Các hóa chất có thể gây ung thư trong mỹ phẩm
Mỹ phẩm có thể gây ung thư nếu chứa các thành phần độc hại, đặc biệt là khi sử dụng lâu dài hoặc tiếp xúc thường xuyên.
Tuy nhiên, không phải tất cả mỹ phẩm đều có nguy cơ này…
ThS.BS Phạm Văn Giao – Bệnh viện K cho biết: Một số thành phần hóa học trong mỹ phẩm có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe, trong đó có khả năng gây ung thư nếu sử dụng không đúng cách.
Trong đó, benzene là một trong những hóa chất nguy hiểm nhất trong mỹ phẩm và các sản phẩm tiêu dùng khác, chủ yếu vì tính chất gây ung thư của nó. Đây là một hợp chất được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm 1 – chất gây ung thư cho con người.
Mặc dù trong mỹ phẩm hiện đại, benzene nguyên chất ít khi được sử dụng, nhưng các hợp chất chứa vòng benzen cũng có mặt trong nhiều sản phẩm mỹ phẩm. Dù không mạnh như benzene, những hợp chất này cũng có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt là khi tiếp xúc lâu dài hoặc qua các vết thương, da bị tổn thương.
Một số thành phần hóa học trong mỹ phẩm có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe.
ThS.BS Phạm Văn Giao cho hay, hiện nay mặc dù đã tuyên truyền rất nhiều về hậu quả của việc sử dụng các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, nhưng tình trạng này còn khá phổ biến ở người dân. Mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thường rơi vào mỹ phẩm giá rẻ, không được các cơ quan chức năng kiểm nghiệm, có nguy cơ cao chứa các chất có hại cho sức khỏe, trong đó có các hợp chất chứa vòng benzen.
Ngoài các hợp chất chứa vòng benzen, một số chất gây ung thư tiềm ẩn trong mỹ phẩm bao gồm:
Video đang HOT
- Parabens: Đây chất bảo quản có trong nhiều loại mỹ phẩm như kem dưỡng da, sữa tắm, dầu gội. Mặc dù chúng giúp kéo dài thời gian sử dụng của sản phẩm, nhưng parabens có thể xâm nhập vào cơ thể qua da, gây rối loạn nội tiết tố, làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Phthalates: Hoạt chất này được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm như nước hoa, kem dưỡng da, các sản phẩm làm móng. Phthalates có thể gây rối loạn hormone, làm tăng nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư vú và các vấn đề sinh sản.
- Formaldehyde: Formaldehyde là một chất bảo quản có trong một số sản phẩm như dầu gội, xịt tóc, sơn móng tay. Đây là một chất gây ung thư đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh sách các chất có khả năng gây ung thư cho con người. Formaldehyde có thể gây kích ứng da, đường hô hấp khi tiếp xúc lâu dài.
Chọn lựa sản phẩm an toàn cách tốt nhất để giảm thiểu các nguy cơ
Tác hại ảnh hưởng tới sức khỏe cũng tỷ lệ thuận với thời gian và mức độ sử dụng mỹ phẩm của mỗi người. Sử dụng càng lâu dài thì mức độ nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe càng cao, bởi làn da có khả năng hấp thu một phần các hóa chất có trong các sản phẩm mỹ phẩm, lâu dần sẽ tích lũy, gây hại cho gan và các cơ quan khác của cơ thể, thậm chí gây hại cho não.
Biện pháp nào để giảm thiểu nguy cơ ung thư trong mỹ phẩm?
- Chọn sản phẩm tự nhiên và hữu cơ: Các sản phẩm này thường không chứa các hóa chất độc hại như parabens, phthalates, các chất bảo quản mạnh khác.
- Đọc kỹ thành phần sản phẩm: Kiểm tra nhãn mác, thành phần của các sản phẩm mỹ phẩm để đảm bảo chúng không chứa các hóa chất có hại cho sức khỏe.
- Sử dụng sản phẩm có chứng nhận an toàn: Các sản phẩm có chứng nhận hữu cơ hoặc không chứa các chất bảo quản, hóa chất độc hại sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ hấp thu các chất độc hại.
- Lựa chọn mỹ phẩm từ thương hiệu uy tín: Các thương hiệu lớn, uy tín thường sẽ có cam kết rõ ràng về việc sử dụng các thành phần an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Mặc dù các nguy cơ từ mỹ phẩm có chứa các hóa chất độc hại có thể xảy ra, nhưng việc sử dụng mỹ phẩm thông minh, chọn lựa sản phẩm an toàn… là cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ này. Người dùng nên đọc kỹ nhãn mác, ưu tiên sử dụng các sản phẩm từ thiên nhiên, hữu cơ và lựa chọn các thương hiệu có uy tín, đảm bảo chất lượng, ThS.BS Phạm Văn Giao khuyến cáo.
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc
Việc sử dụng phụ gia thực phẩm hiện nay đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại khi nhiều loại phụ gia ngoài danh mục cho phép được sử dụng tràn lan, đặt ra thách thức lớn trong cuộc chiến chống thực phẩm 'bẩn'.
Phụ gia thực phẩm là các chất tự nhiên hoặc tổng hợp, được sử dụng để cải thiện hương vị, màu sắc, kéo dài thời gian bảo quản hoặc tăng giá trị thương mại. Chúng được chia thành nhiều nhóm như chất bảo quản, chất tạo màu, chất tạo ngọt, chất ổn định, chất chống oxy hóa...
Ảnh minh họa
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và chế biến thực phẩm, không phải loại phụ gia nào cũng an toàn cho sức khỏe, đặc biệt khi sử dụng quá liều lượng hoặc trong các sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Một số phụ gia thông dụng có thể gây hại khi lạm dụng. Các chất tạo màu tổng hợp như tartrazine (E102), sunset yellow (E110), thường có trong kẹo và nước giải khát, có khả năng gây dị ứng hoặc làm tăng nguy cơ ung thư nếu sử dụng lâu dài.
Chất bảo quản như natri benzoat (E211), nitrit và nitrat (E249-E252) khi kết hợp với protein trong thực phẩm có thể chuyển hóa thành nitrosamine - một chất gây ung thư đã được chứng minh.
Chất tạo ngọt nhân tạo, bao gồm aspartame, saccharin, cyclamate, thường xuất hiện trong thực phẩm dành cho người ăn kiêng hoặc bệnh nhân tiểu đường, có thể gây rối loạn thần kinh hoặc tăng nguy cơ ung thư nếu sử dụng kéo dài. Ngoài ra, chất làm đặc và ổn định như carrageenan (E407) cũng có thể gây viêm loét dạ dày ở những người nhạy cảm.
Theo quy định của Bộ Y tế, Việt Nam cho phép sử dụng 400 loại phụ gia thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng phụ gia ngoài danh mục hoặc không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra phổ biến.
Các loại phụ gia không được kiểm soát chặt chẽ có thể gây tổn thương sức khỏe âm thầm theo thời gian, dẫn đến các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, rối loạn thần kinh hoặc ngộ độc mãn tính.
Thực tế đã ghi nhận nhiều ca ngộ độc nghiêm trọng do sử dụng phụ gia không rõ nguồn gốc. Một phụ nữ ở Hà Nội đã phải nhập viện trong tình trạng thiếu máu nặng sau khi dùng bột tạo màu không rõ nguồn gốc để chế biến nem rán.
Hai trẻ nhỏ cũng bị ngộ độc do gia đình sử dụng phụ gia không an toàn trong chế biến thực phẩm. Trước đó, năm 2021, một bệnh nhân tại Hà Nội đã bị tan máu cấp sau khi ăn thịt bò sốt vang tự chế biến từ bột sốt mua tại chợ.
PGS-TS.Nguyễn Duy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm, khuyến nghị rằng chỉ nên sử dụng phụ gia nằm trong danh mục cho phép với liều lượng và đối tượng phù hợp, đồng thời ưu tiên các loại phụ gia tự nhiên và tránh sử dụng hóa chất khi không cần thiết. Ông cũng nhấn mạnh việc tập thói quen hạn chế sử dụng phụ gia trong chế biến thực phẩm hàng ngày.
Người tiêu dùng cần lựa chọn thực phẩm từ những nhà sản xuất uy tín, có nhãn mác đầy đủ thông tin như tên sản phẩm, địa chỉ sản xuất, hạn sử dụng và thành phần phụ gia. Đối với thực phẩm nhập khẩu, nhãn phụ bằng tiếng Việt là bắt buộc để đảm bảo an toàn.
Việc sử dụng phụ gia thực phẩm một cách tùy tiện không chỉ làm tăng nguy cơ ngộ độc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài. Hãy là người tiêu dùng thông thái, nói không với thực phẩm không rõ nguồn gốc và luôn đặt sức khỏe gia đình lên hàng đầu.
Dễ nhầm lẫn viêm xoang và ung thư vòm họng Chị M.T.P. (52 tuổi, TP.HCM) uống thuốc điều trị viêm xoang 1 tháng không hết, đau nhức vùng mặt nhiều. Sau khi thăm khám, các bác sỹ phát hiện chị có khối u ác tính ở vòm họng. Chị P. từng đi khám bệnh viện quận, chụp CT, được chẩn đoán viêm xoang, uống thuốc điều trị nhưng hơn 1 tháng không hết....