Các Hội đồng coi thi phải có hiệu lệnh riêng
Đó là chỉ đạo của Cục khảo thí về việc tổ chức thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ năm nay.
Ngoại ngữ là môn thi có đặc thù riêng, gồm thi cả phần trắc nghiệm và phần tự luận nên từ công tác tổ chức thi đến việc làm bài thi của các thí sinh phải hết sức thận trọng.
Theo thông tin bổ xung từ công văn số 1656/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 01 tháng 4 năm 2014 về hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho các sở giáo dục và đào tạo; Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng chỉ đạo về việc thi môn ngoại ngữ, cụ thể như sau:
Về việc coi thi, Cục khảo thí yêu cầu các Hội đồng coi thi phải có hiệu lệnh riêng (tính giờ làm bài, thu bài) đối với từng phần thi, theo thứ tự: thí sinh làm bài phần trắc nghiệm trước, thu bài phần trắc nghiệm xong mới làm bài phần thi viết. Lưu ý, thời gian thu bài phần trắc nghiệm là 10 phút (không tính vào thời gian làm bài thi).
Các Hội đồng coi thi phải có hiệu lệnh riêng. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Bên cạnh đó, việc chấm thi và phúc khảo các các sở giáo dục và đào tạo; Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng cần thực hiện theo quy định tại Điều 25 và 26 của Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, cụ thể:
- Đối với phần thi viết: theo quy định chấm bài thi tự luận, lưu ý: Xử lý kết quả chấm độc lập dựa trên tỷ lệ điểm của phần thi viết so với điểm toàn bài, theo thang điểm 10 để xác định các mức điểm tương ứng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 25 của Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.
Xử lý điểm phúc khảo khi điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 10% điểm phần thi viết trở lên thì điểm phúc khảo là điểm mới của phần thi viết.
Ngoài ra, theo Bộ giáo dục và đào tạo, việc tổ chức các Hội đồng coi thi thì không tổ chức Hội đồng coi thi riêng cho giáo dục thường xuyên, mà thi ghép giáo dục thường xuyên với giáo dục THPT trong cùng 1 Hội đồng coi thi; việc lập danh sách thí sinh và xếp thí sinh theo phòng thi được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 10 của Quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành.
Dựa trên tỷ lệ phần thi viết so với toàn bài, căn cứ định mức chi chấm bài thi tự luận tại Thông tư liên tịch số 66/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 26 tháng 4 năm 2012, các sở giáo dục và đào tạo, Cục Nhà trường – Bộ Quốc phòng (gọi chung là các sở GDĐT) quy định mức chi cho chấm bài phần thi viết.
Theo Giaoduc
"Bình mới, rượu cũ"
Bộ Giáo dục và ào tạo (GD và T) vừa công bố dự thảo quy định "về công tác xét tuyển trong tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng" (H, C) để lấy ý kiến xã hội. Ngay sau khi dự thảo quy định được công bố, dư luận xã hội tỏ rõ sự băn khoăn khi mục tiêu dự thảo nhằm đổi mới công tác tuyển sinh nhưng thực chất vẫn không khác gì quy định cũ.
Ảnh: TRẦN HẢI
Ba đến bốn mức điểm xét tuyển
Theo Bộ GD và T, để tìm phương án bảo đảm chất lượng đầu vào, Bộ đã lấy ý kiến của hai H Quốc gia, các H vùng và hơn 60 trường H về quy định xét tuyển. Sau khi tổng hợp các ý kiến, dự thảo quy định xét tuyển cho phép các trường có đề án tự chủ tuyển sinh đã được Bộ GD và T xác nhận thì tổ chức xét tuyển theo các quy định tại đề án. ối với những trường, tuyển sinh theo kỳ thi chung của Bộ GD và T sẽ xét tuyển trên cơ sở quy định "sàn" mới. Theo đó, hằng năm, hội đồng xác định điều kiện bảo đảm chất lượng đầu vào của Bộ GD và T căn cứ kết quả thi của thí sinh trong cả nước đề xuất bộ trưởng xem xét công bố một số mức (ba hoặc bốn mức) điểm xét tuyển cơ bản (tổng điểm ba môn thi không nhân hệ số) cho từng khối thi, trong đó có mức điểm tối thiểu xét tuyển vào H và mức điểm tối thiểu xét tuyển vào C. Sau khi Bộ GD và T công bố các mức điểm xét tuyển cơ bản, các trường hoặc các ngành không quy định môn thi nhân hệ số sẽ xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển vào trường hoặc vào từng ngành của trường (điểm chuẩn xét tuyển không được thấp hơn mức điểm xét tuyển cơ bản của bộ). ối với các trường có nhân hệ số hai môn thi chính (môn thi chính do các trường công bố trước 20-5) sẽ xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển (có tính đến điểm nhân hệ số) vào trường hoặc vào từng ngành của trường. Giá trị trung bình của điểm chuẩn xét tuyển (đã nhân hệ số, chia cho bốn) không được thấp hơn giá trị trung bình của mức điểm xét tuyển cơ bản (chia cho ba) đã được Bộ GD và T công bố.
Lý giải về lựa chọn phương án trên, Bộ GD và T cho rằng, mục đích của quy định xét tuyển nhằm bảo đảm chất lượng đầu vào, tạo sự công bằng, minh bạch trong tuyển sinh; từng bước thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học; giúp cho thí sinh chọn trường, chọn ngành phù hợp với năng lực. Quy định mới này so với quy định về điểm sàn trước đây có sự khác biệt khi phân chia phổ điểm thành nhiều mức theo tỷ lệ thí sinh đạt yêu cầu.
Cách làm cũ, ngôn từ mới
Thực chất dự thảo quy định về "công tác xét tuyển trong tuyển sinh của các trường H, C" mà Bộ GD và T vừa công bố chính là việc "xác định các tiêu chí bảo đảm chất lượng đầu vào, thay thế cho tiêu chí đơn nhất là điểm sàn" như những năm trước đây vốn bất hợp lý và gây nhiều tranh cãi trong công tác tuyển sinh H, C. Vì vậy, theo các chuyên gia giáo dục, dù gọi theo cách nào thì bản chất vẫn là hướng đến một "ngưỡng tối thiểu đầu vào" cho công tác tuyển sinh H, C. Với dự thảo quy định như trên thì để bảo đảm chất lượng đầu vào vẫn phải bảo đảm "ngưỡng tối thiểu" trên cơ sở tổng điểm ba môn như cách tính điểm sàn như cũ. TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng giáo dục H cho rằng: Dự thảo quy định như trên để xác định ngưỡng chất lượng đầu vào thực chất là một việc mang tính chất ngụy tạo. Vì có ba hay bốn mức điểm thì điểm cơ bản tối thiểu vẫn là "ngưỡng" thấp nhất phải đạt được. Dự thảo quy định vẫn tính trên tổng điểm ba môn thi, không khác gì so với cách tính của những năm trước đây. "Vì vậy, tôi thấy không có gì mới mẻ trong dự thảo quy định cả, chẳng qua chỉ dùng cách gọi khác thôi" - TS Lê Viết Khuyến chia sẻ. Trong khi đó, PGS, TS Nguyễn Văn Nhã (Hiệu trưởng Trường H Nguyễn Trãi, Hà Nội) thì cho rằng, việc Bộ GD và T dự kiến ba đến bốn mức điểm xét tuyển cơ bản và phân chia loại trường, ngành không có (hoặc có) môn thi chính, nhân hệ số... là khá phức tạp, gây khó hiểu đối với cả phụ huynh và thí sinh. Vì thực chất ba hay bốn mức chỉ là các "sàn" cao thấp khác nhau.
PGS, TS Lê Hữu Lập (Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính, Viễn thông) phân tích: Việc đưa ra nhiều mức điểm cơ bản cho công tác xét tuyển không giải quyết được vấn đề. Trong khi đó, một khối thi xét cho nhiều ngành, một ngành tuyển ở nhiều khối và vấn đề cộng điểm ưu tiên nữa sẽ làm phức tạp thêm khâu quản lý tuyển sinh. Quan trọng là mức điểm cơ bản thấp nhất được xây dựng trên quan điểm nào, khác với việc xây dựng sàn các năm trước ra sao? Nếu cùng các tiêu chí xây dựng điểm sàn như các năm trước mà năm nay hạ thấp điểm sàn (mức cơ bản thấp nhất) hơn nữa thì chỉ để tháo gỡ khó khăn của một số trường "tốp dưới" trong tuyển sinh, kéo theo chất lượng đầu vào thấp xuống. Việc Bộ GD và T đưa ra nhiều mức điểm cơ bản, không giải quyết được vấn đề phân tầng các trường H, C. Vì phân tầng quan trọng là điểm trúng tuyển nhà trường công bố là bao nhiêu, chứ không phải dựa vào điểm nhận hồ sơ. Mặt khác, theo Bộ GD và T, dự kiến chỉ một, hai kỳ tuyển sinh nữa sẽ bỏ thi ba chung và thực tế hiện nay nhiều trường đã tuyển sinh riêng, cho nên lấy tiêu chí điểm đầu vào để phân tầng H, C sẽ sớm lạc hậu.
Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng Bộ GD và T chỉ cần một mức điểm cơ bản tối thiểu để bảo đảm chất lượng đầu vào. Thực tế, phổ điểm chuẩn của các trường đã nói lên chất lượng đầu vào của mỗi trường (cũng là một dấu hiệu cho phân tầng các H, C). Mặt khác, cần lấy "ngưỡng tối thiểu" theo phổ điểm cho từng môn thi và có thể tính đến vùng, miền để xét theo từng khu vực sẽ bảo đảm tính khoa học và phân tầng, xếp hạng các trường. iều đó còn tránh được tình trạng phải thành lập hội đồng điểm sàn như trước đây, dù đủ thành phần, ban bệ nhưng có cả những người không chuyên sâu mà chỉ là lấy số đông để biểu quyết, giơ tay...
Vấn đề thi, tuyển sinh được Bộ GD và T xác định là khâu đột phá trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên, sau một thời gian dài nghiên cứu, Bộ GD và T vẫn loay hoay với việc xác định các tiêu chí bảo đảm chất lượng thay thế điểm sàn, gây nên tâm lý lo lắng với các trường H, C và thí sinh dự thi. Việc đổi mới công tác tuyển sinh cần hướng đến bản chất vấn đề chứ không thể chỉ thay đổi cách gọi tên. Nói như Phó Thủ tướng Vũ ức am từng chia sẻ: Làm gì thì làm nhưng cần bảo đảm các kỳ thi không nặng nề trên mức cần thiết. ó cũng là đòi hỏi Bộ GD và T cần bám sát tinh thần Nghị quyết hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành T.Ư (Khóa XI): ổi mới phương thức tuyển sinh H, C theo hướng kết hợp sử dụng kết quả học tập ở phổ thông và yêu cầu ngành đào tạo.
Theo NLD
Thất bại lớn sau 12 năm học phổ thông? "Những gì tôi đã trải nghiệm qua 12 năm học phổ thông tại Việt Nam, thì chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam và bộ SGK đã thất bại lớn trong việc giúp người học hình thành các năng lực và kỹ năng" - Bùi Trần Hiếu (ĐH New South Wales) cho biết. Thất bại của SGK hiện hành Trong bàn tròn...