Các địa phương chủ động lựa chọn sách giáo khoa
Nghị quyết 88 của Quốc hội đã nêu rất rõ: “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT”.
Ngày 4-12, trước thông tin về việc từ năm 2015 đến năm 2018, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) đã chi thù lao cho Ban chỉ đạo tổ chức biên soạn bộ SGK miền Nam là cán bộ, chuyên viên của Sở GD-ĐT TPHCM; ngoài ra có nhiều ý kiến về vai trò của Sở GD-ĐT TPHCM trong việc hợp tác với NXB Giáo dục Việt Nam biên soạn bộ sách giáo khoa “Chân trời sáng tạo”, phòng viên Báo SGGP đã liên hệ NXBGDVN để có phản hồi vụ việc.
PGS-TS Nguyễn Văn Tùng, Phó Tổng biên tập NXBGDVN cho biết, từ năm 2015, thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông, NXBGDVN đã tiến hành chuẩn bị về nhiều mặt để tổ chức biên soạn SGK mới. Theo đó, NXBGDVN phối hợp với Sở GD-ĐT TPHCM tập hợp đội ngũ nhà giáo, chuyên gia, học giả có kinh nghiệm và thành lập Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK miền Nam, với tên gọi “Chân trời sáng tạo”. Bộ sách được biên soạn với nhiệm vụ định hướng chuyên môn, phối hợp tổ chức các hoạt động tập huấn, đào tạo, hội thảo cho đội ngũ tác giả, cũng như thực hiện góp ý, chỉnh sửa nội dung của các bản thảo. Trên cơ sở đó, NXBGDVN cân đối tính toán mức thù lao phù hợp từ nguồn kinh phí của mình.
Ban chỉ đạo biên soạn bộ SGK “Chân trời sáng tạo” được thành lập để hỗ trợ công tác chuyên môn, tổ chức đội ngũ tác giả, chuyên gia tư vấn cho NXBGDVN trong quá trình làm SGK mới. Sách do NXBGDVN giữ bản quyền và đăng ký thẩm định với Hội đồng quốc gia thẩm định SGK mới. NXBGDVN cũng chịu trách nhiệm về việc xuất bản, in và phát hành các cuốn SGK do NXBGDVN đăng ký thẩm định và được phê duyệt sử dụng chính thức từ năm học 2020-2021.
Nghị quyết 88 của Quốc hội đã nêu rất rõ: “Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT”. Tại mục c, khoản 1, Điều 32 Luật Giáo dục sửa đổi (năm 2019) áp dụng từ tháng 7-2020 cũng quy định, UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT.
Mới đây, dự thảo Thông tư Hướng dẫn việc lựa chọn sách giáo khoa trong cơ sở giáo dục phổ thông yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông phải thành lập hội đồng lựa chọn sách. Trong thành phần hội đồng, ngoài người đứng đầu cơ sở giáo dục còn có giáo viên, đại diện ban đại diện cha mẹ học sinh. Hội đồng phải đảm bảo lựa chọn khách quan, minh bạch, dân chủ. Do đó, các địa phương lựa chọn SGK trên cơ sở chất lượng của các bộ sách, mức độ phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương, cũng như khả năng của các NXB trong việc đồng hành, hỗ trợ giáo viên suốt quá trình tổ chức dạy và học.
Video đang HOT
THU TÂM
Theo SGGP
Tránh "lợi ích nhóm" trong việc lựa chọn sách giáo khoa
Theo Luật Giáo dục 2019 thì việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) cho chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ giao cho UBND cấp tỉnh quyết định thay vì các cơ sở giáo dục phổ thông như quy định trước đó.
Vậy làm thế nào để việc lựa chọn SGK đảm bảo khách quan, công bằng, hạn chế được thấp nhất tình trạng tiêu cực, "lợi ích nhóm" đã và đang tiếp tục là vấn đề được dư luận xã hội đặt ra.
Khác với một chương trình, một bộ sách như hiện nay, việc thực hiện một chương trình nhiều SGK được đánh giá là sẽ phát huy được sức mạnh trí tuệ của xã hội, của các nhà khoa học, các nhà giáo tâm huyết đầu tư cho SGK. Tuy nhiên, xung quanh việc chọn bộ SGK nào để dạy trong nhà trường, hiện đang có rất nhiều ý kiến trái chiều.
UBND các tỉnh sẽ được giao chủ trì lựa chọn SGK cho chương trình mới.
Có ý kiến lo ngại tiêu cực, "lợi ích nhóm" có thể xảy ra trong việc chọn sách cũng như việc áp từ cấp Sở xuống trường sẽ làm mất quyền của giáo viên bởi chỉ giáo viên mới biết loại SGK nào là phù hợp nhất. Nguyên lãnh đạo một trường Đại học Sư phạm bày tỏ lo ngại rằng, nếu thẩm quyền chọn sách được giao cho UBND lựa chọn cho toàn tỉnh rất có thể sẽ nảy sinh tình trạng chọn sách do quan hệ, do lợi ích cá nhân, không phù hợp với yêu cầu giáo dục.
"Về nguyên tắc, những cuốn sách đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt đều đạt yêu cầu và đều có thể sử dụng trong nhà trường phố thông. Khi thực hiện một chương trình, một bộ sách thì không có cạnh tranh nhưng khi thực hiện nhiều SGK thì sẽ có cạnh tranh mà đã cạnh tranh thì cũng dễ phát sinh tiêu cực.
Chẳng hạn, các NXB có tiềm lực về tài chính, quan hệ sẽ thuận lợi, chiếm ưu thế hơn trong chiến dịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình. Thậm chí, cũng có thể chiết khấu mạnh tay hơn để thu hút các đối tác...
Trong cuộc cạnh tranh này, nếu bộ SGK nào ít được sử dụng hơn thì nhóm tác giả, NXB đó cũng sẽ dễ thua lỗ và sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Câu chuyện độc quyền SGK lại tiếp tục tái diễn trong một hình thức mới" - vị này nêu ý kiến.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng nhận định, lựa chọn bộ SGK nào là việc rất quan trọng, không phải nhà trường nào cũng đủ khả năng thẩm định. Vì thế, giao UBND các tỉnh, thành phố lựa chọn là phương án phù hợp, đảm bảo an toàn trong bối cảnh hiện nay.
GS.TS Phạm Tất Dong, nguyên Phó Trưởng ban Khoa giáo Trung ương, nêu quan điểm: "Nếu để mỗi trường tự lựa chọn bộ SGK cho mình dựa trên ý kiến của giáo viên và phụ huynh học sinh, thoạt nhìn thì có vẻ sẽ rất dân chủ nhưng đặt tình huống SGK được chọn học một thời gian, phụ huynh học sinh kêu không phù hợp, yêu cầu nhà trường chọn lại sẽ thế nào? Đó là chưa kể, mỗi giáo viên sẽ có một ý kiến khác nhau, rất khó để thống nhất. Điều này sẽ rất dễ xảy ra tình trạng loạn, gây khó khăn trong quá trình thực hiện.
Vì thế, chủ trương để mỗi địa phương chọn sách phù hợp với mình sẽ hợp lý và an toàn hơn trong dạy học, chỉ đạo cũng như kiểm tra, đánh giá". Tuy vậy, GS Phạm Tất Dong cho rằng, để hạn chế tiêu cực và khả năng cạnh tranh không lành mạnh giữa các NXB, Bộ GD&ĐT phải đưa ra được các tiêu chí cụ thể, rõ ràng quy định việc chọn SGK.
Đặc biệt, trước khi đưa về tỉnh và các địa phương, các nhóm tác giả, NXB phải công khai toàn bộ sách để các Hội đồng chuyên môn do các địa phương thành lập và đông đảo giáo viên, học sinh có điều kiện tham khảo, tìm hiểu kỹ. Việc công khai các SGK đã được phê duyệt cũng là một cách để thể hiện sự minh bạch, tạo sự yên tâm hơn cho toàn xã hội.
Bên cạnh đó, trong Hội đồng chuyên môn do UBND các tỉnh thành lập để chọn sách phải quy đủ thành phần là các chuyên gia đầu ngành, các nhà sư phạm và thầy cô giáo có kinh nghiệm. Đơn cử như đối với SGK môn Toán hoặc Tiếng Việt, phải có ít nhất 2 người là các chuyên gia, GS đầu ngành trong lĩnh vực này; có các nhà sư phạm và các thầy cô giáo giỏi có kinh nghiệm... để việc lựa chọn đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng và kín kẽ.
"Dù tất cả SGK đã được phê duyệt đều đảm bảo chất lượng và bám sát vào khung chương trình. Song trên thực tế, chất lượng giữa các cuốn SGK này chắc chắn sẽ không đồng đều, mỗi bộ sách sẽ có những điểm mạnh, yếu khác nhau. Do đó, mỗi địa phương lựa chọn bộ SGK nào cũng phải có sự cân nhắc các yếu tố phù hợp văn hóa, địa lý, lịch sử vùng miền" - GS Phạm Tất Dong chia sẻ.
Đồng quan điểm trên, TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết: Việc giao UBND các tỉnh lựa chọn SGK trong bối cảnh hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên, ông Khuyến cũng cho rằng, về lâu dài, cần nghiên cứu để tiến tới có thể giao việc lựa chọn SGK cho Hội đồng chuyên môn của các nhà trường thực hiện khi thấy đủ điều kiện.
Dưới góc độ khác, TS Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội cũng cho rằng: Về nguyên tắc, các địa phương phải thực hiện đúng Thông tư hướng dẫn chọn SGK và cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm giám sát quá trình tổ chức chọn sách, tập huấn sử dụng sách. Những vấn đề tiêu cực, nếu có bằng chứng rõ ràng sẽ phải xử lý theo quy định của pháp luật.
"Khi suy nghĩ SGK được xem như "pháp lệnh" chưa thay đổi thì việc chọn SGK trong bối cảnh "nhiều SGK" sẽ vẫn chịu những áp lực. Do đó, việc cần quan tâm làm trong lúc này là tuyên truyền về việc thay đổi bản chất trong sử dụng SGK. Khi việc này được hiểu đúng thì việc chọn SGK sẽ giảm bớt căng thẳng" - TS Phạm Tất Thắng nêu ý kiến.
Huyền Thanh
Theo cand
Chọn sách giáo khoa: Cần giám sát, đảm bảo tính minh bạch Việc giao cho trường phổ thông chọn lựa ra bộ sách giáo khoa (SGK) vào năm học 2020-2021 là không thể đảo ngược sau nhiều ồn ào, lo lắng của xã hội, nhất là phụ huynh và học sinh. Theo ý kiến của các nhà quản lý, chuyên môn tại địa bàn TP Hồ Chí Minh đều thống nhất quan điểm: Việc tham...