Các giải pháp đối phó với stress
Hãy tự hỏi bạn sẽ đối phó như thế nào với stress, thay vì luôn dằn vặt mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ như thế nào.
Việc đầu tiên là bạn phải biết nhận ra các dấu hiệu của stress:
Các dấu hiệu của stress bao gồm những bất bình thường về thể chất, thần kinh và quan hệ xã hội. Cụ thể là sự kiệt sức, tự dưng thèm ăn hoặc bỏ ăn, đau đầu, khóc, mất ngủ hoặc là ngủ quên. Ngoài ra, tìm đến rượu, thuốc, hoặc những biểu hiện khó chịu khác cũng là những dấu hiệu của stress. Stress còn đi kèm với cảm giác bất an, giận dữ, hoặc sợ hãi.
Vậy bạn nên đối phó với stress bằng cách nào?
Quan sát: Hãy xem xung quanh bạn có điều gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình hình khó khăn.
Giải pháp: Tìm cách thoát khỏi cảm giác khủng hoảng. Nghỉ ngơi, thư giãn, tặng cho bản thân một thời gian nghỉ ngắn mỗi ngày.
Tránh những phản ứng thái quá: Tại sao lại phải “Ghét” khi mà “Một chút xíu không thích” là ổn rồi? Tại sao lại phải “lo cuống lên” khi mà “hơi lo một tẹo” là được? Tại sao phải”Giận sôi người” khi mà “hơi giận môt chút” đã đủ độ? Tại sao phải “đau khổ tột cùng khi mà bạn chỉ cần “buồn một tẹo”?
Video đang HOT
Giải pháp: Thử thay đối cách bạn thường phản ứng, nhưng hãy thay đổi từ từ, và có chọn lọc, từng bước một. Tập trung giải quyết một khó khăn nào đó và thử thay đổi cách bạn phản ứng trước khó khăn đó.
Đặt những mục tiêu cụ thể cho bản thân: Cắt bớt khối lượng công việc và điều này có thế giúp bạn tránh được việc suốt ngày phải lo nghĩ quá nhiều.
Giải pháp: Không nên làm cho bản thân mình “ngập đầu ngập cổ” bằng việc gánh nhận quá nhiều công việc cùng một lúc.
Không được trốn tránh bằng rượu hay thuốc. Hai thứ này sẽ chẳng giúp được gì bạn mà sẽ làm cho tình trạng stress càng trở nên trầm trọng.
Giải pháp: Hãy học cách thư giãn: xoa bóp và những bài tập thở thư giãn rất hữu dụng để kiếm soát stress. Những thư giãn như vậy giúp xoa bớt ưu phiền khỏi tâm trí của bạn.
Dĩ độc trị độc: Nếu bạn không tránh được stress, không thoát hẳn được stress thì sử dụng stress theo một hướng tích cực.
Giải pháp: Hãy tự hỏi bạn sẽ đối phó như thế nào với stress, thay vì luôn dằn vặt mọi chuyện sẽ trở nên tồi tệ như thế nào. “Stress làm tăng trí nhớ, khi stress trong thời gian ngắn và không quá nghiêm trọng. Stress khiến cơ thể sản sinh ra nhiều glucose lên não, tạo thêm nhiều năng lượng cho các nơ-ron. Điều này giúp sự phát triển trí nhớ và phục hồi trí nhớ. Mặt khác, nếu stress kéo dài thì nó lại có thể cản trở việc vận chuyển glucose và từ đó làm giảm trí nhớ.
Và điều quan trọng nhất là nếu cơn stress của bạn vượt quá mức chịu đựng và khiến bạn không thể làm được các việc khác, học tập, lao động.., thì hãy tìm đến các chuyên gia tâm lý và bác sỹ. Các sản phẩm giúp đẩy lùi stress có nguồn gốc thảo dược cũng được khuyên dùng. Chúc bạn vượt qua stress một cách hiệu quả!
Theo Eva
Chữa bệnh "ngố" khi yêu
Họ là những người cá tính, tự tin, thú vị. Nhưng khi đối diện với người ấy, họ bắt đầu lúng túng, vụng về và nhàm chán. Làm sao để "chữa" được "bệnh" này?
Hấp dẫn là khi bạn không suy nghĩ nhiều
Thùy Đan (lớp 11 trường THPT NHC) chia sẻ: "Mình hay lo người ấy nghĩ không tốt về mình. Thế là mình luôn hành động theo cách mà mình cho là đúng: quan tâm rất nhiều, tìm mọi cách để cho người ta hiểu được tình cảm, cố tỏ ra hấp dẫn, thú vị... Nhưng kết quả là mình trở nên "ngố" và hành động vớ vẩn vô cùng. Sau này cậu ấy kể lại, lúc đó mình không còn là chính mình nữa, cậu ấy cảm thấy chán, cậu ấy thích hình ảnh của mình khi còn là bạn bè".
Vì vậy, điều bạn rút ra được chính là: Đừng quan tâm đến việc "người ta" nghĩ gì về bạn mà hãy chú ý thể hiện những gì bạn muốn. Tự tin vào chính mình đi chứ, nếu sự thể hiện của bạn dựa vào sở thích của đối phương thì đảm bảo người ấy sẽ thở dài vì chán đấy.
Lạc quan trước mọi tình huống
Dù người ấy có chấp nhận tình cảm của bạn hay khước từ điều đó, bạn cũng phải vui vẻ đón nhận. Khi bạn không quan tâm đến kết quả thì bạn sẽ giảm bớt căng thẳng hơn và tự biết cách cân bằng.
Trí Dũng (sinh viên năm 1 ĐH Luật) chia sẻ: "Ban đầu, mình có tình cảm với cô ấy và ra sức thể hiện, cô ấy khước từ. Mình chấp nhận yêu đơn phương dù cho cô ấy có ghét mình, cô ấy có người yêu, hay chẳng bao giờ chấp nhận mình đi nữa. Mình bắt đầu bớt thể hiện, vẫn âm thầm quan tâm, lắng nghe cô ấy chia sẻ, mình không còn thể hiện tình cảm nữa vì mình biết điều đó không quan trọng bằng hành động. Một thời gian sau, cô ấy chủ động tỏ tình với mình. Cô ấy thích sự quan tâm chân thành, thích con người thật của mình, và cả sự kiên trì đáng nể của mình nữa".
Biết yêu thương bản thân mình
Khi bạn trân trọng chính mình, bạn mới có đủ bản lĩnh để yêu người khác. Nếu vì yêu mà bạn thay đổi sở thích, phong cách, thậm chí là cả tính cách đặc biệt của mình, thì đó là một quyết định sai lầm. Chỉ khi nào tự tin vào chính mình, biết nâng niu bản thân mình thì người khác mới có thể yêu thương bạn được.
Vì vậy, nếu thấy người ấy online, chẳng việc gì bạn phải cuống cuồng đến mức vứt bỏ hết công việc để chat không ngừng nghỉ với người ta, chẳng việc gì bạn phải thay đổi status liên tục chỉ vì muốn người ấy chú ý, chẳng việc gì bạn phải thay đổi gu ăn mặc của mình chỉ vì người ấy nói vu vơ: "Mình thích sự đơn giản". Đôi khi chúng ta thích những sự phá cách, sáng tạo và đối lập. Điều gì quá rập khuôn và vụng về sẽ khiến người ấy nản lòng.
Khi yêu, ai cũng có một chút ngốc nghếch. Nhưng điều quan trọng là, bạn đừng biến mình thành một "con rối", vì chính bạn cũng cần được bạn yêu thương.
Theo Bưu Điện Việt Nam