Các hãng bảo hiểm tại Việt Nam đang chi trả khoảng 2.500 tỷ đồng cho khách hàng trong tháng
Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 151.001 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 23%/năm, (giai đoạn 2011-2015 là 23%, 2016-2018 là 21%). Hàng tháng, các doanh nghiệp bảo hiểm chi bồi thường trung bình khoảng 2.500 tỷ đồng.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội – Hình minh họa – Ảnh báo Bình Định
Đó là thông tin mà ông Phùng Ngọc Khánh – Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm ( Bộ Tài chính) chia sẻ.
Theo ông Phùng Ngọc Khánh, sau hơn 20 năm hình thành, phát triển, đặc biệt sau khi thực hiện Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam và tái cấu trúc doanh nghiệp bảo hiểm, thị trường bảo hiểm đã không ngừng hoàn thiên và lớn mạnh cả về quy mô, số lượng doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Video đang HOT
Thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có sự đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, như: góp phần thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy tiết kiệm cho nền kinh tế; góp phần bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người dân có thể tự thu xếp, bảo vệ về mặt tài chính, và được bảo hiểm chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai nạn, ốm đau, mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước; bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư, giúp cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng đến các giải pháp tín dụng và dự phòng tài chính khác; thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế; góp phần thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ.
Đên hêt năm 2018, thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện có 64 doanh nghiệp kinh doanh bao hiêm (trong đó có 30 DNBH phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 14 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm) và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài. Thị trường bảo hiểm đã ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế – xã hội, thể hiện qua một số chỉ tiêu cụ thể trong năm 2018 và tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2018, cụ thể: Năm 2018, tổng tai san ước đạt 390.717 tỷ đồng, tăng bình quân 18%/năm (giai đoạn 2011-2015 là 16%, 2016-2018 là 23%). Tổng số tiền đầu tư ước đạt 324.644 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 19%/năm (giai đoạn 2011-2015 là 16%, 2016-2018 là 24%). Tổng dự phòng nghiệp vụ ước đạt 247.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 21%/năm (giai đoạn 2011-2015 là 15%, 2016-2018 là 27%). Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 82.584 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 13%/năm (giai đoạn 2011-2015 là 9%, 2016-2018 là 20%). Tổng doanh thu bảo hiểm ước đạt 151.001 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân 23%/năm, (giai đoạn 2011-2015 là 23%, 2016-2018 là 21%). Hàng tháng, các doanh nghiệp bảo hiểm chi bồi thường trung bình khoảng 2.500 tỷ đồng./.
Sỹ Trung (T/h)
Theo toquoc.vn
Tổng tài sản thị trường bảo hiểm đã đạt hơn 365.000 tỷ đồng
Lũy kế trong 8 tháng, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 365.528 tỷ đồng, tăng 35,16% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo tình hình thực hiện chương trình công tác 8 tháng đầu năm 2018 của Bộ Tài chính liên quan đến thị trường bảo hiểm cho biết, lũy kế trong 8 tháng, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 365.528 tỷ đồng, tăng 35,16% so với cùng kỳ năm trước.
Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 289.002 tỷ đồng (tăng 27.63% so với cùng kỳ năm trước). Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 80.837 tỷ đồng (tăng 38,81% so với cùng kỳ năm trước).
Theo báo cáo Bộ Tài chính, trong tháng 9 sẽ tiếp tục hoàn thiện Đề án tái cơ cấu thị trường chứng khoán, bảo hiểm giai đoạn 2017-2020.Tiếp tục phối hợp với các tổ chức quốc tế để nghiên cứu, xây dựng và sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm; hoàn thiện hồ sơ và trình Chính phủ về dự thảo Nghị định về bảo hiểm vi mô.
Trước đó, Cục Quản lý và Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính từng cho biết, 6 tháng đầu năm 2018, thị trường bảo hiểm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định.
Cụ thể, tổng tài sản của toàn ngành ước đạt 336.997 tỷ đồng (tăng 27,33%) so với cùng kỳ năm 2017; Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 277.384 tỷ đồng (tăng 27,47%) so với cùng kỳ năm 2017; Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 218.351 tỷ đồng (tăng 36,83%) so với cùng kỳ năm 2017; Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 71.143 tỷ đồng (tăng 27,87%) so với cùng kỳ năm 2017.
Cũng trong 6 tháng đầu năm, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn ngành ước đạt 58.656 tỷ đồng (tăng 24,35%) so với cùng kỳ năm 2017; chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 16.322 tỷ đồng (tăng 22,43%) so với cùng kỳ năm 2017.
Trong 6 tháng đầu năm, ngành đã triển khai thanh tra 4/7 doanh nghiệp bảo hiểm. Trong đó, đã kết thúc thanh tra và đang hoàn thiện dự thảo kết luận thanh tra Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon Việt Nam và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Generali Việt Nam. Đã kết thúc thanh tra và đang hoàn thiện Biên bản làm việc, tổng hợp báo cáo kết quả thanh tra tại Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam và đã triển khai thanh tra Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex.
Về kiểm tra, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị tại Kết luận thanh tra tại 4 doanh nghiệp bảo hiểm (VINARE, AIA, Sunlife, Công ty TNHH một thành viên Bảo hiểm Ngân hàng Công thương Việt Nam).
Qua kiểm tra thấy các nội dung kiến nghị tại kết luận thanh tra đều được các doanh nghiệp bảo hiểm thống nhất với kết luận thanh tra và không có ý kiến giải trình, nghiêm túc thực hiện các kiến nghị tại kết luận thanh tra và đã chấn chỉnh khắc phục các tồn tại thiếu sót.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Một trong những trường hợp chi trả bảo hiểm lớn nhất lịch sử Bảo Việt Nhân Thọ vừa được trao Ngày 21/10/2018, Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ đã tổ chức chi trả quyền lợi bảo hiểm cho vợ chồng khách hàng thiệt mạng do hỏa hoạn tại TP. HCM với số tiền chi trả 8,4 tỷ đồng. Thêm một trường hợp chi trả quyền lợi bảo hiểm lớn nhất trong lịch sử chi trả của Bảo Việt Nhân thọ. Được biết...