Các hãng hàng không châu Á tuân thủ “vùng phòng không” Trung Quốc
Giới chức hàng không khu vực châu Á cho biết các hãng hàng không ở đây sẽ thông báo cho phía Trung Quốc kế hoạch bay của mình trước khi tiến vào không phận trên vùng biển tranh chấp với Nhật, vùng mới được giới chức Bắc Kinh đưa vào “khu vực nhận dạng phòng không”.
Tàu Nhật và Trung Quốc gần vùng biển quanh Senkaku/Điếu Ngư.
Trung Quốc đã đưa ra “vùng nhận dạng không phận” vào cuối tuần qua. Khu vực rộng bằng 2/3 Vương quốc Anh này bao phủ hầu hết Hoa Đông và vùng trời bên trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư-hiện đang là trung tâm tranh chấp giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Nhật và đồng minh thân cận nhất của mình, Mỹ, kịch liệt chỉ trích động thái của Trung Quốc. Theo các chuyên gia, động thái là nằm thách thức quyền kiểm soát quần đảo của Tokyo.
Mặc dù Trung Quốc cho biết các quy định liên quan đến vùng phòng không trên không ảnh hưởng tới “hoạt động bình thường” của các chuyến bay quốc tế, nhưng lại cho biết sẽ có “biện pháp phòng vệ khẩn cấp” đối với máy bay nào không chịu nhận dạng theo yêu cầu của nước này.
Video đang HOT
Theo Hiroko Maeda, nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu của Nhật PHP, động thái mới nhất giúp Trung Quốc “quảng bá” được quan điểm Nhật đang mất dần quyền kiếm soát Senkaku/Điếu Ngư.
“Trung Quốc đã và đang phái tàu tới khu vực. Rõ ràng Trung Quốc đang cố gắng phá hoại kiểm soát của Nhật đối với quần đảo. Giờ đây họ đang gia tăng nỗ lực đó trên cả bầu trời”, trên quần đảo, ông Maeda nhận định.
Trong khi đó, giới chức hàng không dân dụng từ Hồng Kông và Đài Loan đã yêu cầu các máy bay của họ tiến vào khu vực phòng không của Trung Quốc phải gửi kế hoạch bay cho giới chức hàng không Trung Quốc. Một quan chức Bộ Giao thông ở Seoul cho biết, Hàn Quốc cũng sẽ làm điều tương tự. Korean Air cho biết kế hoạch bay của họ sẽ được gửi cho giới chức Trung Quốc nhưng đường bay sẽ không bị ảnh hưởng.
Hãng hàng không Singapore, Qantas Airways Ltd cũng cho biết họ sẽ thông báo cho giới chức Trung Quốc về chuyến bay của họ khi đi qua khu vực trên.
Các hãng hàng không Nhật hôm nay cho biết sẽ theo quy định do Trung Quốc đặt ra đối với vùng phòng không trên Hoa Đông, mặc dù chính quyền Tokyo kêu gọi họ nên “phớt lờ” chúng.
All Nippon Airways (ANA) cho biết từ hôm chủ nhât, họ đã đệ trình kế hoạch bay cho giới chức trách Trung Quốc đối với những máy bay dự kiến bay qua vùng phòng không trên. Chi nhánh của hãng này, Peach Aviation cho biết cũng làm điều tương tự “từ bây giờ”.
“Chúng tôi đã thực hiện những biện pháp theo quy định quốc tế”, một phát ngôn viên của ANA cho hay. “An toàn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”.
Trong khi đó Bộ trưởng Giao thông Nhật Akihiro Ota cho rằng tuyên bố của Trung Quốc “không có bất kỳ giá trị nào” và kêu gọi các hãng hàng không Nhật phớ lờ tuyên bố.
Hôm qua, Tokyo đã triệu đại sứ Bắc Kinh lên để yêu cầu Trung Quốc rút lại kế hoạch mà theo Nhật là “can thiệp vào tự do của các chuyến bay trên vùng biển quốc tế”. Tuy nhiên, đại sứ Cheng Yongua đã không chấp nhận yêu cầu và cho rằng Tokyo nên rút lại “yêu cầu vô lý” của mình.
Theo Dantri
Trung Quốc ngăn mua bán cô dâu Việt
Công an Trung Quốc đang ra sức trấn áp nạn mua bán cô dâu Việt Nam khi họ bỗng trở thành chiêu trò khuyến mãi nhân ngày độc thân 11/11.
Ông Hà đưa ra giấy tờ liên quan đến cô vợ chạy trốn Ảnh: MẠNG TÂN AN
"Nếu tham gia nhóm hẹn hò đến Việt Nam, chúng tôi sẽ cung cấp ít nhất 300 phụ nữ địa phương để lựa chọn" - nhiều trung tâm môi giới cô dâu Việt trực tuyến đon đả chào mời. Hay những lời quảng cáo của một vài tour du lịch đến Việt Nam để kiếm vợ: "Chúng tôi sẽ đưa bạn đến Việt Nam để tìm thấy tình yêu đích thực", "Hãy đến Việt Nam vì cô gái không mê xe hơi và nhà cửa".
Trang web 55tuan.com thậm chí còn đưa ra chương trình rút thăm may mắn kéo dài đến ngày 13/11 cho đàn ông độc thân Trung Quốc. Nếu họ chọn một cô dâu Việt Nam, phần thưởng là hoàn lại tiền vé khứ hồi cho người chiến thắng.
Theo giới chức Trung Quốc, cô dâu Việt Nam được giới thanh niên có thu nhập thấp ở nước này nhắm đến. Thời báo Bắc Kinh lý giải phụ nữ Việt Nam "ít đòi hỏi và biết vâng lời" hơn phụ nữ bản xứ. Tuy nhiên, Giám đốc Văn phòng Chống buôn người của Bộ Công an Trung Quốc Trần Thạch Cừ nhấn mạnh con người không phải là món hàng để giao dịch, kinh doanh nên tệ nạn nói trên không khác gì hành vi bắt cóc và hôn nhân giả mạo.
Thực tế, những "giao dịch" kể trên thường tiềm ẩn rủi ro vì phần lớn liên quan đến chuyện buôn người. Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh dẫn câu chuyện về một cư dân gốc Bắc Kinh họ Hà. Ông này đã dành 70.000 nhân dân tệ (khoảng 11.494 USD) cho 2 cô dâu Việt. Sau khi nộp 30.000 nhân dân tệ cho trung tâm môi giới, ông Hà đã đến Việt Nam. Tuy nhiên sau một thời gian dài chờ đợi, cô dâu tương lai chẳng thấy đâu mà ông Hà còn bị công ty sa thải vì ở lại Việt Nam quá lâu. Người đàn ông này chỉ còn biết uất ức tố cáo bị "các trung tâm môi giới hôn nhân gài bẫy".
Theo Xahoi
Bạo loạn ở Tân Cương, giới chức Trung Quốc lên tiếng Quan chức Trung Quốc gọi vụ bạo loạn ở Tân Cương là hành động tấn công khủng bố, trong khi một số nguồn tin nói số người chết tăng lên con số 35. Theo Tiếng nói nước Nga, số người chết do hậu quả của tình trạng bất ổn ở khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương phía tây bắc Trung Quốc...