Các đơn vị giáo dục ERC, SIBME, IFA: Bị cấm nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động !
Mặc dù bị Bộ GD-ĐT ra quyết định xử phạt, yêu cầu ngưng các hoạt động sai phạm, đề nghị UBND TP.HCM rút giấy phép, nhưng cho đến hôm qua 15.11 các cơ sở này vẫn ngang nhiên hoạt động tuyển sinh.
Tờ rơi quảng cáo chương trình ERC phát ngày 15.11 và tờ phiếu thông báo thưởng 100 USD tiền mặt khi giới thiệu một học viên đăng ký học – Ảnh: Đăng Nguyên
Giới thiệu một học viên sẽ được tặng 100 USD
Sáng ngày 15.11, tại trụ sở Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC), Công ty TNHH đào tạo công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh ( SIBME), Viện Quản trị tài chính ( IFA), mọi hoạt động vẫn diễn ra bình thường. Một nhân viên tại đây cho biết, hiện ERC vẫn tổ chức đào tạo cho số học viên đã đóng tiền học và nhận đăng ký cho các khóa học được tổ chức từ tháng 1.2013. Ngoài ra, trường còn có tờ quảng cáo giới thiệu về Trường ĐH Greenwich (Anh) và 3 chương trình đào tạo ĐH tại ERC liên kết với Singapore gồm: quản trị kinh doanh, quản trị du lịch và khách sạn, tài chính ngân hàng. Nhân viên của trường còn tư vấn về chương trình học này. Đặc biệt, ERC còn gửi phiếu tuyển sinh có thưởng với nội dung: “Nếu ai giới thiệu được một học viên vào học cử nhân hay thạc sĩ sẽ được tặng 100 USD”!
Cũng trong sáng qua, SIBME vẫn hoạt động. Nhân viên vẫn tiếp khách và tư vấn cho người đăng ký học.
Riêng IFA đã chuyển trụ sở hoạt động về đường Nguyễn Đình Chiểu (Q.3, TP.HCM). Khi tiếp xúc, một nhân viên cho biết IFA tiếp tục đào tạo các chương trình, luôn bảo vệ quyền lợi người học và chỉ cung cấp thông tin chi tiết khi phụ huynh chứng minh được con mình đang học tại IFA.
Trong khi đó, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đã có văn bản gửi UBND TP.HCM cho biết đang lập thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề của ERC và SIBME. Sở đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo cơ quan chức năng, bằng biện pháp nghiệp vụ, theo dõi, giám sát để đề phòng và kịp thời ngăn chặn hành vi bỏ trốn của chủ đầu tư 2 đơn vị này.
Chuyển đổi sang trường khác tại VN hoặc sang Singapore
Xung quanh vụ lãnh đạo Trường kinh doanh Melior bỏ trốn, đến nay vẫn chưa có trả lời chính thức nào từ phía Melior giúp học viên yên tâm, ngoài bức thư điện tử đề ra 2 phương án giải quyết mà không có chữ ký của người chịu trách nhiệm.
Đến thời điểm này, cách duy nhất để học viên liên lạc với lãnh đạo Trường kinh doanh Melior là thông qua thư điện tử tại địa chỉ support@mbs.edu.vn. Sau nhiều ngày liên lạc, đến tối 14.11, các học viên nhận được thư từ địa chỉ trên đề ra phương án giải quyết việc học sắp tới.
Video đang HOT
Theo đó, học viên có thể lựa chọn 2 phương án. Một là Trường Melior tại Singapore (MIC) sẽ cấp học bổng toàn phần cho các học viên đã học tại Melior Việt Nam. Trường Melior Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm gửi các loại giấy tờ cho MIC công nhận cấp học bổng. Thứ hai, học viên có thể chuyển qua học chương trình liên kết của ĐH Vatel (Pháp) với Trường ĐH Hoa Sen (đây cũng là chương trình liên kết với Trường Melior tại Singapore). Thư cũng nêu cụ thể điều kiện nhập học tại Trường ĐH Hoa Sen và thời hạn ghi danh sắp tới tại đây.
Cuối thư, bộ phận hỗ trợ của Melior cho biết đang hoàn tất các thỏa thuận chuyển nhượng với các trường ĐH khác tại Singapore và Việt Nam và sẽ thông báo tiếp tục trong thời gian sắp tới. Đối với học viên muốn nhận bảng điểm gốc, trường sẽ chuyển phát nhanh thông qua đường thư tín trong vòng 3 tuần.
Chưa có gì chính thức
Trong khi đó, đại diện Trường ĐH Hoa Sen cho biết chưa hề có ký kết chính thức nào với phía Trường kinh doanh Melior. Tuy nhiên, Trường ĐH Hoa Sen rất quan tâm đến vụ việc này và cảm thông với các khó khăn mà các học viên đang gặp phải. Trường sẽ tiếp nhận học viên theo đúng quy trình tuyển sinh và tuân theo các yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Học viên có thể đến phòng tư vấn tuyển sinh của trường để biết rõ hơn thông tin.
Đối với các SV muốn nhập học chương trình Vatel, điều kiện dự tuyển là thí sinh phải tốt nghiệp THPT, có điểm ngoại ngữ 5.5 IELTS hoặc tương đương trở lên. Thí sinh phải tham gia 2 bài kiểm tra về động cơ học tập và khả năng thích ứng với ngành và phải đạt điểm theo yêu cầu mới có thể trở thành sinh viên của trường. Nếu học viên đã học một số môn tại Melior, trường sẽ xem xét có phù hợp quy định hay không mới công nhận. Ngoài ra, học viên tại một số cơ sở giáo dục khác như: ERC, SIBME, IFA cũng có thể nộp đơn vào trường này.
Từ các thông tin này, có thể thấy việc Melior chuyển học viên qua học tại Trường ĐH Hoa Sen chưa phải là hướng giải quyết chính thức vì Trường
Melior và Trường ĐH Hoa Sen chưa ký kết bất kỳ thỏa thuận nào. Nghĩa là học viên vẫn phải đóng học phí từ đầu.
Đăng Nguyên
Theo thanh niên
Chiêu PR để 'ẵm' học phí trăm triệu của trường Melior
Trường Melior đóng cửa, giám đốc tháo chạy để lại sinh viên và phụ huynh ngỡ ngàng bởi trước đó họ tin rằng mình đang tiếp nhận một nền giáo dục đạt chuẩn quốc tế. Điều gì làm nên niềm tin này?
Nhập nhằng "trường mẹ, trường con"
Trong email gửi cho học viên vào ngày 14/11, MIC (Melior International College) - trường Melior tại Singapore cho biết Melior Việt Nam là trường được mở theo hình thức nhượng quyền thương hiệu và việc chạy làng vừa qua không liên quan gì đến trường này, và thực chất MIC Singapore cũng không phải trường mẹ của Melior Việt Nam.
Tuy vậy trong quá trình tuyển sinh trước đây, trường Melior Việt Nam luôn tự giới thiệu mình là "thuộc tập đoàn giáo dục Melior - một tổ chức tư nhân đã đăng ký với Bộ Giáo dục Singapore và được cấp chứng nhận EduTrust và Case Trust trong lĩnh vực giáo dục tại Singapore" hoặc "chương trình đào tạo cử nhân và cao đẳng nâng cao cho sinh viên quốc tế và sinh viên tại Singapore".
Melior được giới thiệu trong mục ĐH Quốc tế và thông tin đưa ra là của trường Melior International College ở Singapore.
Nhưng thông tin liên hệ ở dưới lại là trường của Việt Nam.
Đây là những giới thiệu về trường Melior tại Singapore. Thế nhưng đến khi đưa ra địa chỉ lại địa chỉ trường Melior Việt Nam ở đường Nguyễn Văn Trỗi, quận Phú Nhuận, TP.HCM, Melior Việt Nam nghiễn nhiên trở thành... Cao đẳng Quốc tế.
Tuấn Anh (quận Phú Nhuận) cho biết học viên này chọn Melior Việt Nam vì môitrường quốc tế, dễ dàng xin việc hơn. Bà Yến (quận 11) cũng vì "chuẩn quốc tế" mà đăng ký cho con học tại Melior, "trường này rẻ hơn RMIT, có thể liên thông đại học, tôi nghĩ vậy là được rồi".
Sự nhập nhằng này có thể gây hiểu lầm cho không ít phụ huynh, học sinh khi tìm hiểu thông tin về Trường Kinh doanh Melior Việt Nam, để đến lúc trường "con" tháo chạy, trường "mẹ" cũng dửng dưng vì trách nhiệm không thuộc về mình.
Nhập nhằng "cao đẳng, đại học"
Melior Việt Nam chỉ có giấy phép đào tạo hệ trung cấp ngắn hạn, nhưng theo quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trường này lại quảng cáo rằng mình đào tạo hệ cao đẳng. Nhiều học viên như học viên Duy An, sau khi sự việc vỡ lỡ, giám đốc tháo chạy vẫn nghĩ rằng mình đang học để lấy bằng... cao đẳng nâng cao.
Học ở Melior Việt Nam sẽ lấy được bằng cao đẳng và cao đẳng nâng cao?
Học viên nhầm lẫn do thiếu tìm hiểu rõ ràng. Tuy nhiên, theo một học viên tập trung ở trường này sáng 14/11, "có ai đi tìm hiểu về trường mình sẽ học đến mức hỏi, xem giấy phép đào tạo của họ. Khi mình học lớp 12, Melior về trường mình PR rầm rộ, trường của Singapore, điều kiện hấp dẫn, lấy được bằng cao đẳng rồi chuyển tiếp đại học, ai mà không thích?".
Trường này cũng đưa ra điều kiện sinh viên muốn nhập học phải có IELTS 6.0 hoặc TOEFL 550, nếu không sẽ phải tham dự khóa tiếng Anh của trường trước khi được học chính thức. Điều này khiến nhiều học viên lầm tưởng rằng khóa học tiếng Anh cũng Melior chí ít cũng giúp học viên đạt được trình độ tiếng Anh tương đương ở trên...
Trường Melior đã hoàn toàn biến mất. Trên ảnh: Chủ tòa nhà đã dán giấy báo cho thuê mặt bằng mới.
Thông tin PR đưa ra từ phía Trường Kinh doanh Melior là sai lệch sự thật, tuy nhiên cũng phải thừa nhận trường này đã làm PR rất hiệu quả và bài bản. Theo Thanh Tuấn, khi học viên này nghi ngờ về sự minh bạch trong đào tạo của trường và thắc mắc, nhân viên của trường đã ra sức thuyết phục Tuấn theo tiếp chương trình học.
Trong khi đó, những trường đại học ở Việt Nam, đặc biệt là đại học công lập việc tiếp xúc với sinh viên rất hạn chế. Không chỉ trong tiếp xúc với sinh viên, Melior còn có người chuyên tư vấn và giải đáp thắc mắc trực tuyến. Trên "forum" trường Marie Curie, ngay sau khi một thông tin không tốt về Melior được đưa ra bởi thành viên, nhân viên của Melior lập tức vào đính chính, giải thích...
PHƯƠNG THẢO
Theo Infonet
Trường kinh doanh Melior hô biến: Bộ cấm hoạt động, Sở lại tiếp tục cấp phép! Điều đáng nói, trong khi Bộ GD-ĐT xử phạt và cấm hoạt động đào tạo bậc ĐH, CĐ của Trường kinh doanh Melior (tháng 5.2012) thì ngày 15.8 Sở LĐ-TB-XH TP.HCM lại cấp giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động dạy nghề cho đơn vị này để rồi Melior thu tiền học phí và... biến mất. Sáng ngày 14.11, học viên...