Các khoáng chất “then chốt” cho các mẹ bầu sinh con khỏe mạnh,thông minh
Ăn uống của người phụ nữ trong thời kỳ có thai là một trong những yếu tố quyết định cho sự phát triển của bào thai, sự tạo sữa trong thời kỳ cho con bú và sự lớn lên của trẻ sau khi được sinh ra.
Nuôi bào thai phát triển từ một tế bào thành một cơ thể hoàn chỉnh, khi ra đời đứa trẻ mới khoẻ mạnh, thông minh. Tạo đủ sữa cho trẻ bú sau đẻ, trẻ chóng lớn và ít ốm đau .Vì thế, người phụ nữ có thai cần phải ăn nhiều hơn lúc bình thường và biết chọn các thức ăn để có đủ chất dinh dưỡng.
Sắt:
Tình trạng thiếu sắt dẫn đến thiếu máu ở người mẹ ảnh hưởng đến mức tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai cũng như cân nặng của trẻ sơ sinh và làm tăng nguy cơ bị biến chứng sản khoa. Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, các loại nhuyễn thể như ngao, sò, ốc, hến, trong ngũ cốc, đậu đỗ các loại. Người mẹ mang thai nên bổ sung 60mg sắt nguyên tố/ngày trong suốt thời gian mang thai đến sau sinh 1 tháng.
Lượng canxi ăn vào được khuyến cáo là 800- 1000mg mỗi ngày trong suốt thời gian bà mẹ mang thai và cho con bú. Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá, sữa và chế phẩm của sữa. Để tăng thêm canxi trong khẩu phần, người mẹ mang thai cần uống thêm sữa giàu canxi và các sản phẩm chế biến từ sữa như sữa chua, phomat, hoặc uống bổ sung viên canxi kèm theo vitamin D.
Video đang HOT
Kẽm:
Thiếu kẽm gây nên vô sinh, sẩy thai, sinh non hoặc sinh già tháng, thai chết gần ngày sinh và sinh không bình thường. Nhu cầu kẽm của người mẹ mang thai là 15mg/ngày. Nguồn cung cấp kẽm tốt nhất là thịt, cá, hải sản. Các thức ăn thực vật cũng có kẽm nhưng hàm lượng thấp và hấp thu kém.
Iốt:
Thiếu iốt ở phụ nữ thời kỳ mang thai có thể gây sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, đẻ non. Nhu cầu iốt của phụ nữ mang thai là 175- 200mcg iốt/ngày. Nguồn thức ăn giàu iốt là những thức ăn từ biển như cá biển, sò, rong biển… Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên sử dụng muối, bột canh có tăng cường iốt.
Axit Folic:
Thiếu axit folic ở người mẹ có thể dẫn đến thiếu cân ở trẻ sơ sinh. Axit folic có vai trò bảo vệ chống lại những khiếm khuyết của ống thần kinh trong sự thụ thai. Vì thế nhu cầu axit folic ở người mẹ có thai là 300- 400mcg/ngày. Nguồn cung cấp axit folic là rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm có bổ sung axit folic hoặc viên đa vi chất có axit folic.
Bổ sung các vitamin
Như Vitamin A, Vitamin D, Vitamin B1,Vitamin B2,Vitamin C….
Ngoài ra cũng cần chú ý không dùng các loại chất kích thích như rượu, cà phê, nước chè đặc, thuốc lá…; Giảm ăn các loại gia vị gây kích thích như ớt, hạt tiêu, dấm, tỏi; Nên ăn nhạt (bớt muối), nhất là các bà mẹ bị phù thận, để giảm phù và tránh tai biến khi đẻ; Tránh dùng kháng sinh có thể gây hại cho trẻ như Tetraxyclin làm hỏng răng, Streptomyxin gây ù tai…
Theo www.phunutoday.vn
Trẻ ốm yếu, còi cọc vì cách ăn uống không khoa học vào mùa hè
Vào mùa hè, mẹ thường cho trẻ ăn những món như kem, nước giải khát thay vì ăn cơm. đây là nguyên nhân chính dẫn đến một số trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng trở nên ốm yếu vào mùa hè. Vì vậy, mẹ cần nên lưu ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bé khi vào hè.
Theo các bác sĩ, mùa hè là thời điểm xuất hiện nhiều trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng, trở nên ốm yếu, còi cọc. Mùa hè nóng nực, khiến bé khó chịu và biếng ăn. Các mẹ thường cho con ăn những món như kem, chè, nước ngọt giải khát khiến trẻ không còn muốn ăn cơm. Đây là nguyên nhân chính khiến bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết như các loại khoáng chất, vitamin, protein,...dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ốm yếu hơn. Vì vậy trong chế độ dinh dưỡng mẹ nên chú ý những điểm sau để bảo vệ sức khỏe của trẻ.
Không nên cho trẻ dùng nhiều đồ ngọt nếu không muốn trẻ bị béo phì
Với các loại như kẹo ngọt, kem, nước ngọt, hoa quả ngọt (mít, vải, nhãn...), cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều. Chế độ ăn quá nhiều đồ ngọt có thể làm tăng lượng đường trong máu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn, mụn nhọt trên da. Thói quen này còn có thể gây ra thừa cân béo phì, rối loại chuyển hóa (bệnh tiểu đường).
Sử dụng nước ngọt có ga có thể ảnh hưởng tiêu cực đến gan và thận
Nước ngọt có ga chỉ nên sử dụng mỗi tháng một lần vì chúng có nhiều chất gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ nhỏ. Lượng đường trong một lon nước ngọt có ga thường rất lớn, nhưng chỉ là năng lượng rỗng. Trẻ tiêu thụ một lon nước ngọt có ga mỗi ngày có thể tăng trong lượng cơ thể lên 6,75 kg sau một năm sử dụng.
Ngoài ra, lượng axit phosphoric và lượng phosphate có trong nước ngọt có ga dễ gây loãng xương. Lượng caffein có trong đó cũng làm giảm khả năng tập trung của trẻ. Chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ tránh xa loại nước này để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng gan và thận.
Có thể bé bị còi cọc do thiếu kẽm trong khẩu phần dinh dưỡng
Thiếu kẽm khiến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Đồng thời, sự phân chia tế bào sẽ khó xảy ra nên ảnh hưởng trầm trọng đến sự tăng trưởng. Trẻ em thiếu kẽm thường biếng ăn, còi cọc và chậm lớn.
Các mẹ có thể bổ sung kẽm cho con thông qua thức ăn như tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng). Trẻ nhũ nhi nên cố gắng cho bú mẹ, vì kẽm trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn nhiều so với sữa bò.
Theo www.phunutoday.vn
Ăn hàu sống tốt hay xấu? Thịt hàu sống là một món ăn khoái khẩu vì đây là một thực phẩm rất giàu chất bổ và kích thích tố. Song hàu sống nơi cửa biển, dễ nhiễm ký sinh trùng, sán. Thịt hàu sống rất giàu chất bổ và kích thích tố, đặc biệt là chứa nhiều kẽm - đây là khoáng tố quan trọng rất cần thiết cho...