Các đại học đồng loạt tổ chức xem chung kết U23 châu Á
Thuê màn hình LED, chọn địa điểm với sức chứa hàng nghìn người, chuẩn bị cờ, băng rôn, nhiều đại học đã sẵn sàng cổ vũ U23 Việt Nam.
Nhiều đại học khắp cả nước tổ chức offline cổ vũ đội tuyển U23 Việt Nam tại trường. Ảnh minh họa: Ngọc Thành
Ngay sau khi Việt Nam vượt qua Qatar ở vòng bán kết giải U23 châu Á chiều 23/1, nhiều đại học đã lên kế hoạch cổ vũ thầy trò huấn luyện viên Park Hang-seo ở trận chung kết với Uzbekistan ngay trong khuôn viên trường.
Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội ra thông báo tổ chức offline trận chung kết và đại nhạc hội EDM vào chiều thứ bảy 27/1. Ba màn hình LED được lắp đặt ở Sân vận động Bách khoa để phục vụ sinh viên.
TS Lê Đức Tùng, Bí thư Đoàn trường, cho biết Ban tổ chức cùng đối tác sẽ in và phát vé miễn phí cho sinh viên Bách khoa Hà Nội. Sức chứa của sân vận động có thể gấp rưỡi, hoặc gấp đôi số người xem trận bán kết (3.000-4.000 người). Thời gian phát vé bắt đầu từ 14h chiều 26/1.
Đại học FPT đang chuẩn bị nhuộm đỏ khuôn viên rộng 30 ha của trường tại Khu Công nghiệp cao Hòa Lạc (Hà Nội). Hơn 1.100 chiếc áo đồng phục sẽ được phát miễn phí cho sinh viên, cán bộ và giảng viên lúc 13h ngày 27/1. Những hộp bột màu của sinh viên ngành thiết kế đồ họa được huy động để vẽ cờ đỏ sao vàng lên mặt cổ động viên. Hơn 70 cờ Tổ quốc cùng dòng chữ Việt Nam chiến thắng được treo trên tòa nhà hiệu bộ của trường.
Chiều 27/1, trường sẽ tổ chức offline xem chung kết tại sân bóng có sức chứa gần 1.500 người với màn hình LED rộng 18m2. Cựu cầu thủ Thạch Bảo Khanh và diễn viên Trần Nhượng sẽ góp mặt để giao lưu, cổ vũ cùng sinh viên FPT.
Video đang HOT
Tòa nhà hiệu bộ của Đại học FPT rợp cờ đỏ sao vàng. Ảnh: Phương Phạm
“ Đại học Kinh tế quốc dân sẽ là một trong ba cầu truyền hình trực tiếp theo chương trình phối hợp với Đài Truyền hình cáp Việt Nam”, thầy Nguyễn Nhất Linh, Bí thư Đoàn Thanh niên của trường thông tin.
Từ 13h30 chiều 27/1, buổi offline diễn ra tại sân ký túc xá của trường. Với màn hình 300 inch, hệ thống âm thanh công suất lớn, chương trình văn nghệ cùng bình luận, giao lưu trước và giữa trận đấu, trường dự kiến thu hút 4.000 người tham gia, ưu tiên sinh viên của trường.
Đại học Công nghiệp Hà Nội lên kế hoạch phát miễn phí sticker cờ Việt Nam (dán lên má) và yêu cầu toàn bộ cán bộ, giảng viên, sinh viên mặc áo cờ đỏ sao vàng khi xem trận bóng tại nhà thi đấu của trường. Ban tổ chức cho biết Đoàn thanh niên sẽ tổ chức hát Quốc ca tập thể trước khi trận bóng diễn ra.
“Đây là lần đầu tiên Đại học Công nghiệp Hà Nội tổ chức xem bóng đá lớn như vậy. Sinh viên rất háo hức. Mọi kênh truyền thông của trường đều thu hút sự quan tâm và bàn tán rôm rả của sinh viên”, chị Lê Diệu Linh, cán bộ nhà trường .
Ngoài ra, các trường Đại học Y Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học Thương mại hay Đại học Thăng Long ở Hà Nội đều có kế hoạch tập trung cổ vũ đội tuyển Việt Nam ngay trong khuôn viên trường.
Tại Thừa Thiên Huế, Đại học Sư phạm Huế, Đại học Khoa học ( Đại học Huế) cũng có kế hoạch tiếp lửa cho thầy trò Park Hang-seo. Theo thầy Hoàng Nguyễn Tuấn Minh, Bí thư Đoàn Đại học Khoa học, chiều thứ bảy hàng tuần, nhà trường không học. Trước niềm vui quá lớn khi U23 Việt Nam đá trận chung kết, Đoàn trường đã xin lãnh đạo bỏ kinh phí lắp đặt màn hình LED rộng khoảng 12m2 để tường thuật trực tiếp trận chung kết.
“Trước trận chung kết, Đoàn trường sẽ tổ chức cho sinh viên nhảy dân vũ cổ vũ cho U23 Việt Nam. Các chi đoàn cũng lên kế hoạch bán cờ tổ quốc, áo, băng rôn cho sinh viên, người hâm mộ đến theo dõi trận đấu để gây quỹ hỗ trợ cho sinh viên nghèo về quê ăn Tết”, thầy Minh nói.
Theo VNE
Đại học Huế cầni tăng cường chủ động, tự chủ hướng tới các chuẩn mực quốc tế
Đại học Huế và các trường thành viên của Đại học Huế phải tăng cường chủ động, tự chủ và đổi mới trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, phải đào tạo hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
ảnh minh họa
Đại học Huế không được tự hài lòng, chủ quan với những gì đã đạt được, mà phải luôn tích cực, chủ động nhiều hơn nữa, tập trung đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của người học, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin; gắn đào tạo với nhu cầu xã hội với nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Đại học Huế.
Kết luận nêu rõ, để thực hiện sứ mệnh và đạt được mục tiêu: "Thúc đẩy sự phát triển đất nước và khu vực bằng việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và sản phẩm khoa học - công nghệ tiên tiến, hiệu quả.
Đến năm 2030 Đại học Huế trở thành một trong những đại học nghiên cứu hàng đầu Đông Nam Á, hoạt động theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và khu vực, là một cơ sở đào tạo tiên phong, nòng cốt của hệ thống giáo dục đại học vùng", Đại học Huế cần triển khai mạnh mẽ Nghị quyết 29 của Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhanh chóng nắm bắt xu thế đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh tự chủ để phát huy các tiềm năng, lợi thế, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, đáp ứng yêu cầu về nhân lực mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra.
Cụ thể, Đại học Huế không được tự hài lòng, chủ quan với những gì đã đạt được, mà phải luôn tích cực, chủ động nhiều hơn nữa, tập trung đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của người học, chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin; gắn đào tạo với nhu cầu xã hội với nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống.
Đại học Huế cần phải ý thức được vị trí, vai trò của một đại học mang tầm quốc gia, quốc tế của mình mà không chỉ dừng ở tầm địa phương hay vùng.
Bên cạnh đó, phải quan tâm đồng thời cả tri thức khoa học, phương pháp tự nghiên cứu và các kỹ năng mềm cho sinh viên. Sinh viên là trung tâm của công tác đào tạo nên phải tổ chức nhiều hoạt động, gắn với thực tiễn để phát huy sáng tạo, trải nghiệm, trưởng thành về tâm lý, trí tuệ và năng lực hành động. Sinh viên Đại học Huế phải là những người yêu nước, có trí tuệ, lý tưởng và hoài bão.
Đồng thời, chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, phấn đấu tăng nhanh tỷ lệ giảng viên có trình độ cao. Giảng viên Đại học Huế không những là các nhà giáo, nhà khoa học giỏi mà còn là những người tư vấn, phản biện chính sách giỏi.
Ngoài ra, phải thực sự đào tạo theo nhu cầu xã hội, tăng cường kết nối với các nhà tuyển dụng để đào tạo gắn với việc làm; sinh viên tốt nghiệp ra trường không chỉ tự tìm việc mà có khả năng tự tạo việc làm, khởi nghiệp.
Đại học Huế và các trường thành viên của Đại học Huế phải tăng cường chủ động, tự chủ và đổi mới trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, phải đào tạo hướng tới các chuẩn mực quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế để tranh thủ nguồn lực, tri thức khoa học, công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ giảng dạy, nghiên cứu cho đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên và nhà khoa học của Đại học Huế; quan tâm, chăm lo đến đời sống tinh thần và vật chất, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, giảng viên, nhân viên của mình nhằm động viên, khích lệ sự đoàn kết, gắn bó xây dựng Đại học Huế trở thành một đại học vững mạnh về mọi mặt.
Theo Giaoducthoidai.vn
HLV Park Hang-seo vào đề Văn lớp 12 ở Nghệ An Sự khác biệt của ông thầy Hàn Quốc trong việc dẫn dắt đội tuyển Việt Nam tại giải U23 châu Á là câu hỏi trong đề kiểm tra môn Văn. Ông Park Hang-seo đã khiến đội tuyển U23 Việt Nam lột xác. Ảnh: Lâm Thỏa. Sáng 24/1, trong tiết kiểm tra định kỳ môn Văn 90 phút của lớp 12A1 trường THPT Quỳnh...