Các địa phương rà soát lại nhu cầu tuyển sinh và đào tạo giáo viên
Việc rà soát này đáp ứng nhu cầu xác định chỉ tiêu cho các cơ sở đào tào nhằm đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, sát với nhu cầu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị rà soát thông tin đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh, đào tạo năm 2022 và đề xuất nhu cầu từ năm 2023 đến năm 2025.
Theo đó, việc này nhằm triển khai hiệu quả Nghị định số 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Bộ GD&ĐT cho hay, Nghị định số 116 có hiệu lực từ khóa tuyển sinh 2021-2022, nhưng trong quá trình triển khai có nhiều vướng mắc về số chỉ tiêu đã đề xuất của một số địa phương và việc triển khai thực tế giữa các địa phương và các cơ sở đào tạo.
Để bảo đảm nhu cầu giáo viên mà địa phương đã đề xuất đến năm 2022 và nhu cầu các năm tiếp theo sát với thực tế, Bộ GD&ĐT đề nghị các địa phương rà soát nhu cầu tuyển sinh và đào tạo giáo viên năm 2022, đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên từ năm 2023 đến năm 2025.
Đây là một trong các căn cứ quan trọng để Bộ GD&ĐT xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho các cơ sở đào tạo.
Hoạt động này giúp khắc phục tình trạng thừa/thiếu giáo viên
Bộ GD&ĐT đề nghị trước ngày 31/12 các năm 2022 đến 2024, các địa phương gửi văn bản điều chỉnh nhu cầu so với nhu cầu đã đăng ký cho các năm 2023-2025 để việc xác định chỉ tiêu, tổ chức tuyển sinh và đào tạo giáo viên sau năm 2022 đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, sát với nhu cầu của các địa phương,
Video đang HOT
Trước đó, ngày 8/1/2020, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc đề xuất nhu cầu đào tạo giáo viên từ năm 2020-2022 trên cơ sở đề xuất của các địa phương, năng lực đào tạo của các trường.
Bộ đã xác định chỉ tiêu đào tạo giáo viên các năm 2020- 2021 cho các cơ sở đào tạo theo quy định của luật Giáo dục Đại học và các quy định của Bộ GD&ĐT.
Ngoài ra, ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 116 quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên ngành sư phạm.
Nghị định này có hiệu lực từ khóa tuyển sinh 2021-2022. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện còn nhiều vướng mắc về số chỉ tiêu đã đề xuất của một số địa phương và việc triển khai giữa các địa phương với cơ sở đào tạo.
Nghị định 116/2020/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm có hiệu lực từ ngày 15-11-2020. Theo đó, sinh viên sư phạm được Nhà nước hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí.
Trong đó, tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của nhà trường nơi theo học và 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường. Thời gian hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt theo số tháng thực tế học tập tại trường theo quy định, nhưng không quá 10 tháng/năm học.
Xây dựng dữ liệu đào tạo giáo viên và dữ liệu giáo viên để đào tạo theo nhu cầu
TS Nguyễn Ngọc Hiền: "Hiện nay chưa có một hệ thống dữ liệu giáo viên, dữ liệu đào tạo giáo viên trong cả nước nên rất khó xác định nhu cầu để đặt hàng đào tạo".
Trong buổi Tọa đàm "Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Nghị định 116/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm" do Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức cuối tháng 12/2021, nhiều cơ sở đào tạo giáo viên cho biết, trong năm 2021, số lượng đặt hàng đào tạo của các địa phương cho các trường còn rất ít. Thậm chí, có một số trường đại học không nhận được đơn đặt hàng nào từ các địa phương.
Đây cũng là vấn đề mà các trường lo ngại đối với những mùa tuyển sinh năm 2022.
Còn thiếu hệ thống dữ liệu đào tạo giáo viên, dữ liệu giáo viên toàn quốc
Trao đổi về vấn đề đặt hàng đào tạo giáo viên với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Vinh cho rằng, Nghị định 116 đã cho thấy chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống giáo dục. Chính sách này đã hỗ trợ và mang đến những tín hiệu tích cực đối với công tác đào tạo sư phạm ở các cơ sở đào tạo giáo viên trong cả nước, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ ngành giáo dục trong tương lai.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền - Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Vinh cho rằng, cần xây dựng dữ liệu đào tạo giáo viên và dữ liệu giáo viên trong cả nước để tiến tới đào tạo giáo viên theo nhu cầu. (Ảnh: Trường Đại học Vinh)
Cụ thể, mùa tuyển sinh năm 2021 đã cho thấy những khởi sắc của ngành sư phạm khi số lượng học sinh đăng ký tăng cao, đặc biệt là thu hút được nhiều học sinh giỏi, điểm trúng tuyển các ngành sư phạm của các trường cơ bản đều tăng hơn so với những năm trước, có những ngành ở một số trường điểm trúng tuyển rất cao, đến 27- 28 điểm.
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện Nghị định 116 vẫn còn những khó khăn từ cả những lý do khách quan lẫn chủ quan.
Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị định 116, thời gian lại khá gấp nên kế hoạch thực hiện, việc tính toán nhu cầu nhân lực, bố trí ngân sách của địa phương chưa thực sự sẵn sàng. Đó cũng chính là lý do dẫn đến việc đặt hàng đào tạo giáo viên khó thực hiện trong năm 2021.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền nhận định, các địa phương muốn đặt hàng đào tạo giáo viên thì trước hết phải tính toán được nhu cầu đội ngũ nhân lực cho ngành giáo dục của địa phương mình.
Tuy nhiên, rất khó để các địa phương tính được một cách chuẩn xác nhu cầu đặt hàng đội ngũ giáo viên cho tương lai bởi họ không nắm được, không thống kê được số lượng sinh viên sư phạm đang hoặc đã được đào tạo có nguyện vọng công tác ở địa phương mà chưa có việc làm hoặc đang làm trái với ngành nghề được đào tạo.
Ngoài ra, hiện nay tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ vẫn xảy ra ở nhiều tỉnh thành, các địa phương có mong muốn được bổ sung nguồn nhân lực giáo viên nhưng lại rất khó khăn bởi chính sách tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
"Rõ ràng khi không có dữ liệu, số liệu cụ thể thì các địa phương cũng rất khó để xác định nhu cầu thực tế cần phải đào tạo giáo viên theo từng cấp học, từng ngành học. Nguyên nhân là chúng ta chưa có được một hệ thống dữ liệu đào tạo giáo viên cũng như hệ thống dữ liệu giáo viên thống nhất trong cả nước.
Bên cạnh đó, tại kỳ tuyển sinh năm 2021 chưa có sự phối hợp thống nhất trong việc thực hiện Nghị định 116 giữa các bộ, ngành, các địa phương và các cơ sở đào tạo giáo viên. Các bên liên quan chưa bắt tay tham gia thực hiện chính sách này một cách nhịp nhàng, dẫn tới còn có những độ vênh nhất định", Tiến sĩ Hiền chia sẻ.
Cần thống nhất chỉ đạo và phối hợp giữa các bên trong việc thực hiện Nghị định 116
Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền, để tính toán nhu cầu và giải quyết được bài toán đặt hàng đào tạo giáo viên thì cần có sự vào cuộc, sự thống nhất chỉ đạo, phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ ngành liên quan), các địa phương cùng các cơ sở đào tạo giáo viên trên cả nước, để cùng tháo gỡ những vướng mắc, những điểm nghẽn còn tồn tại, cuối cùng, đi đến thực hiện thành công mục tiêu Nghị định 116 đặt ra.
Về phía các cơ sở đào tạo giáo viên, các trường phải rà soát, đánh giá đúng năng lực đào tạo, chuẩn bị các điều kiện tốt nhất từ khâu chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất cũng như tích cực đổi mới phương thức đào tạo, để tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Các thông tin về năng lực đào tạo của các trường phải được công khai một cách đầy đủ, rộng rãi để các địa phương có cơ sở lựa chọn trường đào tạo giáo viên phù hợp theo nhu cầu nhân lực của địa phương mình, giúp các địa phương chuẩn bị tốt kế hoạch để liên kết, hợp tác với trường trong việc đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực giáo dục.
Trong bối cảnh hiện nay, các trường cần chủ động làm việc với các địa phương, thống nhất trong việc đào tạo giáo viên theo nhu cầu xã hội bằng hình thức đặt hàng đào tạo theo đúng tinh thần của Nghị định 116.
Tiến sĩ Hiền cũng nhấn mạnh đến nhiệm vụ xây dựng hệ thống dữ liệu giáo viên và dữ liệu đào tạo giáo viên trên cả nước.
Dữ liệu đào tạo giáo viên và dữ liệu giáo viên hiện nay của chúng ta chưa đầy đủ và chính xác. Thiết nghĩ, trong bối cảnh đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục thì cơ sở dữ liệu của chúng ta phải được xây dựng đầy đủ, công khai và minh bạch.
Các cơ sở đào tạo giáo viên tham gia cung cấp đầy đủ thông tin về số lượng sinh viên sư phạm của trường hằng năm theo từng ngành. Dữ liệu này cũng phải chi tiết, cụ thể như: thông tin từng sinh viên theo học thuộc địa phương nào, nguyện vọng (dự kiến) công tác sau khi ra trường ở đâu.
"Việc xây dựng dữ liệu đào tạo giáo viên không chỉ cần thiết trong giai đoạn hiện nay mà phải cập nhật cả những sinh viên sư phạm đã được nhà trường đào tạo trước đó.
Bên cạnh đó, dữ liệu giáo viên cả nước cũng cần được xây dựng và cập nhật, có thể liên thông với cơ sở dữ liệu đào tạo giáo viên. Đây là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Qua đó, chúng ta sẽ biết từng địa phương, từng trường học đang thiếu bao nhiêu giáo viên và thiếu giáo viên ở những cấp học nào, bộ môn nào.
Làm được điều này, các địa phương mới có cơ sở khoa học để tính được bài toán về nhân lực đội ngũ, từ đó lên kế hoạch đặt hàng cho các cơ sở đào tạo giáo viên theo nhu cầu đúng như tinh thần của Nghị định 116 nêu ra", Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hiền nêu quan điểm.
Nhiều địa phương không có nhu cầu đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116 Tiến sĩ Đinh Anh Tuấn nhận định: "Trong tương lai, nhiều địa phương có thể vẫn sẽ không đặt hàng đào tạo giáo viên cho các trường sư phạm vì nhiều lý do". Sáng ngày 25/12, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Tọa đàm "Chia sẻ kinh nghiệm thực hiện Nghị định 116/NĐ-CP ngày 25/09/2020 của Chính...