Các đại học ở Washington lo mất giáo sư vì… Facebook
Facebook, Google, Microsoft… đang đua nhau giành các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo về công ty mình. Sẽ không có gì đáng nói nều nhiều người trong số họ không phải là giáo sư các trường đại học.
Ông Luke Zettlemoyer – giáo sư tại Đại học Washington, được nói là đã được Facebook thuê làm việc cho họ – Ảnh: NYT
Facebook đang mở các phòng lab về trí tuệ nhân tạo (AI) ở Seattle và Pittsburgh, sau khi thuê ba giáo sư chuyên về robotics và AI từ trường Đại học Washington và Đại học Carnegie Mellon.
Họ hi vọng các nhà nghiên cứu giàu kinh nghiệm này sẽ giúp tuyển dụng và đào tạo các chuyên gia khác ở hai thành phố trên, Mike Schroepfer – giám đốc công nghệ của Facebook, cho biết trong một cuộc phỏng vấn
Tuy nhiên, điều này đang tạo thêm áp lực cho các trường đại học và những dự án nghiên cứu AI phi lợi nhuận, vốn đã rất chật vật để giữ chân các giáo sư và những nhân viên khác.
Thiếu người đào tạo hế hệ nghiên cứu tiếp theo
Riêng đối với Carnegie Mellon, đây là một “cú đấm” thật sự. Vào năm 2015, Uber đã thuê 40 nhà nghiên cứu và kỹ sư kỹ thuật từ phòng nghiên cứu về robotics của trường đại học này để bổ sung nhân sự cho dự án xe không người lái của họ ở Pittsburgh.
Tuần trước, Wall Street Journal đưa tin JPMorgan Chase đã thuê Manuela Veloso – trưởng khoa công nghệ machine learning (tạm dịch: học máy – một lĩnh vực của trí tuệ nhân tạo) của Carnegie Mellon, để giám sát dự án AI của họ.
Andrew Moore – trưởng khoa khoa học máy tính tại Carnegie Mellon, từ chối đưa ra bình luận, nhưng vài tháng qua ông đã lên tiếng về việc ra đi của các nhà nghiên cứu AI sang những công ty internet lớn.
Trong khi đó Dan Weld – giáo sư khoa học máy tính tại Đại học Washington, lên tiếng cảnh báo: “Thật đáng lo ngại khi họ đang ăn cả hạt bắp giống. Nếu chúng tôi mất cả khoa thì khó mà tiếp tục giúp đỡ đào tạo ra thế hệ nghiên cứu tiếp theo”.
Suốt nhiều tháng qua, Facebook đã tiếp cận một số nhà nghiên cứu nổi tiếng ở Seattle. Họ xác nhận là đã thuê Luke Zettlemoyer – một giáo sư tại Đại học Washington chuyên về công nghệ giúp hiểu và sử dụng được ngôn ngữ tự nhiên của con người.
Đây là một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng đối với Facebook vì họ đang gặp khó khăn trong việc nhận diện và gỡ bỏ những nội dung giả mạo và độc hại trên các mạng xã hội của mình.
Mùa thu năm ngoái, Zettlemoyer nói với New York Times rằng ông đã từ chối một đề nghị từ Google với mức lương gấp 3 lần lương giảng dạy của ông (theo các số liệu công khai, khoảng 180.000 USD) để tiếp tục công việc của mình ở trường.
Thay vào đó, ông đã nhận một vị trí bán thời gian tại viện trí tuệ nhân tạo Allen, một phòng lab tại Seattle do Paul Allen – đồng sáng lập của Microsoft, lập ra hồi năm 2013 và thường xuyên hỗ trợ.
Nhiều nhà nghiên cứu hiện vẫn giữ vị trí giáo sư của mình khi chuyển sang làm cho các công ty mới như Zettlemoyer, nhưng họ thường cắt giảm bớt việc giảng dạy của mình. Tại Facebook, các giáo sư thường dành 80% thời gian của mình cho công ty và 20% cho trường đại học.
Cuộc đua giành các nhà nghiên cứu hàng đầu
Tương tự những ông lớn khác trong lĩnh vực internet, Facebook thừa nhận tầm quan trọng của hệ thống đại học, nhưng cùng lúc đó, các công ty này cũng đua nhau giành lấy các nhà nghiên cứu hàng đầu.
Video đang HOT
Ở Pittsburgh, Facebook đã thuê hai giáo sư từ viện robotics Carnegie Mellon là Abhinav Gupta và Jessica Hodgins, những người chuyên về công nghệ thị giác máy tính.
Siddhartha Srinivasa – một giáo sư tại Đại học Washington, cho biết ông cũng được Facebook tiếp cận trong những tháng gần đây. Ông không rõ vì sao công ty này lại quan tâm đến lĩnh vực robotics.
Tuy nhiên ngay cả với túi tiền “khủng”, Facebook hiện cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Gần đây Paul Allen đã rót thêm 125 triệu USD cho viện Allen.
Sau khi mất giáo sư Zettlemoyer về tay Facebook, Allen đã thuê Noah Smith và Yejin Choi – hai đồng nghiệp của Zettlemoyer tại Đại học Washington.
Giống như Zettlemoyer, cả hai người này chuyên về xử lý ngôn ngữ tự nhiên và đều cho biết có nhận được lời đề nghị từ nhiều công ty internet.
Tổ chức phi lợi nhuận này đang trả cho Smith và Choi với mức lương chỉ bằng một phần nhỏ so với các lời đề nghị đó.
Tuy vậy, viện Allen sẽ cho phép họ dành phân nửa thời gian của mình tại trường đại học và cộng tác với nhiều công ty khác, Oren Etzioni – người chịu trách nhiệm giám sát viện Allen, cho biết.
“Mức lương khủng đến nỗi ngay cả Paul Allen cũng không thể đọ nổi, nhưng vẫn có một số người sẽ không ra đi”, Etzioni nói.
Các nhà nghiên cứu khác tin rằng những công ty như Facebook vẫn ủng hộ các mục tiêu học thuật của họ.
Tuy vậy, Ed Lazowska – trưởng khoa kỹ thuật và khoa học máy tính tại Đại học Washington, lại cho biết ông lo ngại các công ty internet lớn đang “chiêu dụ” quá nhiều giáo sư của đại học này vào lĩnh vực thương mại.
Ông cho hay Đại học Carnegie Mellon và Washington đang lập ra một số đề xuất dành cho các công ty thương mại để tìm ra một cách cho các trường đại học và công ty có thể chia sẻ tài năng cân bằng nhau hơn.
Cũng theo Lazowska, mọi trường đại học nên bảo đảm rằng họ không trở nên quá thân thiết với một công ty.
“Trường đại học phải là một nơi trung lập như Thụy Sĩ. Chúng tôi muốn mọi công ty cộng tác với mình và cảm thấy rằng họ có một cơ hội bình đẳng để thuê sinh viên và làm việc với khoa chúng tôi”, ông nói.
Suốt 5 năm qua, AI đã được thêm vào một số sản phẩm công nghệ, từ trợ lý kỹ thuật số, dịch vụ dịch thuật trực tuyến cho đến xe không người lái.
Và các công ty internet lớn nhất thế giới, từ Google, Microsoft cho đến Baidu, đang làm mọi cách có thể để giành các nhà nghiên cứu chuyên về công nghệ này. Nhiều người trong số họ là đang đến từ giới học thuật.
Tuy nhiên, nguồn cung tài năng đang không bắt kịp với nguồn cầu, và lương bổng đã tăng vọt. Những nhà nghiên cứu nổi tiếng đang nhận các gói lương thưởng và cổ phiếu trị giá hàng triệu USD.
Nhiều người trong lĩnh vực này lo lắng rằng sự chảy máu chất xám từ giới học thuật có thể gây ra một ảnh hưởng lâu dài ở Mỹ và những quốc gia khác, đơn giản là vì các trường sẽ không có được giáo viên mà họ cần để đào tạo ra thế hệ chuyên gia về AI tiếp theo.
Theo tuoitre.vn
'Chưa thể để các trường đại học tự công nhận các chức danh giáo sư'
Dư luận đang có nhiều ý kiến trái chiều về việc số lượng giáo sư, phó giáo sư được công nhận đạt tiêu chuẩn năm nay tăng đột biến so với các năm trước.
Giáo sư Đào Trọng Thi.
Phóng viên đã có cuộc trao đổi với giáo sư Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về vấn đề này.
"Nói Việt Nam nhiều giáo sư, phó giáo sư là quá ngây ngô"
- Thưa giáo sư, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước vừa công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư cho 1.226 người, tăng gần 60% so với năm 2016. Điều này đang gây xôn xao dư luận. Chính phủ cũng vừa có công văn yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước rà soát kỹ lưỡng việc này. Là một giáo sư, một người luôn theo sát các vấn đề về giáo dục, ông nghĩ sao về điều này?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Tôi nghĩ việc năm nay số lượng người được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng mạnh không phải là một vấn đề lớn.
Thứ nhất là vì năm nay thời gian nhận hồ sơ xét duyệt muộn hơn 6 tháng so với mọi năm. Các năm trước thời gian nhận hồ sơ là tháng Năm nhưng năm 2017 là tháng Mười một. Do đó, nhiều người có thêm thời gian để chuẩn bị.
Thứ hai là Chính phủ hiện nay đang nghiên cứu thay đổi tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư, dự kiến áp dụng từ năm 2018.
Những người muốn đăng ký công nhận các chức danh này đều đã phải mất thời gian dài để chuẩn bị theo các tiêu chí hiện hành. Nếu Chính phủ thay đổi tiêu chí thì thì họ sẽ phải mất công chuẩn bị lại, trong đó có những yêu cầu không phải một, hai năm mà đáp ứng được, như yêu cầu về bài báo khoa học hay nghiên cứu sinh.
Vì thế, tâm lý cố gắng hoàn tất hồ sơ năm nay, tránh để sang năm phải chuẩn bị lại, là tâm lý hết sức bình thường, hoàn toàn chính đáng, ai cũng sẽ như vậy.
Đại diện Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước trao chứng nhận cho các tân giáo sư, phó giáo sư. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Vấn đề không phải nhiều người hay ít người được phong. Vấn đề là những người được phong có xứng đáng không, theo quy định hiện hành. Nếu những người được phong là xứng đáng, không phải vớt vát hay nhân nhượng, thì việc nhiều người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư là rất tốt.
Có ý kiến rất không chuẩn khi nói rằng Việt Nam nhiều giáo sư, phó giáo sư. Thực tế, Việt Nam rất thiếu giáo sư, phó giáo sư. Nhiều trường đại học của Việt Nam không có giáo sư, có ngành không có phó giáo sư nào. Trong khi đó, nếu ở trường đại học nghiêm chỉnh thì đứng đầu một ngành phải có một giáo sư.
Ở các trường đại học đạt chuẩn trên thế giới thì số lượng giáo sư, phó giáo sư phải chiếm trên 50% lực lượng cán bộ giảng dạy. Cán bộ giảng dạy chuẩn học vị khoa học phải là tiến sỹ, trợ giảng cũng phải là tiến sỹ.
Trong khi đó, tỷ lệ tiến sỹ trong các trường đại học của Việt Nam vẫn đang rất thấp, chỉ trên 20%, tỷ lệ giáo sư và phó giáo sư chỉ 15-16%.
Vì vậy, nói Việt Nam nhiều giáo sư và phó giáo sư là quá ngây ngô, chưa hiểu biết về chuyên môn.
Nếu có thắc mắc thì phải thắc mắc xem quy trình đánh giá công nhận chuẩn giáo sư, phó giáo sư đó có đúng không, có đảm bảo chặt chẽ không, có tiêu cực trong đó không? Những người đó có xứng đáng thực sự hay không? Người xét có thực hiện đúng hay không, có khiên cưỡng không? Nếu quy trình nghiêm chỉnh, người đăng ký nghiêm chỉnh, người xem xét thẩm định nghiêm chỉnh thì đây là điều tốt.
- Nhiều ý kiến cho rằng các tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư hiện hành là chưa tiệm cận quốc tế và có nhiều bất cập. Giáo sư có thể cho biết quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Đúng là bây giờ chúng ta phải hội nhập quốc tế, tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư phải phù hợp quốc tế.
Tiêu chuẩn hiện nay của Việt Nam nhiều giáo sư quốc tế về đăng ký là trượt. Mình có nhiều quy định khó nhưng không phải cái cần, trong khi cái cần lại không có.
Ví dụ cần công trình khoa học, bài báo được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín, tiêu chuẩn của Việt Nam thì bài báo đăng trên tạp chí trong nước cũng được, cứ tính điểm. Đây là chức danh của người có chất lượng rất cao, nhưng lại chạy theo số lượng là không ổn. Dù viết hàng trăm bài báo nhưng không chất lượng cũng không thể bằng một hoặc hai bài báo chất lượng.
Các xét chuẩn giáo sư, phó giáo sư của Việt Nam là thiên về số lượng, không nhấn mạnh tiêu chí về chất lượng, thủ tục cồng kềnh. Đó là cái chúng ta cần khắc phục và Chính phủ cũng đang thay đổi theo hướng đó để hội nhập quốc tế hơn.
Biểu đồ thể hiện số lượng người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư qua các năm. (Nguồn số liệu: Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồ họa: Phạm Mai)
Chưa thể để các trường tự xét
- Hiện ở Việt Nam, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước xét đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư. Các trường đại học sẽ bổ nhiệm chính thức, tùy theo nhu cầu của mình. Nhưng ở nhiều nước, các trường đại học được tự đánh giá, tự bổ nhiệm chức danh giáo sư và phó giáo sư. Theo ông, cách này có phù hợp với Việt Nam?
Giáo sư Đào Trọng Thi: Đúng là ở nhiều nước, các trường đại học được tự đánh giá và tự bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư.
Tuy nhiên, điều này chưa thực hiện được ở Việt Nam.
Vì việc đánh giá của các trường là khác nhau, nên giáo sư trường này có thể không bằng phó giáo sư trường khác. Trong khi hiện nay, các giáo sư, phó giáo sư ở các trường đang hưởng bậc lương, chế độ chính sách như nhau. Nếu cứ để các trường tự phong và nhà nước trả lương cao là không phù hợp.
Đó là chưa kể, các trường công của Việt Nam đặt trong một hệ thống thang bảng lương chung, có thể luân chuyển từ trường này sang trường kia và được giữ nguyên bậc lương và các chế độ.
Cả hệ thống thống nhất như vậy thì phải có tiêu chuẩn chung, để giáo sư trường này ít nhất cũng phải tương đương về tiêu chuẩn tối thiểu với giáo sư trường khác.
Điều này khác với các nước là các trường tự chủ hoàn toàn.
Trên thế giới hiện vẫn có hai mô hình: để trường tự đánh giá, tự bổ nhiệm, hoặc như Việt Nam là nhà nước công nhận đạt chuẩn dựa trên tiêu chuẩn chung, trường bổ nhiệm. Nhiều nước tiên tiến họ vẫn thực hiện như cách chúng ta đang làm.
- Xin cảm ơn giáo sư!.
Theo Vietnamplus
Hình ảnh vị giáo sư vừa giảng bài vừa bế con và câu chuyện phía sau khiến nhiều người cảm động Bức hình này đang được cư dân mạng chia sẻ rất nhiều vì câu chuyện phía sau nó thực sự rất dễ thương và xúc động. Ngay 10/5, trên Facebook bưc anh môt ngươi thây giao vưa giang bai vưa bê con đươc rât nhiêu ngươi chia se kem theo nhưng binh luân đây thich thu. Nhân vât chinh trong bưc anh đây...