Các di chỉ trong hang động – thời đại đá mới ở Tuyên Quang
Di cốt người nguyên thuỷ tại di chỉ hang Phia Vài
Di chỉ hang Phia Vài : Ở trên sườn núi đá vôi thuộc thôn Cốc Ngận, xã Xuân Tân, huyện Nà Hang (nay là xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình), tỉnh Tuyên Quang. Hang ở toạ độ 1050 18′ kinh đông và 220 32′ vĩ bắc. Cửa hang hình vòm cung khá rộng, quay hướng tây hơi chếch bắc khoảng 50. Trước mặt, dưới chân núi là suối Cốc Ngận, một chi lưu nữa chảy từ phía tây nhập lại thành ngã ba suối ngay trước cửa hang rồi chảy theo hướng nam – bắc đổ vào sông Gâm cách hơn 1km về phía đông bắc. Chiều rộng của hang tính theo độ che mưa là 60m (dài 15m, rộng 4m) chỗ cao nhất của trần hang khoảng 4m, trần mái đá cao khoảng 20m.
Một hài cốt hóa thạch được tìm thấy tại hang Phia Vài.
Tại di chỉ hang Phia Vài, Bảo tàng Tuyên Quang và Viện Khảo cổ học khai quật (tháng 4, 5-2005) được bộ di cốt người nguyên thuỷ mà theo giới chuyên môn thì đó là hài cốt của người chết được chôn theo tư thế nằm ngửa bó gối, một trong những tư thế mai táng quen thuộc của cư dân văn hóa Hòa Bình, Đa Bút, Quỳnh Văn.
Dựa vào kết quả nghiên cứu nhân trắc học, có thể cho rằng đó là bộ xương của một người đàn bà khoảng 45 – 50 tuổi, cao chừng 1,56m.
Về loại hình chủng tộc, có thể cho rằng sọ Phia Vài và sọ Đú Sáng ở tỉnh Hoà Bình là những bằng chứng đầu tiên về sự xuất hiện những sọ Monggoloid đầu tròn và ngắn. Đây là nhận thức hoàn toàn mới về cư dân văn hóa Tiền sử Việt Nam, trong đó có chủ nhân văn hóa Hoà Bình.
Điều đặc biệt có giá trị khoa học cao là trong khi xử lý ở hốc mắt, đã phát hiện 2 vỏ ốc nằm gọn trong hốc mắt của người đàn bà. Đây là loại ốc biển có tên khoa học là Cyprea arabica mà tên Việt Nam gọi là ốc loa hay ốc lợn. Con ốc nằm ngửa trong hốc mắt trái, dài 27,61mm, rộng 16mm. Con ốc trong hốc mắt phải, dài 21,61mm, rộng 13,13mm nằm hơi chúi đầu xuống phía dưới. Trong mộ còn tìm được vài con ốc giống hệt 2 con ốc trên. Người xưa thường dùng loại ốc này làm đồ trang sức, đôi khi là vật trao đổi hàng hóa, nên gọi là ốc tiền. Trong lúc khâm liệm người chết, người ta đã đặt lên mỗi mắt một con ốc, để khi phần da thịt tiêu đi thì con ốc sẽ tụt xuống hốc mắt như thay cho con mắt. Dựa vào vị trí của xương tay, xương sườn, chậu hông và các đốt bàn tay, bàn chân, có thể cho rằng đây là di cốt chôn nguyên dạng (chôn lần đầu), không phải mộ cải táng. Trong lịch sử nghiên cứu các cốt sọ Tiền sử ở Việt Namvà Đông NamÁ, chưa hề thấy cách khâm liệm đặt ốc vào hốc mắt. Đây là bộ xương đầu tiên phát hiện được ở tỉnh Tuyên Quang và Đông Nam Á – một phát hiện cực kỳ quan trọng, về mặt cổ nhân học.
Tại đây, đã thu được gần 100 mảnh xương răng động vật và khá nhiều vỏ nhuyễn thể và loài giáp xác như ốc núi, trai, cua. Di cốt động vật gồm hai tập hợp chưa hóa thạch và bán hóa thạch, di cốt bán hóa thạch nhiều hơn hẳn so với chưa hóa thạch.
Video đang HOT
Công cụ đá ở hang Phia Vài được làm từ cuội sông suối ngay trước cửa hang và có thể ở ven sông Gâm, nơi cách hang khoảng hơn 1km về phía đông – bắc. Cuội làm công cụ có nhiều kích thước và độ mài mòn khác nhau, phần lớn có kích thước trung bình vừa tay cầm, độ mài mòn khá tốt, thường dùng làm công cụ ghè đẽo và chày nghiền; số ít hơn có kích thước khá lớn, độ mài mòn kém thì dùng làm công cụ chặt đập thô và hòn kê. Hang Phia Vài cũng tồn tại một số lượng đáng kể nguyên liệu đá sa thạch phiến, loại này có lẽ được lấy từ các mạch đá nằm xen kẽ với đá vôi xuất lộ ngay tại các vách đá trong hang. Cuội có độ mài mòn tốt thì có lẽ phần lớn được khai thác từ bãi cuội ven sông, còn cuội lớn và độ mài mòn kém được khai thác từ ven suối.
Khai quật khảo cổ ở hang Phia Vài.
Trong số 1.557 di vật đá (kể cả đá có vết gia công và mảnh tước) được thống kê và phân loại về chất liệu có: 789 chiếc là đá basalt, 53 chiếc là đá rhyolith, 215 chiếc là đá quartz, 40 chiếc là phiến sét, 25 chiếc là sa thạch phiến, 58 chiếc là các loại đá khác, số còn lại là công cụ không qua chế tác.
Chất liệu đá của các nhóm di vật rất khác nhau, nhóm công cụ ghè đẽo phổ biến là đá basalt và đá rhyolith; đá quartz thường dùng làm hòn ghè đập, các mảnh thổ hoàng đều là phiến sét, các mảnh sa thạch phiến có thể dùng làm bàn mài.
Hang Phia Vài có hơn 1.500 di vật. Nhóm công cụ cuội nguyên (không qua chế tác) có 267 chiếc, chiếm 17,19% tổng số hiện vật. Như vậy, đây là nhóm hiện vật kết hợp kiểu truyền thống và nhóm công cụ mang phong cách kỹ thuật chế tác và loại hình kiểu văn hóa Hoà Bình, có các loại hình công cụ: rìa lưỡi ngang, rìa dọc, rìa xiên, mũi nhọn, công cụ 1/4 cuội.
Bộ sưu tập đá của di chỉ có các công cụ hình móng ngựa, hình chữ U, hình đĩa, hình bầu dục và công cụ không định hình. Những loại hình công cụ kiểu đặc trưng Hoà Bình ở đây không nhiều, trong đó có một số hình đĩa, bầu dục hay oval ghè đẽo xung quanh trên một mặt kiểu Sumatralith. Công cụ hình chữ U hay còn gọi là rìu ngắn ở đây không chuẩn xác như ở các địa điểm Hoà Bình khác; nhóm công cụ này phân bố chủ yếu ở lớp cư trú sớm của di chỉ.
Cận cảnh thác Nặm Me nguyên sơ, bí ẩn nằm giữa núi rừng Tuyên Quang
Có thể nơi đây là ngọn thác khó chinh phục bậc nhất núi rừng Tuyên Quang.
Đến Tuyên Quang người ta thường tìm đến khám phá danh thắng Na Hang với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, đặc biệt, hồ Na Hang còn được biết đến với cái tên "vịnh Hạ Long trên cạn". Thế nhưng ở Tuyên Quang không chỉ có Na Hang. Giữa núi rừng Tuyên Quang còn có thác Nặm Me nguyên sơ, được xem như một biểu tượng của vùng đất này.
Ảnh: Tai Pham
Ảnh: Ngoc Cao
Thác Nặm Me nằm ở xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Cái tên Nặm Me theo tiếng Tày nghĩa là Thác Mẹ, suối Mẹ. Bắt nguồn từ đỉnh Sinh Long, thác chảy qua thôn Hát Nghiền, rồi đổ xuống sông Gâm.
Ảnh: Hoàng Hưng
Với chiều dài khoảng 4000m, cao trên 200m cùng 15 tầng thác lớn nhỏ, Nặm Me mang vẻ hùng vĩ pha chút bí ẩn, giữ trọn vẻ nguyên sơ.
Ảnh: Ngoc Cao
Ảnh: Ngọc Cao
Thác có bề mặt rộng và thoáng, nước chảy bốn mùa len lỏi qua những cánh rừng nguyên sinh và dãy núi đá vôi trùng điệp, cây rừng cổ thụ đặc trưng, quý hiếm. Quanh thác Nậm Me còn có những vách đá dựng đứng phủ đầy cây cỏ, rêu phong, đan xen vào đó là những cây cổ thụ to lớn.
Ảnh: vietnam.locations
Ảnh: Tai Pham
Đứng phía dưới nhìn lên, dòng thác bạc như xẻ đôi quả núi, đổ xuống mạnh mẽ. Nhưng nhìn từ xa, thác mềm mại như một dải lụa trắng nằm xen lẫn giữa rừng xanh bạt ngàn, vừa mơ màng vừa bí ẩn.
Dải lụa trắng giữa núi rừng Tuyên Quang Là thác nước đẹp nhất Tuyên Quang, thác Nặm Me ở xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình, đang là điểm đến du lịch hàng đầu của tỉnh. Sở hữu chiều cao đến 200m, chia thành 15 tầng, chiều dài 4.000m, thác Nặm Me như một dải lụa trắng xóa vắt giữa núi rừng đại ngàn Tuyên Quang. Thác Mẹ, thác Con Thác Nặm...