Các công ty công nghệ Australia đề nghị sửa dự luật chống mã hóa
Một loạt các công ty công nghệ hàng đầu Australia đã ký một lá thư gửi Ủy ban hỗn hợp về Tình báo và An ninh của Quốc hội Liên bang Australia kêu gọi bãi bỏ dự luật chống mã hóa.
Ảnh minh họa. (Nguồn: trendingbytes.com)
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, một loạt các công ty công nghệ hàng đầu nước này bao gồm Atlassian, Canva, SafetyCulture, Blackbird và Airtree cùng với tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ khởi nghiệp StartupAUS mới đây đã ký một lá thư gửi Ủy ban hỗn hợp về Tình báo và An ninh của Quốc hội Liên bang Australia kêu gọi bãi bỏ dự luật chống mã hóa, đồng thời đề xuất 4 khuyến nghị nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng của dự luật này.
Theo Chủ tịch Công ty công nghệ Atlassian, Scott Farquhar, dự luật sẽ “ bóp nghẹt” ngành công nghệ Australia và các công ty muốn hợp tác với chính phủ để sửa đổi dự luật.
Video đang HOT
Trước đó, tháng 12/2018, Chính phủ Australia đã thông qua dự luật chống mã hóa, có tên chính thức là Dự luật Hỗ trợ và Truy cập 2018, cho phép các cơ quan thực thi pháp luật truy cập thông tin liên lạc được mã hóa mà họ nghi có thể chứa tin nhắn từ các tên tội phạm.
Bốn khuyến nghị được StartupAUS đưa ra bao gồm dự luật chỉ áp dụng cho các nhà cung cấp truyền thông trong khi dự luật hiện nay áp dụng cho bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ điện tử nào có một hoặc nhiều người dùng tại Australia, có nghĩa là áp dụng đối với tất cả các công ty công nghệ của nước này.
Các khuyến nghị khác bao gồm dự luật chỉ áp dụng đối với các công ty, không phải đối với từng nhân viên, và cần định nghĩa rõ ràng một số thuật ngữ được dùng trong dự luật như “lỗ hổng hệ thống”, “hợp lý” và “theo tỷ lệ.”
Các công ty cũng yêu cầu giải thích rõ về “tội phạm nghiêm trọng”, chỉ nên giới hạn ở những tội phạm là mục tiêu nhắm tới của dự luật và là mối đe dọa thực sự và nghiêm trọng đối với quốc gia và người dân Australia.
Theo ông Farquhar, những khuyến nghị mà các công ty đưa ra không ảnh hưởng đến tinh thần của dự luật, đồng thời cho phép chính phủ vẫn đạt được mục tiêu của mình.
Trong khi đó, ông Daniel Petre, đồng sáng lập Công ty công nghệ AirTree Ventures cho rằng những khuyến nghị trên đưa ra nhằm mục đích thu hẹp phạm vi áp dụng của dự luật để không ảnh hưởng đến các công ty công nghệ một cách bừa bãi.
Theo ông, dự luật chỉ nên áp dụng đối với các công ty tham gia hệ thống nhắn tin và vô lý khi cho rằng một công ty Australia đang thu thập dữ liệu về bệnh tiểu đường có thể tiếp tay cho một tổ chức khủng bố.
Theo VietNamPlus
Google giới thiệu mã hóa Adiantum cho các thiết bị tầm thấp
Google đã chính thức công bố hình thức mã hóa mới, được thiết kế để bảo mật dữ liệu lưu trữ trên điện thoại thông minh tầm thấp và các thiết bị khác không đủ sức mạnh xử lý.
Adiantum mang đến giải pháp mã hóa cho các thiết bị tầm thấp - Ảnh: Google
Theo Venture Beat, hầu hết điện thoại Android đều được kích hoạt mã hóa lưu trữ như một tính năng mặc định và trên thực tế, nó là một yêu cầu của các nhà sản xuất điện thoại kể từ phiên bản Android 6.0. Tuy nhiên, đối với các điện thoại có sức mạnh xử lý thấp được yêu cầu để chạy mã hóa trực tiếp trên thiết bị thì tính năng này thường không có sẵn.
Chẳng hạn, Android Go được thiết kế cho các thiết bị có bộ xử lý cấp thấp, điển hình là ở các thị trường đang phát triển, nhưng với nhiều thiết bị này có RAM 1 GB trở xuống, mã hóa lưu trữ bị tắt theo mặc định để cải thiện hiệu suất hoặc hoàn toàn không có. Bộ xử lý ARM Cortex-A7 mà một số mẫu điện thoại cấp thấp sử dụng, thậm chí không hỗ trợ phần cứng cho Tiêu chuẩn mã hóa nâng cao (AES) được Android sử dụng.
Và đây là lúc Adiantum phát huy tác dụng. Adiantum được xây dựng để chạy trên điện thoại và các thiết bị thông minh khác không có phần cứng chuyên dụng để mã hóa dữ liệu được lưu trữ cục bộ một cách hiệu quả. Tuy nhiên, tính năng này không chỉ đơn giản là nhắm mục tiêu vào điện thoại Android giá rẻ hướng đến các thị trường mới nổi; mà còn hướng tới mọi thiết bị năng lượng thấp dựa trên nền Linux, từ đồng hồ thông minh đến các thiết bị y tế được kết nối.
Chế độ mã hóa mới Google Adiantum nhanh hơn khoảng 5 lần so với AES trên các chip không hỗ trợ tăng tốc phần cứng để mã hóa, nhưng an toàn và cực kỳ khó bẻ khóa. Adiantum là một dự án nguồn mở, đã có sẵn trên GitHub và Google sẵn sàng công bố với thế giới.
Quyền riêng tư dữ liệu là một trong những vấn đề lớn nhất trong thời đại hiện nay với vô số rò rỉ và tranh cãi đã nhấn chìm nhiều công ty công nghệ. Và đó là lý do tại sao các công ty đã có những nỗ lực bảo mật tích cực, chẳng hạn như Google mới đây ra mắt tiện ích mở rộng Password Checkup cho Chrome để giúp ngăn chặn vi phạm dữ liệu.
Theo thanh niên
Chủ sàn tiền ảo 'khóa' 145 triệu USD có để lại di chúc Theo hồ sơ nộp lên tòa án Canada, Gerald Cotten, nhà sáng lập sàn giao dịch tiền mã hóa Quadriga CX, có lập di chúc 12 ngày trước khi qua đời. Theo Bloomberg, việc ông Cotten qua đời đột ngột hồi tháng 12.2018 khiến 145 triệu USD giá trị bitcoin và nhiều đồng mã hóa khác mà nhà đầu tư và người dùng...