Các kiểu ăn thú vị giúp chống rụng tóc, mụn trứng cá
Các nhà khoa học Tây Ban Nha đã xem xét cụ thể tác động của các kiểu ăn khác nhau lên sức khỏe da và tóc.
Một nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí y học Nutrients, thực hiện bởi các tác giả từ Đại học Giáo dục từ xa quốc gia và Đại học Málaga (Tây Ban Nha) cho thấy một số kiểu ăn có thể là liều thuố.c tự nhiên hiệu quả cho các vấn đề về da và tóc.
Một kiểu ăn phù hợp có thể giúp bạn chống lại các vấn đề về da và tóc – Minh họa AI: ANH THƯ
Ba tình trạng gây phiền toái cho nhiều người là rụng tóc, mụn trứng cá và viêm da đã được đem ra xem xét.
Nhìn chung, một chế độ ăn giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật, kết hợp với việc sử dụng men vi sinh sẽ giúp cải thiện sức khỏe da và tóc nói chung, thông qua yếu tố trung gian là hệ vi sinh vật đường ruột (GM)
Theo các tác giả, GM hỗ trợ bảo vệ chúng ta khỏi sự xâm nhập các mầm bệnh, lành thương, biệt hóa các tế bào gốc nang lông…
Mụn trứng cá được đặc trưng bởi tình trạng tăng sừng hóa nang lông, sản xuất bã nhờn quá mức và tình trạng viêm, thường đi kèm với sự suy giảm tính đa dạng của GM.
Trong khi đó, cả rụng tóc và loạn khuẩn đường ruột liên quan đến cùng một số gene gây ra các chuỗi phản ứng bất lợi trong cơ thể.
Các quan sát cũng cho thấy bệnh nhân viêm da dị ứng có tình trạng phá vỡ hàng rào ruột và loạn khuẩn đường ruột, cùng với sự suy giảm một số yếu tố chung.
Các nhà khoa học đã xem xét cụ thể tác động từ một số kiểu ăn có thể ảnh hưởng tới da và tóc của bạn theo các con đường trên.
Đầu tiên, một chế độ ăn trong đó sữa nguyên chất được tiêu thụ quá nhiều có thể khiến người bị mụn trứng cá khổ sở thêm, vì là loại thực phẩm giàu chất béo và cũng làm tăng đường huyết.
Video đang HOT
Chế độ ăn chay phát huy khả năng giảm rụng tóc ở một số người, nhưng có thể là con dao hai lưỡi.
Nếu bạn chỉ ăn chay đơn thuần, hoặc thiết kế bữa ăn không cẩn thận khiến cơ thể thiếu kẽm, sắt, niacin và biotin – vốn có nhiều trong thực phẩm động vật hơn – thì bạn sẽ bị rụng tóc nặng hơn, dù tác hại ít nghiêm trọng hơn chế độ ăn kiểu phương Tây.
Chế độ ăn kiểu phương Tây là kiểu ăn chứa nhiều chất béo, đường, thịt đỏ và nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
Chế độ ăn dựa trên thực vật, tức vẫn ăn mặn nhưng tiêu thụ nhiều thực vật hơn, được coi là một phương pháp điều trị thay thế cho việc kiểm soát viêm da dị ứng.
Kiểu ăn này cung cấp nhiều chất xơ, ít béo và thường đa dạng flavonoid từ trái cây.
Đem lại nhiều lợi ích nhất có lẽ là chế độ ăn Địa Trung Hải. Kiểu ăn vừa làm giảm các triệu chứng mụn trứng cá nhờ giày lycopene, vừa có thể xem như một liệu pháp kích thích mọc tóc tự nhiên.
Kiểu ăn Địa Trung Hải ưu tiên nguồn đạm từ cá, thịt trắng, đậu và hạt; giàu rau củ, trái cây; dùng ngũ cốc nguyên cám và dầu thực vật lành mạnh như dầu ô liu.
Tác dụng của củ nghệ với một số bệnh ngoài da thường gặp
Củ nghệ là một loại gia vị không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích với làn da...
Củ nghệ là nguồn cung cấp curcumin, một polyphenol có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, tốt cho các tình trạng viêm, hội chứng chuyển hóa, đau và các tình trạng thoái hóa mắt. Vậy củ nghệ có lợi ích gì đối với làn da?
1.Lợi ích của củ nghệ với làn da
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng củ nghệ và curcumin có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe đối với một số bệnh về da:
1.1. Mụn trứng cá
Curcumin là một phương pháp điều trị thay thế tiềm năng cho mụn trứng cá, một tình trạng da xảy ra khi nang lông bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào da chế.t.
Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổ.i, nhưng phổ biến hơn ở thanh thiếu niên và người trẻ tuổ.i. Các nghiên cứu trên mô hình chuột về mụn trứng cá cho thấy hoạt động kháng khuẩn được cải thiện sau khi điều trị bằng gel chứa curcumin và axit lauric.
1.2. Viêm da dị ứng
Viêm da dị ứng thường bắt đầu ở thời thơ ấu và thường biến mất khi đến tuổ.i vị thành niên. Tuy nhiên, một số người có thể bị bệnh này muộn hơn ở tuổ.i trưởng thành với các triệu chứng bao gồm da khô, ngứa và phát ban đỏ có thể xuất hiện trên da đầu, mặt, tay và chân. Ở các nước châu Á, việc sử dụng curcumin để điều trị bệnh chàm là một phương pháp phổ biến.
Một nghiên cứu sử dụng kem chiết xuất thảo dược có chứa curcumin cho thấy làm giảm nhiều triệu chứng của bệnh chàm. Mặc dù kết quả của nghiên cứu này rất khả quan, nhưng cần có nhiều thử nghiệm lâm sàng hơn để xác định hiệu quả của nghệ trong điều trị viêm da dị ứng.
Nghệ là một loại gia vị không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có nhiều lợi ích với làn da...
1.3. Quầng thâm dưới mắt
Ngoài việc giúp điều trị các tình trạng da như mụn trứng cá, nghệ còn được sử dụng như một chất làm sáng da, đặc biệt là vùng dưới mắt.
Gel curcumin cũng được báo cáo là có thể cải thiện tình trạng thay đổi sắc tố do da bị tổn thương do ánh sáng (do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời).
1.4. Bệnh ghẻ
Ghẻ là một loại bệnh nhiễ.m trùn.g ngoài da, do sự xâm nhập của loài ve Sarcoptes scabiei trên da, với các triệu chứng bao gồm phát ban và ngứa dữ dội. Hai loại thuố.c thường được sử dụng nhất để điều trị ghẻ là kem permethrin và thuố.c ivermectin uống.
Tuy nhiên, một số tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn như dầu cây trà, đinh hương, dầu neem và nghệ cũng đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ sống sót của loài ve này.
Curcumin giúp chữa lành vết thương bao gồm cả việc ngăn ngừa bệnh vẩy nến.
1.5. Bệnh vẩy nến
Bệnh vẩy nến là một rối loạn tự miễn dịch trên da, tạo ra các mảng da có vảy có thể gây ngứa. Trong một nghiên cứu trên động vật, một công thức dạng gel chứa 1% curcumin đã cải thiện tình trạng viêm giống bệnh vẩy nến.
Các nghiên cứu khác cũng chỉ ra những lợi ích của curcumin, bao gồm cả việc ngăn ngừa bệnh vẩy nến. Nghiên cứu trên chuột cho thấy, curcumin làm chậm quá trình hoạt hóa các kênh kali trong tế bào T, đóng vai trò trong giai đoạn đầu của bệnh vẩy nến.
Curcumin giúp chữa lành vết thương bằng cách làm giảm phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với vết thương ngoài da, như tình trạng viêm và oxy hóa. Việc sử dụng curcumin tại chỗ góp phần tạo hạt, hình thành mô mới, lắng đọng collagen (tăng cường sức mạnh của vết thương), tái tạo mô (phục hồi các đặc điểm của mô) và co vết thương (giảm kích thước của vết thương).
2. Cách sử dụng nghệ
Nghệ có nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
- Dạng tinh dầu có thể thêm vào kem, gel, mặt nạ dưỡng da và dầu gội cùng với các thành phần tự nhiên khác như dầu dừa và tinh chất hoa.
- Nghệ có thể trộn thành dạng sệt và bôi lên vết thương, có thể được sử dụng trong trà (nghệ là thành phần phổ biến trong trà chai) và các chất bổ sung để cải thiện một số tình trạng như đau khớp, rối loạn tiêu hóa.
- Có một số loại kem giảm đau tại chỗ có chứa nghệ và các thành phần khác như menthol, long não và methyl salicylate. Những loại này có thể được mua không cần đơn thuố.c.
- Chiết xuất bột nghệ phối hợp với các thành phần thảo dược khác có trong các chất bổ sung chế độ ăn uống dưới dạng viên nang.
Trước khi quyết định sử dụng bất kỳ loại chất bổ sung chế độ ăn uống nào, nhất là khi bạn đang dùng các thuố.c theo đơn, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem việc sử dụng nghệ có an toàn cho bạn hay không, vì nghệ có thể tương tác với các thuố.c điều trị khi dùng cùng nhau.
Ai đang điều trị cường giáp cần lưu ý những điều này khi dùng thuố.c Cường giáp là một nhóm bệnh do tình trạng tăng tiết quá mức hormone tuyến giáp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức... Điều trị bằng thuố.c là lựa chọn đầu tiên mang lại hiệu quả cao và ít tác dụng phụ. Nguyên nhân gây bệnh cường giáp Có khoảng...