Các đại gia công nghệ chống nước cho smartphone ra sao?
Điện thoại chống nước ngày càng trở nên phổ biến. Tính năng chống nước trên smartphone đang ngày càng cho thấy sự hữu dụng của nó và được rất nhiều nhà sản xuất di động quan tâm tới.
Đây là một chìa khóa dự phòng đảm bảo an toàn cho chiếc điện thoại đắt tiền của bạn trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn khi gặp những cơn mưa bất chợt, hoặc bạn đặt điện thoại trên bàn và vô tình làm đổ nước trái cây lên hay thậm chí bị rơi vào bồn rửa… Bên cạnh đó, với một smartphone chống nước bạn có thể vô tư lưu lại những khoảnh khắc bằng camera khi đi biển hay thưởng thức một bộ phim Full HD lúc đang ngâm mình trong bồn tắm.
Nhận thấy nhu cầu về một chiếc điện thoại chống nước, chống bụi ngày càng gia tăng, Sony chính là một trong những hãng điện thoại tích cực sản xuất smartphone chống nước nhất. Xperia Z có thể coi là sản phẩm chống nước hàng đầu của đại gia Nhật Bản hiện nay.
Trong một thử nghiệm thực tế, chúng tôi đã đặt Xperia Z ở đáy bồn tắm khoảng 30 phút, khi được vớt lên thậm chí các nút cảm ứng của máy lập tức sử dụng được ngay mà không cần lau khô. Tuy loa ngoài phát âm thanh có phần hơi bị nghẹt một chút nhưng mọi chuyện trở lại bình thường sau khi điện thoại khô.
Video đang HOT
Để người dùng hiểu rõ hơn về công nghệ chống nước mà Sony đang sử dụng, Sharath Muddaiah, giám đốc phụ trách sản phẩm của Sony đã có một số chia sẻ khá hữu ích. Bạn sẽ thấy rằng các smartphone chống nước luôn đi kèm một chứng chỉ IP. Cụ thể, phổ biến như IP 57 với ý nghĩa điện thoại đã được bảo vệ khỏi một lượng bụi nhất định (không quá nhiều) và chống nước dưới độ sâu từ 15 cm đến 1 m trong vòng 30 phút, còn IP 58 với ý nghĩa cho phép smartphone chống được bụi và chống nước ở độ sâu khoảng 1m, trong điều kiện có phát sinh áp lực nước. Thực ra, Sony không hề sử dụng các công nghệ phủ đặc biệt trên bề mặt thiết bị để cách ly với môi trường nước, thay vào đó hãng chọn những vật liệu chống nước riêng lẻ cho từng bộ phận. Tuy nhiên, nó phải đảm bảo tiêu chí không ảnh hưởng nhiều đến thiết kế tổng thể của máy. Một số smartphone siêu bền hiện nay có khả năng chống chịu va đập mạnh thường được thiết kế với những lớp vỏ bằng nhựa pha cao su cực dày khiến cho máy trông rất cồng kềnh và hầm hố. Sony tất nhiên không đi theo hướng này.
Trên chiếc điện thoại Xperia Z, các cổng kết nối, khe cắm thẻ nhớ microSD, microSIM đều được bao bọc bên trong bởi các miếng cao su nhỏ. Nếu muốn sử dụng, người dùng sẽ phải tháo nắp cao su nên có phần khá bất tiện. Phần nắp vỏ sau của máy cũng được ốp khít chặt với vỏ trước, thậm chí không khí cũng không thể lọt vào, nếu muốn mở nắp lưng này bạn sẽ phải cần tới một dụng cụ hút dính để nhấc kính mặt sau ra.
Samsung Galaxy S4 Active lại có phần thông minh hơn trong cách thiết kế chống nước so với phương pháp thủ công của Sony. Phần linh kiện máy và thẻ nhớ cùng microSIM đều được đặt bên dưới nắp lưng, phần mặt trong của nắp lưng sẽ được gắn một viền khép kín bằng cao su để chống tràn nước. Trong khi đó, jack tai nghe được Samsung phun một vật liệu chống nước nên không cần phải sử dụng đến các nắp đậy như Xperia Z.
Tuy nhiên, tiên tiến hơn Sony và Samsung, Motorola cho biết một số smartphone của họ bao gồm RAZR M, RAZR HD và RAZR Maxx HD cũng có khả năng chống nước. Phát ngôn viên của hãng điện thoại Mỹ đã chia sẻ với CNN rằng các smartphone trên của Motorola được phun một hợp chất nano kỵ nước lên toàn bộ bề mặt. Nhờ đó, các phân tử nước khi tiếp xúc với máy đều bị đẩy lùi, ngoài ra nó còn có tác dụng bảo vệ các bảng mạch điện bên trong thiết bị.
Liquipel cũng là một công ty khác đang nghiên cứu tính năng chống nước dành cho các thiết bị di động và chiếc điện thoại Alcatel One Touch 997 có thể sẽ được áp dụng công nghệ mới của hãng. Theo quảng cáo từ Liquipel, công nghệ Liquipel 2.0 có thể giúp một chiếc điện thoại thông thường ngâm trong nước ở độ sâu 1 mét trong khoảng thời gian 30 phút.
Bên cạnh khả năng chống thấm nước siêu việt thì điểm độc đáo của bộ vỏ Liquipel chính là việc kích thước mỏng hơn cả một sợi tóc cũng như hoàn toàn trong suốt nên không làm thay đổi hình dạng, trọng lượng hay ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của máy. Được biết điện thoại hay các thiết bị di động khác khi muốn trang bị công nghệ Liquipel 2.0, hãng sản xuất sẽ phun một lớp vật liệu nano chuyên dụng ở cấp độ phân tử lên bề mặt vỏ và linh kiện của điện thoại. Lớp vật liệu này không chỉ có tác dụng chống thấm nước ở phần thân máy mà nó còn bảo vệ các mạch điện, các cổng kết nối của thiết bị khỏi tác động của môi trường nước hoặc độ ẩm cao. Ưu điểm của công nghệ này nằm ở chỗ nó có thể chống nước cho chiếc điện thoại ngay cả khi các khe cắm thẻ, giắc cắm tai nghe, cổng micro USB và cổng kết nối khác vẫn mở toang. Tuy nhiên, công nghệ này có nhược điểm là giá thành đắt đỏ lên tới 60 USD cho một lần phun và quá trình phun sẽ phải mất vài ngày.
Công nghệ Plasma iNano cũng mang đến khả năng chống nước với nhiều điểm tương đồng như Liquipel 2.0. Plasma iNano là 1 lớp phủ mỏng hơn sợi tóc khoảng 1.000 lần. Plasma được tạo ra khi khí được ion hóa dưới điện áp và nhiệt độ cao. Quá trình này gọi là Plasma hóa. Việc sử dụng kỹ thuật Plasma để tách các ion của chất chống thấm nước, sau đó phủ chúng lên toàn bộ linh kiện điện thoại không gây bất cứ ảnh hưởng gì đến bề mặt, hình dạng hoặc chức năng của điện thoại. Đây là công nghệ được phát minh và có bằng sáng chế của công ty Plasma iNano tại Mỹ.
Công nghệ chống nước đang ngày một phát triển hơn, việc ứng dụng những công nghệ như phủ vật liệu nano chống nước hay Plasma iNano thực sự là tương lai của các smartphone chống nước hiện nay. Các nhà nghiên cứu cũng đang cố gắng để hạ giá thành cho các công nghệ này, giúp chúng có tính khả thi cao hơn và có thể đưa vào ứng dụng hàng loạt trên dây chuyền sản xuất.
Theo VNE
Chân dung smartphone 'vô địch thế giới'
Không chỉ có thiết kế nhôm nguyên khối hấp dẫn như iPhone 5 và HTC One, sản phẩm còn có thể chống nước và chống bụi như Xperia Z đi kèm cấu hình "khủng" sử dụng tới 2 chip lõi tứ cùng RAM 16 GB.
Bộ nhớ trong của máy lớn gấp đôi những model cao cấp nhất đang có trên thị trường khi đạt tới 128 GB. Thậm chí, người dùng có thể lựa chọn sử dụng hệ điều hành Android hay iOS khi cần.
Smartphone ấn tượng này là một sản phẩm giả tưởng của tạp chí công nghệ nổi tiếng T3 và tất nhiên chưa thể hiện thực hóa trong một vài năm tới.
Smartphone "vô địch" của T3.
Mẫu concept của T3 nhằm thỏa mãn mong ước của những người mê công nghệ về một chiếc smartphone "vô địch thế giới" mọi mặt, chắt lọc ưu điểm trên những model cao cấp nhất của Apple, HTC, Sony và Samsung đang có trên thị trường, từ thiết kế cho tới tính năng cấu hình...
Ví dụ như việc, sản phẩm sở hữu bộ vỏ nhôm nguyên khối siêu mỏng (6,45 mm), thiết kế như iPhone 5 và HTC nhưng nhẹ chỉ 122 gram. Khả năng chống nước và chống bụi theo tiêu chuẩn IP5/8 của chiếc smartphone khổng lồ Xperia Z Ultra cũng được T3 sử dụng trong thiết kế trên.
Trong khi đó, camera ở mặt lưng sử dụng cảm biến 41 megapixel và ống kính Carl Zeiss như trên Nokia PureView 808. Viên pin dung lượng 6.000 mAh và tính năng tiết kiệm điện năng là điều mà bất kỳ người dùng smartphone nào cũng cảm thấy thích thú. Riêng màn hình lấy ý tưởng từ Galaxy S4 với độ phân giải 5 inch Full HD và có mặt bảo vệ Corning Gorilla Glass thế hệ 3.
Theo VNE
Xperia Z Ultra sẽ bán chính hãng tại Việt Nam vào tháng 8 Mức giá của chiếc điện thoại này vẫn chưa được tiết lộ cụ thể. Theo thông tin mà Sony Việt Nam cung cấp, phablet Xperia Z Ultra của hãng sẽ lên kệ tại Việt Nam trong tháng 8 tới đây. Tuy nhiên, thời điểm cụ thể cùng mức giá dành cho thiết bị này vẫn chưa được công bố cụ thể. Xperia Z...