Các hãng công nghệ Mỹ sắp ‘gặp khó’ ở châu Âu
Dựa theo dự thảo mới của Liên minh châu Âu (EU) với mục đích kiểm soát quyền lực của các gã khổng lồ công nghệ ( Big Tech) Mỹ, các hãng như Google, Facebook, Amazon, Apple… có thể sẽ gặp khó khăn tại châu Âu.
Ủy ban châu Âu không muốn nhún nhường trước nhóm Big Tech của Mỹ
Theo Reuters, mục tiêu của dự thảo mới, gọi là Digital Services Act (tạm dịch là Đạo luật Dịch vụ số), là để đặt ra các luật cơ bản về chia sẻ dữ liệu và cách thị trường số hoạt động. Dự kiến, chúng sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2020.
Ủy ban châu Âu (EC) đang thể hiện đường lối cứng rắn chống lại những cái tên lớn trong làng công nghệ của Mỹ. Một phần là do các vụ kiện chống độc quyền không có kết quả khả thi, khi quá trình diễn ra thường kéo dài nhiều năm, không thúc đẩy được yếu tố cạnh tranh. Tình hình trở nên khẩn cấp vì hàng nghìn công ty ở châu Âu phải phụ thuộc vào Big Tech để kinh doanh.
Dựa vào tài liệu mà phóng viên của Reuters đọc được, những công ty công nghệ sở hữu khả năng “thắt cổ chai” hoặc nắm được tình trạng chiến lược của thị trường sẽ bị cấm sử dụng dữ liệu thu thập từ nền tảng của họ để hướng mục tiêu đến người dùng, trừ khi họ chia sẻ dữ liệu này với các đối thủ. Cụ thể, tài liệu ghi rõ: “Họ sẽ không thể cài đặt trước, cũng như không thể yêu cầu các nhà phát triển hệ điều hành bên thứ ba hoặc nhà sản xuất phần cứng phải cài đặt ứng dụng riêng của họ”. Họ cũng bị buộc phải kiểm kê hằng năm về chỉ số quảng cáo và những báo cáo theo thông lệ.
Video đang HOT
Một điều khoản khác cũng không cho phép các công ty “quyền lực” của Mỹ ngăn chặn đối thủ cung cấp sản phẩm cho khách hàng bên ngoài nền tảng của họ. Trên thực tế, điều này sẽ ảnh hưởng đến chính sách hạn chế và thanh toán trên cửa hàng ứng dụng của Apple và Google.
Giới công nghệ Mỹ làm gì để chống dịch Covid-19?
Tình hình số người bị nhiễm virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 ngày càng tăng nhanh ở Mỹ.
Với việc hầu như mỗi người dân đều có smartphone, ngành y tế sẽ dễ dàng theo dõi sự dịch chuyển của những người bị nhiễm và tình nghi nhiễm thông qua xác định vị trí địa lý
Dù đã có chuẩn bị nhưng ngành y tế nước này vẫn thiếu hụt các trang thiết bị y tế như khẩu trang, quần áo bảo hộ và đặc biệt là máy trợ thở. Máy trợ thở rất quan trọng vì virus tấn công vào tế bào phổi gây suy hô hấp nặng, bệnh nhân cần phải được thở máy, nếu không sẽ tử vong. Khi dịch bệnh lây lan và bùng phát ở châu Âu, ngành y tế một số quốc gia châu Âu như Ý, Tây Ban Nha, Pháp đã gặp nhiều khó khăn vì thiếu máy trợ thở để hỗ trợ bệnh nhân nhiễm virus.
Hôm 15.3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc họp quan trọng với lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu của Mỹ để bàn về việc phối hợp chống dịch Covid-19. Tất cả có khoảng 40 nhân vật lãnh đạo then chốt của các tập đoàn lớn, trong đó có Facebook, Google (đại diện cho công ty mẹ Alphabet), Microsoft và Amazon.
Trong các chủ đề bàn thảo, phía chính phủ Mỹ cũng đề nghị các doanh nghiệp tìm kiếm giải pháp làm thế nào giúp công dân Mỹ có thể được chẩn đoán mà không cần phải đến bệnh viện hay đến bác sĩ. Một chủ đề khác là sự phối hợp của các doanh nghiệp với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) trong phòng chống dịch.
Giới công nghệ Mỹ rất nhạy bén, ngay từ đầu tháng 3.2020, các doanh nghiệp công nghệ Mỹ ở Thung lũng Silicon đã thành lập Nhóm Đặc nhiệm Công nghệ và Nghiên cứu (Technology and Research Task Force) để cùng chung sức giải quyết vấn nạn lây lan quá nhanh của dịch bệnh. Họ đang tập trung mọi nguồn lực để tìm hiểu mọi thứ về dịch bệnh, từ tốc độ lây lan của virus cho đến dự đoán phải cần có bao nhiêu giường bệnh vào mỗi thời điểm bất kỳ theo tình hình phát triển của dịch bệnh.
Trước đó, hàng loạt hãng công nghệ Mỹ cũng đã nhanh nhạy xoay chuyển để ứng phó với tình trạng khan hiếm trang thiết bị y tế. Các doanh nghiệp Mỹ vốn có tầm nhìn xa nên Apple, Facebook, Tesla luôn có sẵn những kho dự trữ khẩu trang y tế để trang bị cho nhân viên trong trường hợp xảy ra tai nạn hóa học hoặc cháy rừng. Các hãng này đã xuất kho tài trợ hàng triệu khẩu trang y tế cho các bệnh viện. Riêng Facebook, họ đang hỗ trợ các bệnh viện ở San Francisco trong việc mở rộng khâu xét nghiệm và tặng thêm 720.000 chiếc khẩu trang y tế.
Còn các doanh nghiệp lớn khác như tập đoàn điện máy General Electric đẩy mạnh sản xuất máy trợ thở nên phải tuyển thêm lao động cho các nhà máy sản xuất mặt hàng này. Các đại gia trong lĩnh vực sản xuất ô tô như Tesla, General Morors và Ford cũng tham gia sản xuất máy trợ thở. Họ có lợi thế là đã ứng dụng công nghệ in 3D từ lâu nên tiến độ sản xuất linh kiện cho máy trợ thở rất nhanh và năng suất cao. General Electric và Ford đã hợp tác với hãng thiết bị y tế 3M để sản xuất máy trợ thở và mặt nạ phòng độc. Hãng General Electric nhờ có mạng lưới nhà máy sản xuất ở nhiều nước trên thế giới nên rất thuận lợi trong việc gia tăng sản lượng máy trợ thở để cung cấp cho nhu cầu nội địa Mỹ và xuất khẩu. Còn hãng Honeywell - vốn hoạt động trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, cũng tái bố trí sản xuất để làm máy trợ thở và khẩu trang chuyên dụng N95.
Ưu thế của doanh nghiệp công nghệ tư nhân là sự năng động, kinh nghiệm, nên họ hiểu rõ hơn các thành viên chính phủ - vốn phần lớn xuất thân từ giới chính trị, về năng lực của đội ngũ lao động, máy móc thiết bị và khả năng sản xuất của chính mình. Nhờ vậy, họ biết cách cải tiến, thay đổi quy trình sản xuất để đạt hiệu quả tối đa, một điều mà dân "ngoại đạo" chỉ quen làm chính trị không thể nào làm được.
Công nghệ nhận diện khuôn mặt kết hợp xác định vị trí qua smartphone giúp ngành y tế Mỹ theo dõi sự di chuyển của người tình nghi bị nhiễm virus để cách ly kịp thời
Alphabet (công ty mẹ của Google) thì góp sức bằng cách dùng hệ thống trí tuệ nhân tạo DeepMind của họ hỗ trợ các nhà khoa học Mỹ trong việc tìm ra vắc-xin ngừa virus Corona chủng mới. Ngoài ra, Alphabet cũng sử dụng bộ phận nghiên cứu khoa học - đời sống Verily vào việc tìm những cách phát hiện virus hiệu quả và chính xác hơn.
Để giúp kiểm soát dịch bệnh, chính phủ Mỹ dự kiến triển khai chương trình giám sát các hoạt động di chuyển của dân Mỹ bằng các ứng dụng công nghệ định vị và trinh sát. Chương trình này bao gồm xác định vị trí địa lý (geolocation tracking) của một cá nhân thông qua smartphone của họ, cũng như công nghệ nhận diện khuôn mặt (facial recognition) qua hình ảnh thu được từ các camera công cộng. Điều này giúp truy tìm nhanh chóng những người đã có tiếp xúc với một cá nhân đã được xác định là nhiễm virus.
Việc thu thập và xử lý dữ liệu trên quy mô lớn sẽ hữu ích trong phòng ngừa lây lan của dịch bệnh. Hãng chuyên về thu thập và xử lý dữ liệu Palantir (Mỹ) - vốn nổi tiếng nhờ vụ hỗ trợ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tìm ra trùm khủng bố Osama bin Laden, đã hợp tác với CDC để lập những mô hình về sự bùng phát của dịch bệnh để CDC có thể đối phó hữu hiệu nhất. Các hãng chuyên về dữ liệu công chúng khác thì hợp tác với CDC và Bộ Y tế Mỹ trong khâu xử lý dữ liệu y tế xã hội, ví dụ kiểm tra xem hiện các bệnh viện còn bao nhiêu giường trống, giường bệnh nào còn người nằm, trạng thái bệnh lý...
Vấn đề khó khăn là chính phủ và các doanh nghiệp phải tìm ra một giải pháp hài hòa, vừa hữu hiệu để phòng ngừa lây lan vừa lại không làm tiết lộ hồ sơ y tế cá nhân của công dân Mỹ. Vì đây là một trong những quyền riêng tư của công dân Mỹ, vốn được Hiến pháp bảo đảm.
Một lĩnh vực khác cũng được quan tâm là chống việc lan truyền các tin giả, thông tin sai lệch trên mạng internet. Một liên minh gồm Facebook, Google, YouTube, Microsoft, LinkedIn, Twitter và Reddit đã được thành lập để đối phó với vấn đề này. Liên minh cũng gởi lời mời các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông cùng tham gia.
Không chỉ giới công nghệ, các nhà đầu tư Mỹ cũng đang có kế hoạch huy động thêm vốn cho các doanh nghiệp công nghệ dùng vào nghiên cứu chống dịch Covid-19 và hỗ trợ cho cộng đồng
Hiện nay, Mỹ vẫn đang trong tình trạng thiếu thốn trầm trọng trang bị phòng dịch, vấn đề sẽ sớm được khắc phục nhờ vào sự năng động và nhanh nhạy của giới doanh nghiệp tư nhân cũng như tiềm lực hùng hậu của nền công nghệ Mỹ. Toàn cầu hóa mang lại những thuận lợi cho sản xuất của các doanh nghiệp Mỹ vì các chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu trải rộng ở nhiều nước. Do đó, theo dự đoán chỉ một thời gian ngắn nữa là những sản phẩm y tế cần thiết cho điều trị và phòng dịch của nước Mỹ sẽ không còn thiếu hụt như hiện tại.
Vì sao Huawei không thể làm chip nếu thiếu công nghệ Mỹ? Là thiết kế chip tên tuổi, Huawei vẫn không thể thiếu đi công nghệ, vật tư của Mỹ để làm chip. Lệnh cấm kép của Mỹ đưa ra với Huawei vào ngày 17/8 được coi như một đòn "kết liễu" công ty Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ yêu cầu mọi công ty cung cấp chip, nếu sử dụng phần mềm hoặc công...