Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng được pháp luật quy định như thế nào?
Bạn đọc Hồ Văn Hải ở xã A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, hỏi: Đề nghị tòa soạn cho biết, các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 8, Luật Biên phòng Việt Nam. Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng như sau:
1. Xâm phạm chủ quyền, lãnh thổ quốc gia; phá hoại, gây mất ổn định an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
2. Sử dụng hoặc cho sử dụng khu vực biên giới của Việt Nam để chống phá, can thiệp vào nước khác; đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ biên giới.
3. Giả danh cơ quan, tổ chức, người thực thi nhiệm vụ biên phòng; chống lại, cản trở, trả thù, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thực thi nhiệm vụ biên phòng.
4. Mua chuộc, hối lộ, dụ dỗ, lôi kéo hoặc ép buộc người thực thi nhiệm vụ biên phòng làm trái quy định của pháp luật.
5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực thi nhiệm vụ biên phòng để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Phân biệt đối xử về giới, chia rẽ, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.
7. Sản xuất, sử dụng, mua bán, trao đổi, vận chuyển, phát tán thông tin, hình ảnh sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, biên giới quốc gia.
Video đang HOT
* Bạn đọc Dương Văn Ý ở xã Phan, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh, hỏi: Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của thanh niên đối với bản thân?
Trả lời: Nội dung bạn hỏi được quy định tại Điều 15, Luật Thanh niên. Cụ thể như sau:
1. Rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống văn hóa, ứng xử văn minh; có trách nhiệm công dân, ý thức chấp hành pháp luật; phòng, chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, hành vi trái pháp luật và đạo đức xã hội.
2. Tích cực học tập, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng; tiếp cận, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào thực tiễn.
3. Chủ động tìm hiểu về thị trường lao động; lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp; rèn luyện ý thức trách nhiệm, kỷ luật lao động và tác phong chuyên nghiệp; sáng tạo, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động.
4. Rèn luyện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần; trang bị kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng, chống bệnh tật; không lạm dụng rượu, bia; hạn chế sử dụng thuốc lá; không sử dụng ma túy, chất gây nghiện và chất kích thích khác mà pháp luật cấm; phòng, chống tác hại từ không gian mạng.
5. Tích cực tham gia các hoạt động, phong trào văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh; bảo vệ, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
'Mục sở thị' cơ sở vật chất hiện đại tại Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Trường Đại học Luật (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) hiện là một trong những đơn vị giáo dục có hệ thống cơ sở vật chất hiện đại tại Đại học Huế.
Trường Đại học Luật, Đại học Huế có các trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, đáp ứng tốt việc dạy và học, thực hành của thầy và trò trong thời đại mới.
Trường Đại học Luật đóng tại Khu quy hoạch Đại học Huế, đường Võ Văn Kiệt, phường An Tây, thành phố Huế với bề dày phát triển, xây dựng, đến nay đơn vị đã có nhiều bước phát triển cả về nhân lực lẫn vật lực.
Trường Đại học Luật, Đại học Huế tọa lạc trên diện tích 100.000m2 nằm trên một khu đồi có vị trí đẹp tại thành phố Huế. Tổng diện tích sàn xây dựng phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học 17.689m2. Đây là diện tích lý tưởng để Trường xây dựng mô hình đào tạo hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong giáo dục đại học.
Cơ sở vật chất, thiết bị, thư viện, giáo trình tại Trường đáp ứng yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu, học tập theo yêu cầu của ngành đăng ký đào tạo trình độ đại học và sau đại học.
Trường trang bị đầy đủ phòng học, phòng thực hành với các những thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của ngành đăng ký đào tạo, đảm bảo đủ theo danh mục trang thiết bị tối thiểu phục vụ công tác đào tạo của ngành đã được quy định.
Nhà trường có nhiều phòng thực hành, hội trường, phòng hội thảo, phòng làm việc, thư viện, trung tâm thông tin thư viện. Có 26 phòng học từ 50-100 chỗ và 14 phòng học từ 100-200 chỗ. Trong thời gian tới sẽ xây dựng các hệ thống phòng học thông minh, phòng học đa phương tiện, nhà ở chuyên gia và giảng viên thỉnh giảng.
Khu thể thao của Nhà trường được chú trọng với 4 sân bóng đá, 3 sân bóng chuyền, bóng rổ, tennis.
Trường Đại học Luật có trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo sau đại học được cập nhật thường xuyên, công bố công khai cam kết đảm bảo chất lượng giáo dục; công khai danh sách đội ngũ giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng; học viên trúng tuyển, tốt nghiệp và tỷ lệ tốt nghiệp so với đầu vào theo các khóa học, ngành học.
Hệ thống máy tính hiện đại được lắp đặt đầy đủ ở các đơn vị chuyên môn như: Khoa Luật Hành chính, Khoa Luật Hình sự, Khoa Luật Dân sự, Khoa Luật Kinh tế, Khoa Luật Quốc tế, Trung tâm Thông tin - Thư viện; Trung tâm Tư vấn Pháp luật & Đào tạo ngắn hạn; Trung tâm Thực hành Luật & Khởi nghiệp và các Phòng chức năng phục vụ người học bảo đảm tốt nhu cầu học tập và thực hành.
Không bị động khi lựa chọn môn học theo Chương trình mới Với việc Lịch sử thành môn bắt buộc, quy định về lựa chọn môn học của học sinh (HS) cũng thay đổi. Không bị động trước tình huống này, các nhà trường đều cơ bản có sự chuẩn bị để cả học sinh và nhà trường đều sẵn sàng trước khi năm học mới bắt đầu. Học sinh lưu ý gì trước thay...