TS. Ninh Thị Hiền (Trưởng Văn phòng Công chứng Ninh Thị Hiền) cùng đề xuất cần có thêm chuyên đề về kỹ năng giao tiếp khi thực hành pháp luật. Đây là kỹ năng rất cần thiết trong hầu hết các ngành nghề. Ông Phùng Văn Hải còn cho rằng có thể cho các sinh viên luật tham dự các phiên tòa, đây cũng là cách rất hiệu quả để các sinh viên có thêm kiến thức thực tế.
Video đang HOT
Ông Phùng Văn Hải (Phó chánh án TAND TP.HCM) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: YC
Ông Sỹ Hồng Nam (Chánh văn phòng TAND TP.HCM) cho rằng cần có chuyên đề về kỹ năng áp dụng pháp luật. Bà Nguyễn Thị Hồng Vân (Cục THADS TP.HCM) thì cho rằng cần có kỹ năng giải thích và thuyết phục. Bên cạnh đó, theo bà Vân kỹ năng nghe cũng rất quan trọng. Nghe chính xác, nghe thì mới áp dụng trúng với trường hợp cụ thể. Bà ví dụ cùng một nội dung tòa tuyên về án phí nhưng nếu đương sự là người nước ngoài thì sẽ thi hành khác với đương sự là người Việt Nam.
Ông Trần Hoài Phú (Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam) tại hội thảo. Ảnh: YC
Tại hội thảo, ông Trần Hoài Phú (Phó Cục trưởng Cục Công tác phía Nam) cho rằng nên định hướng tính chất công việc cụ thể của từng nghề, sở trường của mỗi người… rồi mới thi tuyển vào nghề đó. Ông Phú đơn cử như nghề của chấp hành viên được ví như “cục xương khó gặm”. Chấp hành viên phải làm rất nhiều công việc rất khó như bắt con từ người A giao cho người B, lấy “của” của người này giao cho người kia hay việc liên quan đến danh dự, nhân phẩm như phải tổ chức xin lỗi công khai…. Điều đó cho thấy để làm những công việc này đòi hỏi người làm nghề chấp hành viên phải bản lĩnh mới làm được.
Quanh cảnh hội thảo. Ảnh: YC
Bà Minh Anh (chấp hành viên) cho rằng cần chú trọng kỹ năng hòa giải, đây là một kỹ năng rất quan trọng mà sinh viên Luật cần có. Bà cho rằng cả thẩm phán, người làm công tác pháp chế hay quản lý nhân sự…đều cần có kỹ năng hòa giải.
Ông Nguyễn Đức Phước (Chánh án TAND quận Bình Tân) góp ý tại hội thảo. Ảnh: YC
Tại hội thảo, ông Nguyễn Đức Phước (Chánh án TAND quận Bình Tân) cho rằng chương trình môn học này rất hay và rất cần thiết cho các sinh viên Luật. Nhiều sinh viên luật khi ra trường thường phỏng vấn “rớt lên rớt xuống” vì thiếu kỹ năng. Trong các chuyên đề, ông Phước rất ủng hộ chuyên đề kỹ năng phân tích và bình luận bản án. Ông cho rằng kỹ năng này rất quan trọng. Để đọc và phân tích được bản án hay một quyết định của cơ quan nhà nước không hề đơn giản, cần có sự thông tuệ về kiến thức…
Kết luận, GS.TS Đỗ Văn Đại cho rằng hội thảo đã góp ý cho các chuyên đề, định hình nội dung giảng dạy, ông rất cảm ơn các chuyên gia đã đến tham gia.
Sinh viên ngành ngân hàng ra trường phải có đủ kỹ năng cứng và kỹ năng mềm
Đó là phát biểu của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh tại buổi lễ khai giảng năm học mới do Đại học Ngân hàng Tp.HCM tổ chức ngày 24/10.
Theo PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM cho biết, năm học 2022 -2023 nhà trường đã tuyển sinh đạt chỉ tiêu được giao với số lượng là : 3.880 sinh viên chính qui hệ chất lượng cao, sinh viên chính quy hệ đại trà, sinh viên đại học chính qui quốc tế cấp song bằng, sinh viên đại học chính qui quốc tế do đối tác cấp bằng.
Ngoài ra, để thích ứng với điều kiện mới, nhà trường đã chủ động xây dựng đề án về tự chủ tài chính và đang trình Ngân hàng Nhà nước phê duyệt để triển khai thực hiện trong thời gian tới.
Thời gian qua, trường đã tổ chức thành công nhiều hội nghị khoa học quốc tế và quốc gia, với sự tham dự của nhiều nhà khoa học hàng đầu khu vực và trên thế giới, đầu tư nguồn lực ưu tiên cho việc phát triển chương trình đào tạo chất lượng cao.
PGS.TS Nguyễn Đức Trung, Phó Hiệu trưởng phụ trách nhà trường đọc diễn văn khai giảng.
Tại buổi lễ khai giảng, mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á đã trao chứng nhận kiểm định chất lượng cho 4 chương trình đào tạo của trường, gồm chương trình thạc sĩ tài chính ngân hàng, cử nhân kinh tế quốc tế, cử nhân kế toán kiểm toán, chương trình cử nhân quản trị kinh doanh.
Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, NGƯT.PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã biểu dương và đánh giá cao những thành tích của tập thể lãnh đạo, các cán bộ, giảng viên, người lao động và sinh viên nhà trường đã đạt được trong năm học vừa qua.
Đồng thời, bày tỏ sự tin tưởng, với truyền thống xây dựng và trưởng thành cùng với sự quyết tâm, nỗ lực, đồng lòng, thầy và trò nhà trường sẽ vững vàng, tự tin bước vào năm học mới với nhiều thành công hơn nữa.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải biểu chỉ đạo tại lễ khai giảng.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: "Trước tiên cần khẳng định rằng, các em sinh viên có thể tự hào khi được học tập rèn luyện tại trường Đại học Ngân hàng Tp.HCM, một cơ sở giáo dục đào tạo bậc đại học có bề dày truyền thống, có uy tín, chất lượng đã được khẳng định bởi các nhà tuyển dụng và xã hội. Đây là thành công ban đầu, rất quan trọng và rất đáng khích lệ đối với các em.
Các em đều biết rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra rất nhanh và ảnh hưởng trên nhiều phương diện đời sống kinh tế xã hội, ngành ngân hàng là một trong những ngành đi đầu. Để phát triển thành công trong cuộc cách mạng công nghiệp, trình độ nhân lực là yếu tố then chốt, khâu đột phá... Do đó đòi hỏi sinh viên phải có kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần thiết khi ra trường, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của ngành, xã hội, bắt nhịp được với những thay đổi rất nhanh của thực tiễn, sinh viên giỏi có thể làm chủ dẫn dắt sự thay đổi cần thiết theo hướng tích cực".
"Với các em chặng đường phía trước còn dài, với môi trường học tập mới, phương pháp giảng dạy mới, với tri thức mới đòi hỏi các em không ngừng nỗ lực, bền bỉ học tập nghiên cứu và rèn luyện. Các em cần hiểu rõ vai trò sứ mệnh, cũng như mục tiêu phát triển ngành ngân hàng, các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng cần hoàn thành trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua đó các em trau dồi cho mình một ý chí, tâm thế vững vàng, hăng say học tập, nghiên cứu, không ngừng trau dồi tư duy phương pháp học tập tiên tiến, rèn luyện hành vi thái độ văn hóa ứng xử, năng động văn minh làm nên những thành công cho các em sau này", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Kim Anh chia sẻ thêm.
Đại diện các khoa nhận chứng chỉ kiểm định chất từ Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm mà trường cần thực hiện thời gian tới là: Chủ động quy hoạch các cán bộ có có năng lực, kiện toàn cơ cấu tổ chức của trường đúng về thành phần, đủ về số lượng, đảm bảo đúng quy định Pháp luật...Khẩn trương cập nhật, hoàn thiện đề án tự chủ đại học và tự chủ tài chính. Hoàn thành công tác kiểm định đối với cơ sở Giáo dục đại học giai đoạn 2022-2027 theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT đề ra.
Tiếp tục bồi dưỡng đào tạo giảng viên nghiên cứu viên nâng cao trình độ năng lực cho nghiên cứu viên, giảng viên cũng như đội ngũ quản lý. Bên cạnh công bố nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế nên quan tâm đúng mức đến các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
Sinh viên nhận học bổng từ các ngân hàng thương mại.
Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị vụ, cục, ngân hàng để nắm bắt, xây dựng các đề tài thực tiễn, mang đến những sản phẩm nghiên cứu tư vấn hữu ích cho ngành ngân hàng cùng các chuyên ngành liên quan. Tăng cường công tác chuyển đổi số, nghiên cứu xây dựng hiệu quả kế hoạch chuyển đổi số đến 2025 định hướng đến 2030. Đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động nền tảng cho tiến trình chuyển đổi số của xã hội Việt Nam.
95% sinh viên Trường Đại học Văn Hiến ra trường có việc làm Ngày 17-11, Trường Đại học Văn Hiến trao bằng tốt nghiệp cho 107 thạc sĩ, 2.383 cử nhân và kỹ sư. Đây là tễ tốt nghiệp được tổ chức sau 2 năm gián đoạn do tình hình dịch bệnh Covid-19. Trong số 2.383 tân khoa, có 38 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, 409 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, 1.591 sinh...