Các khối A, B, C, D và khối năng khiếu gồm những môn nào?
Các thí sinh thi tốt nghiệp THPT 2020 cần biết các khối thi cơ bản A, B, C, D và các khối thi năng khiếu gồm những môn nào để xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng phù hợp nguyện vọng bản thân.
Về cơ bản các khối thi THPT, xét tuyển Đại học, Cao đẳng 2020 gồm 4 khối cơ bản A, B, C, D (trong đó mở rộng ra các khối con) và các khối thi năng khiếu như: H, M, N, T, V, R, S, K.
Khối A: Toán, Vật lí và Hóa học
Khối B: Toán, Sinh học và Hóa học
Khối C: Địa lý, Lịch sử và Ngữ văn
Khối D: Toán, Ngoại ngữ và Ngữ văn
Khối N: Văn , Kiến thức Âm nhạc
Khối H: Văn , Hội Họa , Bố cục
Khối M: Văn , Toán , Đọc kể diễn cảm và hát
Khối T: Toán , Sinh Học , Năng khiếu TDTT
Khối V: Toán , Vật lí , Vẽ mỹ thuật
Khối S: Văn, 2 môn năng khiếu điện ảnh
Khối R: Văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí
Khối K: Toán, Tiếng Anh, Tin học.
Lựa chọn khối thi rất quan trọng với thí sinh (Ảnh minh họa)
Danh sách các khối thi với những môn cụ thể
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách 190 tổ hợp môn dành cho các khối thi bao gồm cả các tổ hợp năng khiếu. Dưới đây danh sách tất cả các khối thi bao gồm tổ hợp xét tuyển trong mùa tuyển sinh đại học 2020:
Khối A:
Các trường tuyển sinh khối A nổi tiếng như: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân,…
Khối A không chỉ dừng lại ở 3 môn truyền thống là Toán, Lý, Hóa. Hiện nay khối A còn có thêm nhiều khối khác nhờ vào các tổ hợp xét tuyển đa dạng khác nhau dưới đây:
A00: Toán , Lý, Hóa
A01: Toán, Vật lý, Tiếng Anh
A02: Toán, Vật lý, Sinh học
A03: Toán, Vật lý, Lịch sử
A04: Toán, Vật lý, Địa lý
A05: Toán, Hóa học, Lịch sử
A06: Toán, Hóa học, Địa lý
A07: Toán, Lịch sử, Địa lý
A08: Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân
A09: Toán, Địa lý, Giáo dục công dân
A10: Toán, Lý, Giáo dục công dân
A11: Toán, Hóa, Giáo dục công dân
A12: Toán, Khoa học tự nhiên, KH xã hội
A14: Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lý
A15: Toán, KH tự nhiên, Giáo dục công dân
A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
A17: Toán, Vật lý, Khoa học xã hội
A18: Toán, Hoá học, Khoa học xã hội
Khối B:
Khối B này tập trung chủ yếu vào các ngành học về những ngành liên quan đến Y Dược khoa học – môi trường, nông – lâm nghiệp.
Các trường xét tuyển khối B hàng đầu như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y Dược TPHCM, Học viện Y Dược Cổ truyền Việt Nam, Đại học Dược Hà Nội, Học viện Quân Y, Đại học Y Thái Bình, Đại học Y Hải Phòng, hoặc tại các trường Cao đẳng Y: Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp Việt Nam…
B00: Toán, Hóa, Sinh
B01: Toán, Sinh học, Lịch sử
B02: Toán, Sinh học, Địa lí
B03: Toán, Sinh học, Ngữ văn
B04: Toán, Sinh học, Giáo dục công dân
B05: Toán, Sinh học, Khoa học xã hội
B08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
Khối C:
Các trường tuyển sinh khối C nổi tiếng như: Đại học Kiểm sát, Học viên An ninh nhân dân, Học viện Báo chí tuyên truyền, Đại học KH Xã hội và Nhân văn, Đại học Luật, Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Tòa án, Trường Sĩ Quan Chính Trị – Đại Học Chính Trị,…
C00: Văn, Sử, Địa
C01: Ngữ văn, Toán, Vật lý
C02: Ngữ văn, Toán, Hóa học
C03: Ngữ văn, Toán, Lịch sử
C04: Ngữ văn, Toán, Địa lý
C05: Ngữ văn, Vật lý, Hóa học
C06: Ngữ văn, Vật lý, Sinh học
C07: Ngữ văn, Vật lý, Lịch sử
C08: Ngữ văn, Hóa học, Sinh
C09: Ngữ văn, Vật lý, Địa lý
C10: Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử
C12: Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử
C13: Ngữ văn, Sinh học, Địa
Video đang HOT
C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
C15: Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội
C16: Ngữ văn, Vật lý, Giáo dục công dân
C17: Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục công dân
C19 Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
Khối D:
Các trường tuyển sinh khối D nổi tiếng là Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Luật tp Hồ Chí Minh, Đại học Hà Nội, Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương…
D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga
D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
D05: Ngữ văn, Toán, Tiếng Đức
D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật
D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh
D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
D09: Toán, Lịch sử, Tiếng Anh
D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh
D11: Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Anh
D12: Ngữ văn, Hóa học, Tiếng Anh
D13: Ngữ văn, Sinh học, Tiếng Anh
D14: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh
D15: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh
D16: Toán, Địa lý, Tiếng Đức
D17: Toán, Địa lý, Tiếng Nga
D18: Toán, Địa lý, Tiếng Nhật
D19: Toán, Địa lý, Tiếng Pháp
D20: Toán, Địa lý, Tiếng Trung
D21: Toán, Hóa học, Tiếng Đức
D22: Toán, Hóa học, Tiếng Nga
D23: Toán, Hóa học, Tiếng Nhật
D24: Toán, Hóa học, Tiếng Pháp
D25: Toán, Hóa học, Tiếng Trung
D26: Toán, Vật lý, Tiếng Đức
D27: Toán, Vật lý, Tiếng Nga
D28: Toán, Vật lý, Tiếng Nhật
D29: Toán, Vật lý, Tiếng Pháp
D30: Toán, Vật lý, Tiếng Trung
D31: Toán, Sinh học, Tiếng Đức
D32: Toán, Sinh học, Tiếng Nga
D33: Toán, Sinh học, Tiếng Nhật
D34: Toán, Sinh học, Tiếng Pháp
D35: Toán, Sinh học, Tiếng Trung
D41: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Đức
D42: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nga
D43: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Nhật
D44: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Pháp
D45: Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Trung
D52: Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Nga
D54: Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Pháp
D55: Ngữ văn, Vật lý, Tiếng Trung
D61: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Đức
D62: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nga
D63: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Nhật
D64: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Pháp
D65: Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Trung
D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
D68: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
D69: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
D70: Ngữ Văn, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
D72: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
D73: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức
D74: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga
D75 Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật
D76: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp
D77: Ngữ văn, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung
D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
D79: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
D80: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
D81: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Nhật
D82: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
D83: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Trung
D84: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
D85: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Đức
D86: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nga
D87: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Pháp
D88: Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Nhật
D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
D91: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Pháp
D92: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Đức
D93: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nga
D94: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Nhật
D95: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Trung
D96: Toán, Khoa học xã hội, Anh
D97: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Pháp
D98: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Đức
D99: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Nga
Ảnh minh họa
Khối M:
Khối M được biết đến là khối tuyển sinh vào những ngành như giáo viên thanh nhạc, các ngành truyền hình, các ngành như giáo viên mầm mon, giáo viên điện ảnh truyền hình tại các trường như: Đại học Sân khấu Điện ảnh, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương…
M00: Ngữ văn, Toán, Đọc diễn cảm, Hát
M01: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu
M02: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
M03: Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
M04: Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát Múa
M09: Toán, NK Mầm non 1( kể chuyện, đọc, diễn cảm), NK Mầm non 2 (Hát)
M10: Toán, Tiếng Anh, NK1
M11: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
M13: Toán, Sinh học, Năng khiếu
M14: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Toán
M15: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Tiếng Anh
M16: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Vật lý
M17: Ngữ văn, Năng khiếu báo chí, Lịch sử
M18: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Toán
M19: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Tiếng Anh
M20: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Vật lý
M21: Ngữ văn, Năng khiếu Ảnh báo chí, Lịch sử
M22: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán
M23: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Tiếng Anh
M24: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Vật lý
M25: Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Lịch sử
Khối N:
Khối N là khối tuyển sinh các thí sinh có năng khiếu âm nhạc để xét tuyển vào những trường hàng đầu như: Đại học Sân khấu Điện ảnh, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương,…
N00: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
N01: Ngữ văn, xướng âm, biểu diễn nghệ thuật
N02: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
N03: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
N04: Ngữ Văn, Năng khiếu thuyết trình, Năng khiếu
N05: Ngữ Văn, Xây dựng kịch bản sự kiện, Năng khiếu
N06: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
N07: Ngữ văn, Ghi âm- xướng âm, chuyên môn
N08: Ngữ văn , Hòa thanh, Phát triển chủ đề và phổ thơ
N09: Ngữ văn, Hòa thanh, Bốc thăm đề- chỉ huy tại chỗ
Khối H:
Khối H là khối thi dành riêng cho các bạn thí sinh có đam mê về vẽ, mĩ thuật, hội họa, có tính sáng tạo.
Các trường có khối H nổi tiếng là Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế,…
H00: Ngữ văn, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 1, Năng khiếu vẽ Nghệ thuật 2
H01: Toán, Ngữ văn, Vẽ
H02: Toán, Vẽ Hình họa mỹ thuật, Vẽ trang trí màu
H03: Toán, Khoa học tự nhiên, Vẽ Năng khiếu
H04: Toán, Tiếng Anh, Vẽ Năng khiếu
H05: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Vẽ Năng khiếu
H06: Ngữ văn, Tiếng Anh,Vẽ mỹ thuật
H07: Toán, Hình họa, Trang trí
H08: Ngữ văn, Lịch sử, Vẽ mỹ thuật
Khối K:
Đây là khối thiên về kỹ thuật như kỹ thuật điện tử, cơ khí, đồ họa, công nghệ thông tin, là khối liên thông đại học cho những thí sinh đã tốt nghiệp vào cao đẳng hay trung cấp chuyên nghiệp.
Khối K gồm môn thi Toán, Lý và môn chuyên ngành đã học ở hệ cao đẳng, trung cấp.
Thí sinh học khối K ở các trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. HCM, Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định.
Khối K không có các khối con, thường được các trường kỹ thuật tuyển sinh với 3 môn Toán, Tiếng Anh, Tin học.
Khối R và khối S:
Đây là 2 khối xét tuyển thí sinh dựa trên các năng khiếu để vào các chuyên ngành đó là nghệ thuật và báo chí.
Các trường tuyển sinh khối S là Đại học sân khấu điện ảnh, Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương, Đại học văn hóa nghệ thuật quân đội,…
Các trường tuyển sinh khối R nổi tiếng là Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương, Đại học Văn hóa TP Hồ Chí Minh,…
R00: Ngữ văn, Lịch sử, Năng khiếu báo chí
R01: Ngữ văn, Địa lý, Năng khiếu Biểu diễn nghệ thuật
R02: Ngữ văn, Toán, Năng khiếu Biểu diễn nghệ thuật
R03: Ngữ văn, tiếng Anh, Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật
R04: Ngữ văn, Năng khiếu biểu diễn nghệ thuật, Năng khiếu kiến thức văn hóa -xã hội – nghệ thuật
R05: Ngữ văn, tiếng Anh, Năng khiếu kiến thức truyền thông
S00: Ngữ văn, Năng khiếu SKĐA 1, Năng khiếu SKĐA 2
S01: Toán, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2
Khối V:
Khối V bao gồm những tổ hợp xét tuyển cho những ai yêu thích mỹ thuật, có năng khiếu kiến trúc.
Các trường tuyển sinh khối V nổi tiếng là Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng, Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh,…
V00: Toán, Vật lí, Vẽ Hình họa mỹ thuật
V01: Toán, Ngữ văn, Vẽ Hình họa mỹ thuật
V02: VẼ MT, Toán, Tiếng Anh
V03: VẼ MT, Toán, Hóa
V05: Ngữ văn, Vật lí, Vẽ mỹ thuật
V06: Toán, Địa lí, Vẽ mỹ thuật
V07: Toán, tiếng Đức, Vẽ mỹ thuật
V08: Toán, tiếng Nga, Vẽ mỹ thuật
V09: Toán, tiếng Nhật, Vẽ mỹ thuật
V10: Toán, tiếng Pháp, Vẽ mỹ thuật
V11: Toán, tiếng Trung, Vẽ mỹ thuật.
Khối T:
Khối T dành cho những bạn trẻ yêu thích thể thao và có niềm đam mê trở thành vận động viên thể thao trong tương lai.
Các trường tuyển sinh khối T nổi tiếng là Đại học sư phạm Hà Nội, Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm thể dục thể thao TP Hồ Chí Minh,…
T00: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT
T01: Toán, Ngữ văn, Năng khiếu TDTT
T02: Ngữ văn, Sinh, Năng khiếu TDTT
T03: Ngữ văn, Địa, Năng khiếu TDTT
T04: Toán, Lý, Năng khiếu TDTT
T05: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Năng khiếu
Đón làn sóng du học sinh về nước
Nhiều trường đại học bổ sung các chương trình liên kết, du học bán phần hoặc mở rộng mạng lưới đối tác để giúp du học sinh không dang dở giấc mơ du học.
Đầu tháng 7, Đại học Công nghệ Swinburne Việt Nam (liên kết giữa Đại học FPT và Đại học Công nghệ Swinburne, Australia) nhận hơn 500 hồ sơ, trong khi chỉ tiêu năm nay là 350 và đến ngày 30/8 mới hết hạn đăng ký. Hiện trường đã phỏng vấn 525 em, tuyển được 200.
Bên cạnh nhóm học sinh lỡ du học do Covdi-19, trường nhận được đề nghị tư vấn của nhiều phụ huynh, du học sinh về Việt Nam tránh dịch và có nguy cơ phải bảo lưu kết quả học tập. Hai chủ đề được quan tâm là học chuyển tiếp từ Swinburne sang các trường nước ngoài như thế nào và trường có thể cung cấp chất lượng đào tạo quốc tế hay không.
TS Hoàng Việt Hà, Hiệu trưởng Đại học Công nghệ Swinburne Việt Nam, đánh giá so với năm ngoái, mức độ quan tâm của học sinh và phụ huynh cao hơn hẳn. Những tháng gần đây, mỗi ngày trường nhận hàng chục cuộc điện thoại xin tư vấn, hỏi cách thức nộp hồ sơ.
Ông Hà lý giải, hiện toàn bộ chương trình đào tạo tại trường được giảng dạy bằng tiếng Anh, có thể học chuyển tiếp ở nước ngoài. Trường cũng có thể tiếp nhận du học sinh về Việt Nam tránh dịch, hỗ trợ chuyển điểm môn tương đương để các em không phải học lại từ đầu. "Nếu muốn học chuyển tiếp từ Swinburne Việt Nam sang các trường trong cùng hệ thống, sinh viên thậm chí không cần thay đổi địa chỉ email", ông Hà khẳng định về sự thuận tiện của mô hình học chuyển tiếp.
Cho rằng tìm kiếm chương trình chuyển tiếp tại Việt Nam là cách dễ dàng và tiết kiệm nhất cho du học sinh tại thời điểm này, ông Hà phân tích chi phí du học một năm khoảng 600-700 triệu đồng, học chuyển tiếp chỉ 150 triệu "nhưng chất lượng đào tạo vẫn được đảm bảo". Đại học Công nghệ Swinburne Việt Nam dự định tìm kiếm thêm nhiều trường đối tác tại châu Âu và Mỹ để rút ngắn thời gian làm thủ tục chuyển tiếp, giúp học sinh không bị gián đoạn học tập.
Sinh viên Đại học Công nghệ Swinburne Việt Nam tham dự khóa học công dân toàn cầu vào cuối tháng 6. Ảnh: Little Australia
Các đại học công lập cũng tham gia hỗ trợ du học sinh bằng cách bổ sung chương trình liên kết. Đại học Kinh tế TP HCM triển khai hai chương trình chuyển tiếp, phù hợp cho du học sinh lỡ du học hoặc về Việt Nam tránh dịch.
Tại Viện Đào tạo quốc tế, Đại học Kinh tế TP HCM, chương trình cử nhân Kinh doanh Western Sydney hỗ trợ sinh viên học toàn thời gian tại Việt Nam theo giáo trình của Australia và được Đại học Western Sydney cấp bằng. Viện cũng có chương trình cử nhân tài năng dành cho học sinh giỏi để thu hút thêm nhóm sinh viên tinh hoa. Ngoài ra, Đại học Kinh tế TP HCM cũng triển khai chương trình liên kết với Đại học Victoria của New Zealand, cho phép sinh viên học 1,5 năm tại Việt Nam, 1,5 năm tại New Zealand và lấy bằng quốc tế.
PGS Trần Hà Minh Quân, Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế, Đại học Kinh tế TP HCM, đánh giá các chương trình này đều phù hợp cho cả sinh viên lỡ du học năm nay và những du học muốn về Việt Nam học chuyển tiếp. Đến nay Đại học Kinh tế TP HCM nhận được 30.000 hồ sơ trong khi chỉ tiêu 5.000, riêng chương trình Western Sydney đã có hơn 1.000 em đăng ký để cạnh tranh 250 suất.
Theo PGS Quân, so với năm ngoái, số lượng hồ sơ và mức độ quan tâm của học sinh, phụ huynh tăng khoảng 50%. Thời gian tới, Viện Đào tạo quốc tế sẽ đề nghị Đại học Kinh tế TP HCM tăng chỉ tiêu đối với các chương trình chuyển tiếp, du học bán phần để thu hút sinh viên thuộc nhóm tinh hoa và có điều kiện.
Năm nay, Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP HCM nhận được số hồ sơ nhiều hơn 30-50% so với năm 2019. TS Trần Quang Long, Giám đốc Trung tâm Đào tạo quốc tế, giải thích trường có hơn 10 chương trình liên kết, du học bán phần với các quốc gia như Anh, Australia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore... Ngoài ra, trường cũng triển khai song song hai hình thức, gồm học bằng tiếng Anh tại Việt Nam theo chương tình quốc tế, được đại học nước ngoài cấp bằng và học chuyển tiếp 1-2 năm tại Việt Nam sau đó du học.
Sự đa dạng trong đào tạo và hợp tác với nhiều trường tại nhiều châu lục đã giúp sinh viên có nhiều lựa chọn, hiện thực hóa mong muốn du học tại quốc gia mình yêu thích hoặc trở về Việt Nam, chọn được chương trình phù hợp để học tiếp.
Từ thực trạng học sinh phải chuyển hướng hoặc lỡ du học của năm nay, ông Long nhận định du học bán phần sẽ được lựa chọn nhiều hơn trong tương lai. "Việc này thúc đẩy các trường phải tham gia vào cuộc đua nâng cao chất lượng, mở rộng phạm vi đào tạo, liên kết để có thể thu hút nhóm sinh viên tài năng và có điều kiện, chấp nhận ở lại học tập trong nước", ông Long nói.
Đại học Kinh tế - Luật cũng cân nhắc việc đầu tư cơ sở vật chất, tăng số giảng viên để đề nghị Đại học Quốc gia TP HCM tăng chỉ tiêu tuyển sinh trong các năm tới, đồng thời mở rộng mạng lưới hợp tác với nhiều quốc gia.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam có khoảng 190.000 du học sinh đang học tập tại nước ngoài. Mỗi năm, hàng chục nghìn học sinh, sinh viên lên đường du học. Tuy nhiên, vì Covid-19 và chính sách lưu trú mới của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE), nhiều em phải hoãn, bảo lưu kết quả thậm chí phải bỏ dở du học.
Từ đại học đến trường đời: Đời không như mơ Nhiều bạn trẻ mới va vấp với môi trường làm việc gặp không ít cú sốc. Áp dụng những kiến thức được học vào công việc là một chặng đường khá dài mà các bạn phải cố gắng để làm quen. Nhiều sinh viên tốt nghiệp loại ưu từ những trường đại học danh tiếng với số điểm GPA cao chót vót luôn...