Các hành vi học sinh trung học không được làm
Các hành vi học sinh không được làm được quy định trong dự thảo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Ảnh minh họa/internet
Cụ thể, các hành vi học sinh không được làm gồm:
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi cử, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện và các chất kích thích khác.
Video đang HOT
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; không sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Các hoạt động vi phạm pháp luật.
Dự thảo Điều lệ cũng quy định rõ quyền của học sinh được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy định.
Học sinh được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền học chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi theo quy định.
Học sinh được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện; được giáo dục kỹ năng sống. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Học sinh có nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường. Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
Cùng với đó, rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ giađình và tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Giáo viên không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền
Đây là một trong 6 hành vi giáo viên không được làm quy định trong dự thảo Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố xin ý kiến góp ý.
Ảnh minh họa
Cụ thể, theo dự thảo Điều lệ, giáo viên không được có 6 hành vi sau đây:
1. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh và đồng nghiệp.
2. Gian lận trong kiểm tra, thi cử, tuyển sinh; gian lận trong đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
3. Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
4. Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền. Nghiêm cấm giáo viên lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền/hiện vật.
5. Hút thuốc lá, uống rượu, bia và sử dụng các chất kích thích khác khi đang tham gia các hoạt động giáo dục; sử dụng điện thoại di động khi đang dạy học trên lớp không phục vụ cho việc dạy học, giáo dục tại thời điểm đó.
6. Bỏ giờ, bỏ buổi dạy, tùy tiện cắt xén chương trình giáo dục.
Dự thảo Điều lệ cũng quy định các nhiệm vụ của giáo viên. Trong đó có việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục theo chương trình giáo dục phổ thông và kế hoạch giáo dục của nhà trường; chuẩn bị kế hoạch dạy học, đánh giá học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Đồng thời trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.
Dự thảo Điều lệ cũng ghi rõ các quyền của giáo viên. Theo đó, giáo viên có quyền được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo. Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp theo quy định; được thay đổi chức danh nghề nghiệp, hạng chức danh nghề nghiệp; được hưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
Giáo viên được ký hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác; được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể. Được nghỉ hè theo quy định và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật; và các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Thầy trò 'chạy đua' với chương trình học, Bộ GD-ĐT nói gì? Trao đổi về những khó khăn, vất vả của thầy trò trong việc 'chạy đua' với chương trình học, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), khẳng định bộ luôn đồng hành, hỗ trợ, không để nhà trường đơn độc, vượt khó. Một tiết học môn toán của học sinh lớp 12CL1 Trường THPT chuyên Lê Hồng...