Các dấu hiệu ở chân chứng tỏ bệnh tim mạch
Chỉ bằng cách quan sát màu sắc cổ chân, sờ ngón chân hay đánh nhịp chân… bạn có thể phát hiện 1 số vấn đề ở tim mạch.
Test màu cổ chân phát hiện suy giãn tĩnh mạch
Hãy ngồi xuống, đặt hai mắt cá chân sát cạnh nhau và so sánh màu sắc của chúng. Nếu một bên da sẫm màu hơn bên kia hoặc có những mảng sẫm, hãy cảnh giác với suy giãn tĩnh mạch kín đáo ở chân đó.
Chuyện gì vậy? BS. Mark Whiteley, chuyên khoa ngoại tĩnh mạch tại Bệnh viện Whiteley, London cho biết: “Tuy suy giãn tĩnh mạch thường biểu hiện thành những tĩnh mạch nỗi rõ màu xanh hoặc tím ở chân, những có tới một nửa số người bị suy giãn tĩnh mạch có vấn đề ở những tĩnh mạch sâu hơn, không có dấu hiệu rõ rệt.
“Trong những trường hợp này, viêm có thể xảy ra ở các mạch máu vùng cổ chân khiến da bị sạm màu. Một dấu hiệu khác của suy giãn tĩnh mạch kín đáo là cảm giác nặng ở chân vào cuối ngày mà sẽ biến mất nếu bạn ngồi chống với hai chân vào tường trong năm phút”.
Trong khi hầu hết chúng ta nghĩ rằng suy giãn tĩnh mạch là một vấn đề về thẩm mỹ, không cần điều trị, song bệnh có thể không chỉ gây khó chịu mà trong trường hợp nặng, còn dẫn đến các biến chứng như huyết khối hoặc loét. Điều trị có nhiều cách từ việc tất ép để giảm áp lực lên tĩnh mạch đến laser hoặc các công nghệ khác để đóng kín tĩnh mạch.
Test sờ ngón chân phát hiện bệnh tim
Ngồi trên sàn, lưng và đầu tựa sát vào tường.
Cúi ra trước từ phần eo, giữ thẳng lưng đồng thời cố gắng chạm tay vào ngón chân. Nếu bạn trên 40 tuổi và không thể với tới bất cứ nơi nào gần đó, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
Bệnh tim mạch gây ra 26% tổng số ca tử vong ở Anh; nghĩa là hơn 150.000 ca tử vong mỗi năm – trung bình 420 người mỗi ngày
Chuyện gì vậy? Bài kiểm tra này được dựa trên một nghiên cứu của Viện Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia Nhật công bố trong năm 2009, cho thấy rằng ở người trung niên và lớn tuổi, những người có kém mềm dẻo thì động mạch cũng cứng.
Và khi các động mạch bị cứng, máu sẽ kém lưu thông – bao gồm cả ở tim.
Video đang HOT
Hãy xoay chuyển tình thế bằng cách năng vận động hơn, làm tăng độ mềm dẻo và cải thiện tình trạng tim mạch. Kéo giãn sau khi tập thể dục cũng sẽ giúp tăng độ mềm dẻo.
Test nhịp ngón chân phát hiện nhịp tim bất thường
Hãy bắt mạch ở cổ hoặc cổ tay, sau đó hãy thử đánh nhịp bằng chân theo nhịp đập của mạch trong một phút. Bất kỳ sự bất thường nào trong tốc độ của mạch đậpđều có thể chỉ ra những bất thường trong nhịp tim.
Một nhịp bị lỡ hoặc bị nhanh hơn có thể là một dấu hiệu của một tình trạng bệnh của tim gọi là rung nhĩ – mà nếu không được điều trị, có thể dẫn đến đau tim và đột quỵ.
Chuyện gì vậy? Rung nhĩ là loại rối loạn nhịp tim phổ biến nhất, ảnh hưởng đến hơn một triệu người Anh. Bệnh khiến nhịp đập một cách hỗn loạn, hoặc không đều.
Tim có thể đập nhanh một cách không cần thiết, nếu xảy ra nhiều, có thể dẫn đến yếu và suy tim, hoặc tim cũng có thể đập chậm lại một cách không thích hợp, dẫn đến ngừng tim.
Một nguy cơ lớn đối với một số bệnh nhân rung nhĩ là sự hình thành cục máu đông.
Nếu bạn có dấu hiệu rung tâm nhĩ, hãy đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được làm một xét nghiệm thích hợp như điện tim. Điều trị có thể từ thuốc chống đông máu đến phẫu thuật.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Những dấu hiệu cảnh báo trái tim của bạn đang "bất ổn"
Đừng chủ quan với những cơn đau khuỷu tay, sưng bàn chân hay mắt cá chân... bởi chúng có thể là lời "cầu cứu" từ tim bạn đấy.
Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, đã có khoảng 610.000 người mỗi năm mắc các vấn đề liên quan đến tim chỉ riêng tại đất nước này. Cả nam giới và phụ nữ đều có thể bị bệnh tim do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tuy không có những biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài, nhưng nhiều dấu hiệu của cơ thể sẽ thông báo đến bạn về các vấn đề mà tim đang gặp phải. Dưới đây là 8 lời cảnh báo "đến từ trái tim" sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh tình và có những biện pháp chữa trị kịp thời.
Đau vùng khuỷu tay
Bị đau ở khuỷu tay không chỉ là nguyên nhân của những chấn thương xương khớp mà đó còn là lời cảnh báo của căn bệnh tim đang tiềm ẩn trong bạn. Nhiều người thường đau ở cánh tay bên trái, trong khi phụ nữ có thể bị đau ở cả hai tay. Nhiều bệnh nhân nói rằng, họ thường trải qua cơn đau khuỷu tay bất thường trước khi bị đau tim.
Nguyên nhân bởi vì cơn đau từ tim sẽ di chuyển đến các vùng tuỷ sống, nơi chứa nhiều dây thần kinh và được kết nối với nhau. Vì thế, não bạn sẽ bị rối loạn và cho rằng mình đang bị chấn thương hay chỉ đau thông thường, nhưng thực sự đó là một dấu hiệu của cơn đau tim sắp xảy đến.
Ho dai dẳng
Các cơn ho có thể xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau nhưng một phần trong đó có thể là dấu hiệu của bệnh về tim mạch. Nếu bạn cứ ho dai dẳng, kèm theo chất lỏng màu hồng có chứa máu thì hãy gặp bác sĩ ngay, vì đó là một triệu chứng của bệnh suy tim. Tuy nhiên, ho chỉ là một triệu chứng nhỏ trong những dấu hiệu nghiêm trọng hơn, đó là chứng khó thở hoặc đột ngột bị mất hơi.
Sưng chân và mắt cá chân
Khi tim không nhận được nhiều máu thì máu từ các mạch máu sẽ bị "rò rỉ" vào những mô xung quanh. Trong đó, chân và bàn chân là những nơi phổ biến nhất vì đơn giản là do trọng lực dồn vào bộ phận này nhiều nhất.
Dấu hiệu này còn được gọi là phù ngoại biên. Tuy có nhiều người sẽ bị sưng bàn chân do các yếu tố bên ngoài khác nhưng nếu tình trạng này cứ xảy ra thường xuyên thì bạn nên chú ý đến sức khỏe tim mạch nhiều hơn.
Chán ăn và hay buồn nôn
Nhiều bệnh nhân bị bệnh tim đã chia sẻ rằng, họ thường xuyên cảm thấy buồn nôn và không hề muốn ăn bất cứ thứ gì. Lý do của hiện tượng này là do việc tích tụ chất dịch xung quanh gan và ruột gây trở ngại cho hệ thống tiêu hóa. Những triệu chứng này thường được theo sau bởi cơn đau bụng và nếu bạn đang trải qua tất cả những hiện tượng trên thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Mức độ lo lắng cao
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người có mức độ lo lắng cao ngay từ rất sớm thì sẽ dễ mắc những căn bệnh về tim. Lo lắng có thể là xuất phát từ lối sống, sự căng thẳng cao độ hoặc các rối loạn khác nhau như rối loạn hoảng sợ, rối loạn ăn uống. Một số triệu chứng của việc lo lắng ảnh hưởng đến tim bao gồm nhịp tim nhanh, tăng huyết áp và giảm nhịp tim đột ngột.
Mất ý thức hoặc ngất xỉu
Dễ tức giận và mất ý thức thường là những biểu hiện rất phổ biến ở những bệnh nhân tim mạch. Khi tim không được bơm đủ máu thì nguyên nhân là do lưu lượng máu bị tắc nghẽn từ động mạch hoặc hẹp van tim. Nếu bạn thường cảm thấy khó thở và ngất xỉu trong một thời gian ngắn, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra tình trạng tim của bạn.
Phát ban hoặc những đốm đỏ bất thường trên da
Hai dự án nghiên cứu được thực hiện bởi Tạp chí Dị ứng - Miễn dịch học lâm sàng và Tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹcho thấy, bệnh chàm và bệnh zona là những yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim rất cao. Những người bị bệnh chàm da có 48% khả năng bị huyết áp cao và 29% khả năng do cholesterol cao. Ngoài ra, những người bị bệnh zona sẽ dễ bị đau tim hơn 59% so với những người không mắc bệnh này.
Làn da bạn bị tái và xanh xao
Tuy đây không phải là một trong những triệu chứng phổ biến nhất, nhưng khi chúng xuất hiện, đó dấu hiệu cho thấy lưu lượng máu và lượng hồng cầu của bạn đang bị giảm đáng kể. Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể là do tim của bạn chưa được bơm đủ máu.
Nguồn: Brightside
Theo Helino
8 biểu hiện tưởng không liên quan đến tim nhưng lại là dấu hiệu cảnh báo tim của bạn đang gặp rắc rối Dưới đây là 8 dấu hiệu cảnh báo bệnh tim rất phổ biến mà bạn nên chú ý nếu nhận thấy chúng. Tốt nhất, bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, khoảng 610.000 người chết vì các vấn đề liên quan đến tim...