Các dạng người “lưỡng tính”
Những người lưỡng tính thực sự – trong cơ thể có cả buồng trứng và tinh hoàn – rất hiếm. Phần lớn các trường hợp “ái nam ái nữ” thường gặp là lưỡng tính giả.
Hệ sinh dục của người gồm có 3 phần: các tuyến sinh dục, đường sinh dục và các bộ phận sinh dục ngoài.
Chúng có nguồn gốc cấu tạo khác nhau và chịu ảnh hưởng của các tác nhân khác nhau khi hình thành. Việc bộ phận sinh dục ngoài không rõ ràng được gọi là tình trạng lưỡng tính.
Lưỡng tính giả ở nữ
Bệnh nhân là nữ, có buồng trứng hẳn hoi, nhưng do tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều hoóc môn nam androgen nên bộ phận sinh dục ngoài bị nam hóa, như âm vật phì đại, 2 môi lớn to và dính nhau như bìu. Trường hợp nam hóa nặng có thể tạo nên đoạn niệu đạo – âm vật giống như người nam có tinh hoàn ẩn.
Nguyên nhân thường gặp nhất là hội chứng thượng thận sinh dục. Một số trường hợp do mẹ có dùng thuốc chứa androgen khi mang thai, mẹ bị u nam hóa buồng trứng.
Video đang HOT
Lưỡng tính giả ở nam
Bộ nhiễm sắc thể vẫn là 46 XY như mọi đàn ông khác, nhưng bộ phận sinh dục lại giống nữ. Nguyên nhân là hoóc môn nam testosteron và MIS – một chất cần cho sự phát triển giới tính nam – không được tiết ra đủ.
Bệnh nữ hóa có tinh hoàn
Người bệnh có tinh hoàn và có bộ nhiễm sắc thể XY, là đàn ông nhưng cơ quan sinh dục ngoài không nhạy cảm với testosteron nên không biệt hóa thành dương vật.
Họ có âm đạo (thường bị tịt một đầu, không có tử cung, vòi tử cung có nhưng kém phát triển). Đến khi dậy thì, ngực lớn lên nhưng không hành kinh, lông mu ít hay không có. Các tinh hoàn thường ở trong bụng hay ống bẹn, cũng có khi ở môi lớn.
Về phương diện phôi thai học, những người này giống lưỡng tính giả ở nam, song họ không có cảm giác lưỡng tính mà coi mình hoàn toàn là phụ nữ do bộ phận sinh dục ngoài như người nữ bình thường, được nuôi dạy như nữ. Thông thường họ được xử lý mổ lấy tinh hoàn ngay sau khi phát hiện bệnh để tránh xáo trộn tâm lý.
Lưỡng tính thật
Hầu hết các trường hợp lưỡng tính thật sống ngoài xã hội bề ngoài có dạng nữ. Họ có cả tinh hoàn và buồng trứng (tách riêng hay nhập chung thành tuyến tinh hoàn – buồng trứng) nhưng chúng thường không có tính năng hoạt động. Nguyên nhân gây lưỡng tính thật là có bất thường trong quá trình phân định giới tính.
Loạn sinh tuyến sinh dục kết hợp
Những trường hợp này cũng rất hiếm: Bệnh nhân có tinh hoàn một bên, bên kia không rõ ràng. Cấu trúc đường sinh dục thường là nữ, song đôi khi cũng có vài cấu trúc dạng nam. Các bộ phận sinh dục ngoài có thể là nữ, nam hay pha trộn cả hai. Khi dậy thì, bệnh nhân không phát triển vú, không hành kinh.
Các trường hợp nghi ngờ lưỡng tính cần được bác sĩ khám kỹ để tìm nguyên nhân, từ đó xác định biện pháp xử lý.
Theo VNE
Đặt vòng tránh thai có vướng?
Tôi đã có con gái 2 tuổi. Vợ chồng tôi tránh thai bằng bao cao su, nhưng thấy biện pháp ấy không duy trì được lâu dài.
Tôi định sẽ dùng biện pháp đặt vòng. Xin hỏi như vậy có an toàn không và có ảnh hưởng đến hứng thú khi quan hệ không? Tôi nghĩ đặt vòng như vậy sẽ rất vướng? Rất mong bác sĩ trả lời cho tôi!
Ảnh minh họa
Đặt vòng là biện pháp ngừa thai phổ biến ở Việt Nam bởi nó có nhiều tiện lợi. Trước tiên là hiệu quả tránh thai tương đối cao, lại kinh tế, chỉ đặt một lần mà có tác dụng tới 5 năm hoặc hơn. Đây cũng là biện pháp tiện lợi cho cả đôi bên, không phải lích kích chuẩn bị mỗi khi "yêu nhau" như dùng bao cao su, phụ nữ cũng không phải cố nhớ "nuốt" một viên thuốc vào một giờ nhất định mỗi ngày, dù hôm đó vợ chồng có "yêu nhau" hay không.
Gọi là "vòng", nhưng thật ra đó là một mảnh nhựa nhỏ, hình chữ T, được các cán bộ y tế đặt sâu vào trong cổ tử cung (nên nó còn được gọi là dụng cụ cổ tử cung). Vòng này làm cho tinh trùng không thể đi vào lòng tử cung để gặp trứng bằng cách thay đổi môi trường của nội mạc tử cung. Vòng tránh thai không có tác dụng ngăn ngừa bệnh lây lan qua đường sinh dục, thậm chí còn có thể gia tăng mức độ trầm trọng của viêm nhiễm.
Những ngày mới đặt, chị em phụ nữ có thể cảm thấy hơi vướng víu chút ít, nhưng dần dần sẽ quen, cảm giác ấy qua mau. Còn đàn ông chẳng có cảm giác gì về sự hiện diện của cái vòng đó, nếu vợ không nói.
Tuy nhiên, trước khi đặt vòng tránh thai, bạn nên tới các khoa sản hay các trung tâm kế hoạch hoá gia đình để được khám và tư vấn. Có một số trường hợp, người phụ nữ dị ứng với vòng tránh thai (nhất là loại làm bằng đồng), bác sĩ sẽ giới thiệu với họ những biện pháp tránh thai khác. Khi đã đặt vòng, bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một lần trong 6 tháng.
Theo VNE
Để 'cô bé' luôn sạch sẽ Không ít chị em tự mua thuốc vệ sinh phụ nữ về rửa, thậm chí bơm, thụt mà không cần biết loại nào phù hợp với bệnh nào. Viêm nhiễm đường sinh dục là sự phát triển quá mức bình thường của các tác nhân gây bệnh có ở đường sinh dục hoặc nhiễm từ bên ngoài khi gặp các điều kiện thuận...