Các cơ sở dầu mỏ châu Âu bị tấn công mạng quy mô lớn
Nhiều công ty vận chuyển, lưu trữ dầu ở châu Âu như Oiltanking (Đức), SEA-Invest (Bỉ) và Evos (Hà Lan) đang phải đối phó với các cuộc tấn công mạng, gây gián đoạn nghiêm trọng đến sản xuẩt và vận chuyển.
Theo ước tính, có đến hàng chục bến cảng có kho chứa và vận chuyển dầu trên khắp thế giới đã bị ảnh hưởng. Đáng chú ý, các cuộc tấn công này được tổ chức rất bài bản, hệ thống và thời điểm diễn ra gần như cùng lúc. Dù vậy, các chuyên gia vẫn thận trọng và chưa vội kết luận đây là một cuộc tấn công phối hợp.
Nhiều hệ thống, cơ sở hạ tầng dầu mỏ quan trọng ở châu Âu tê liệt do bị tấn công mạng
Cuộc tấn công đã ảnh hưởng đến hệ thống điều hành cảng của SEA-Invest trên khắp châu Âu và châu Phi, bao gồm công ty con SEA-Tank Terminals tại cảng Antwerp (Bỉ). Chính vì vậy, các công tố viên Bỉ đã nhanh chóng mở cuộc điều tra.
SEA-Invest cho biết hầu hết các phương tiện vận chuyển chất lỏng đã hoạt động trở lại và công ty sẽ đưa vào vận hành một hệ thống công nghệ thông tin dự phòng để duy trì hoạt động sản xuất. Bên cạnh đó, đại diện của công ty này cũng tiết lộ là đã biết về các cuộc tấn công mạng nhắm vào các công ty khác, thế nhưng các cuộc điều tra vẫn chưa xác định được liệu có mối quan hệ nào hay không.
Tại Hà Lan, đại diện của Evos chia sẻ với hãng tin BBC rằng hệ thống của họ tại các nhà ga ở Terneuzen, Ghent và Malta vừa bị tấn công và ‘gây ra một số chậm trễ nhất định’.
Video đang HOT
Oiltanking GmbH & Co. KG, công ty lưu trữ, vận chuyển dầu, nhiên liệu xe cộ và các sản phẩm dầu mỏ lớn của Đức, cũng bị tấn công, khiến doanh nghiệp này buộc phải hoạt động với ‘công suất hạn chế’ và tiến hành điều tra. Theo nguồn tin của hãng thông tấn AP, cuộc tấn công vào Oiltanking là ransomware, mã độc khóa dữ liệu và hệ thống máy tính để tống tiền. Cách thức này tương tự cuộc tấn công vào nhà cung cấp dầu Colonial Pipeline (Mỹ) vào tháng 5.2021, từng thắt chặt nguồn cung trên khắp nước Mỹ và nhiều bang phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Theo AFP, Cơ quan Cảnh sát châu Âu đã đề nghị hỗ trợ các cơ quan chức năng và mở cuộc điều tra.
4 xu hướng an ninh mạng nổi bật trong năm 2022
Năm 2021 chứng kiến sự gia tăng vượt trội về số lượng và quy mô các cuộc tấn công mạng tại Việt Nam, điều này dẫn tới nhiều cảnh báo về xu hướng an ninh mạng 2022.
Hãng công nghệ HP dự báo các mối đe dọa an ninh mạng sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng quy mô với tốc độ nhanh chóng trong năm 2022. Theo HP, năm 2022 sẽ tiếp tục chứng kiến sự hoành hành của các băng nhóm ransomware với thủ đoạn tinh vi hơn để khai thác lỗ hổng bảo mật và các chiêu trò khác.
Để chuẩn bị đối phó với nguy cơ bị tấn công, doanh nghiệp cần nhận thức rõ về 4 xu hướng an ninh mạng nổi bật sau:
Xu hướng thương mại hóa các cuộc tấn công chuỗi cung ứng phần mềm khiến nhiều "tên tuổi" lớn trở thành mục tiêu của tin tặc
Vụ tấn công tại Công ty quản lý hệ thống mạng Kaseya ở Mỹ - ảnh hưởng đến 1.500 doanh nghiệp tại ít nhất 17 quốc gia là một trong những minh chứng rõ ràng của trào lưu kiếm tiền từ các cuộc tấn công chuỗi cung ứng. Các mối đe dọa chuỗi cung ứng được dự báo sẽ tăng lên trong năm tới với việc thương mại hóa chiến thuật, kỹ thuật và quy trình tấn công tiếp tục được phổ biến rộng rãi.
Theo đó, tin tặc sẽ tìm kiếm các liên kết yếu trong chuỗi cung ứng phần mềm và nhắm mục tiêu vào các phần mềm phổ biến. Tại Việt Nam, các chuỗi cung ứng lớn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và vận tải ngày càng trở thành đối tượng mục tiêu của các cuộc tấn công mạng.
Băng nhóm ransomware tiếp tục là mối hiểm họa với các chiêu thức tống tiền liên hoàn
Ransomware (tấn công mã độc tống tiền) sẽ tiếp tục là một trong những mối nguy hại lớn nhất năm 2022, đẩy các nạn nhân vào nguy cơ bị tấn công nhiều hơn. Phương thức này tương tự các cuộc công kích dồn dập trên mạng xã hội.
Mã độc tống tiền dự đoán vẫn sẽ bùng nổ trong năm 2022
Trong năm 2022, tin tặc ransomware sẽ tăng cường chiêu thức gây áp lực buộc nạn nhân phải trả tiền chuộc. Ngoài các trang web rò rỉ dữ liệu, tin tặc còn sử dụng các phương thức tống tiền đa dạng hơn như liên hệ với khách hàng và đối tác kinh doanh của công ty bị tấn công.
Tại Việt Nam, xu hướng tấn công qua mã độc ransomware đang tăng cao. Theo báo cáo của Google về các cuộc tấn công mã độc tống tiền vào các tổ chức và doanh nghiệp trên toàn cầu, Việt Nam đứng thứ ba trên thế giới về số cuộc tấn công bằng mã độc tống tiền vào năm 2020 và nửa đầu năm 2021, tăng gần 200% trong khoảng thời gian này.
Lỗ hổng bảo mật firmware khiến nguy cơ xâm nhập tăng
Firmware (phần lõi) đang trở thành mảnh đất màu mỡ để tin tặc khai thác lỗ hổng và thực hiện những cuộc tấn công trường kỳ. Tính bảo mật của firmware thường ít được doanh nghiệp chú ý, với mức độ vá lỗi thấp hơn nhiều bộ phận khác.
Trong năm 2021, HP đã nhận thấy tin tặc tăng cường do thám cấu hình firmware để tạo tiền đề khai phá lỗ hổng cho các cuộc xâm nhập sau này. Trước đây những kiểu tấn công này chỉ được sử dụng bởi các tin tặc do thám cấp quốc gia. Nhưng trong 12 tháng tới, các chiến thuật, kỹ thuật và thủ đoạn tấn công firmware sẽ lan rộng hơn, mở ra cánh cửa mới cho hàng loạt nhóm tội phạm mạng lợi dụng lỗ hổng an ninh, tạo ra các mối đe dọa và kế hoạch trục lợi nguy hiểm.
Cần tăng cường các biện pháp an ninh mạng để chống lại các cuộc tấn công từ tin tặc
Tình trạng quản lý và kiểm soát bảo mật firmware kém sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề này. Một số ngành như chăm sóc sức khỏe cần bắt đầu cân nhắc những rủi ro do phương thức tấn công này mang lại bởi đây chính là khu vực tiềm năng của tin tặc.
Bối cảnh làm việc kết hợp - "mảnh đất màu mỡ" cho các cuộc tấn công
Việc chuyển đổi sang không gian làm việc kết hợp sẽ tiếp tục tạo ra các vấn đề về bảo mật cho doanh nghiệp. Số lượng các thiết bị không được quản lý bảo mật đã và đang làm tăng nguy cơ tấn công. Các tác nhân đe dọa sẽ nhắm mục tiêu đến nhà riêng và mạng cá nhân của những người đứng đầu tổ chức và doanh nghiệp hoặc thậm chí là các quan chức chính phủ, vì những mạng lưới này dễ bị xâm nhập hơn môi trường làm việc truyền thống.
Tấn công giả mạo (phishing) vẫn sẽ là một mối đe dọa hiện hữu trong thời đại làm việc kết hợp. Ranh giới giữa cá nhân và công việc dần được xóa nhòa, thúc đẩy xu hướng sử dụng kết hợp các thiết bị gia đình cho công việc hoặc thiết bị doanh nghiệp cho mục đích cá nhân.
Mã độc tống tiền tại Việt Nam tăng gần 200% Cùng với việc chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, mã độc tống tiền (ransomware) tiếp tục có "đất diễn" và được dự báo gây nhiều hiểm họa. Theo báo cáo Hoạt động của mã độc tống tiền đầu tiên của VirusTotal và Google, mã độc tống tiền - ransomware tăng gần 200% so với...