Các chuyên gia cảnh báo về vấn đề bảo mật liên quan tới mạng 5G
Giới chuyên gia đã kêu gọi các hãng cung cấp dịch vụ mạng 5G nên chú trọng vào chuỗi bảo mật trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về các hãng công nghệ cung cấp mạng 5G như Huawei.
Ngày 3/5, giới chuyên gia đã kêu gọi các hãng cung cấp dịch vụ mạng 5G nên chú trọng vào chuỗi bảo mật trong bối cảnh xuất hiện những lo ngại về các hãng công nghệ cung cấp mạng 5G như tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc, hiện đang bị “tẩy chay” tại Mỹ.
Trong tuyên bố mang tên “Đề xuất Praha” tại hội nghị an ninh mạng 5G tổ chức tại thủ đô Praha, Cộng hòa Séc, các chuyên gia nhấn mạnh: “Nên chú trọng tới nguy cơ một nước thứ ba tác động tới một nhà cung cấp (mạng 5G), đặc biệt liên quan tới mô hình quản trị, không có các thỏa thuận hợp tác về an ninh.”
Các chuyên gia cũng cho rằng nên luật hóa vấn đề bảo mật và những đánh giá rủi ro về các công nghệ mạng 5G…
Theo tuyên bố không mang tính ràng buộc này, khi lựa chọn hãng cung cấp thiết bị 5G cho nước mình, các nước nên đặt ra những tiêu chí hàng đầu như việc tuân thủ các thỏa thuận đa phương, quốc tế hay song phương về an ninh mạng, cuộc chiến chống tội phạm mạng hoặc bảo vệ dữ liệu…
Mỹ đã cấm tập đoàn Huawei tham gia phát triển mạng không dây thế hệ mới 5G ở nước này, đồng thời cấm các cơ quan liên bang Mỹ sử dụng thiết bị của tập đoàn này do lo ngại thiết bị của Trung Quốc có thể là công cụ do thám và có thể xâm nhập vào hệ thống hạ tầng cơ sở trọng yếu.
Trong khi đó, châu Âu hiện đang bị chia rẽ về cách tiếp cận đối với Huawei giữa một bên là những nước như Anh và Đức đã cho phép tập đoàn này tham gia một phần vào hoạt động xây dựng mạng lưới 5G tại các nước này, trong khi những nước khác, trong đó có Séc, cảnh báo chống lại Huawei.
Trong khi đó, Huawei – nhà cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông cũng như các thiết bị thông tin hàng đầu thế giới, trong đó có mạng không dây thế hệ mới 5G – đã nhiều lần lên tiếng bác bỏ các cáo buộc rằng thiết bị của hãng có thể được sử dụng với mục đích do thám.
Video đang HOT
Huawei đã đầu tư hàng tỷ USD vào công nghệ này, chủ yếu cạnh tranh với hãng Ericsson của Thụy Điển và Nokia của Phần Lan./.
Theo viet nam plus
Sau yêu cầu của Mỹ, các quốc gia nào 'cấm cửa' và hoan nghênh sự hiện diện của Huawei?
Hưởng ứng yêu cầu từ Mỹ, các quốc gia như Australia và Nhật Bản đã cấm Huawei, nhưng các quốc gia khác như Đức và Anh thì không.
Sau khi Mỹ yêu cầu các nước đồng minh không sử dụng các thiết bị công nghệ của Huawei trong lĩnh vực 5G, các quốc gia như Úc và Nhật Bản đã cấm Huawei, nhưng các quốc gia khác như Đức và Anh thì không. Một số quốc gia vẫn cố gắng tìm ra cách tiếp cận với Huawei khá dè chừng.
Mỹ
Trong thời gian gần đây, Chính phủ Mỹ liên tục yêu cầu các nước đồng minh không sử dụng công nghệ di động 5G của Huawei. Phía Washington đã cáo buộc công nghệ của Huawei sẽ làm mất an ninh quốc gia, các thiết bị do nhà sản xuất Trung Quốc có thể sử dụng làm công cụ gián điệp.
Hướng ứng yêu cầu từ Mỹ, các quốc gia như Úc và Nhật Bản đã cấm Huawei.
Vào năm 2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Hoa Kỳ đã công bố một báo cáo trong đó cho biết thiết bị của Huawei và đối thủ ZTE có thể làm suy yếu lợi ích an ninh quốc gia cốt lõi của Hoa Kỳ.
Đây chưa phải là vận đen của Huawei. Trước đó, công ty viễn thông Trung Quốc dự định phát triển 1 dòng smartphone tại thị trường Mỹ thông qua nhà mạng AT&T. Tuy nhiên, thỏa thuận này không thành công khi Chính phủ Mỹ lo ngại vì lý do an ninh.
Liên minh châu Âu
Mặc dù vậy, lời yêu cầu của Mỹ tới các nước đồng minh không thực sự được hưởng ứng. Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) chưa có một chính sách thống nhất về vấn đề này. Các quốc gia thành viên vẫn có những tranh cãi về các thiết bị của Huawei.
Trong tháng 3, Ủy ban châu Âu đã đưa ra khuyến nghị về bảo mật 5G. Cơ quan điều hành của EU cho rằng các quốc gia thành viên nên thực hiện đánh giá rủi ro an ninh mạng trên mạng lưới quốc gia của họ. Vào cuối năm sẽ có đánh giá toàn diện về điều này và đưa ra các ý tưởng làm giảm thiểu các rủi ro mất an toàn bảo mật.
Anh và Đức không cấm Huawei.
Đức sẽ không cấm Huawei khi tham gia vào mạng 5G của nước này. Ông Jochen Homann, Chủ tịch điều hành Cơ quan Mạng lưới Liên bang Đức cho biết, ông vẫn chưa thấy bằng chứng khẳng định các thiết bị của Huawei có rủi ro về bảo mật. Ông Homann cho biết Huawei có thể tham gia triển khai 5G nếu tuân thủ tất cả các yêu cầu bảo mật.
Tại Anh, các quan chức nước này cũng cho phép Huawei tham gia vào hệ thống mạng 5G. Tuy nhiên, khác với Đức, Anh chỉ cho phép Huawei tham gia giới hạn vào một số bộ phận không phải cốt lõi của hệ thống. Mạng 5G được tạo thành từ mạng lõi và mạng truy cập vô tuyến (RAN). Các chuyên gia khuyên việc giữ Huawei ra khỏi cốt lõi có thể là một cách để giảm thiểu mọi rủi ro bảo mật. Mặc dù vậy, Chính phủ Anh có một số lo ngại về Huawei.
Các nhà mạng - viễn thông tại Anh đã cảnh báo, lệnh cấm hoàn toàn đối với Huawei có thể gây tổn hại cho doanh nghiệp của họ. Trong đó, Vodafone cho biết một động thái như vậy sẽ tiêu tốn của nó hàng trăm triệu bảng Anh. Đặc biệt, điều này sẽ làm chậm việc triển khai mạng 5G. Trước đó, Huawei đã tham gia vào mạng 4G của Anh.
Tương tự như hai đồng minh thân cận của Mỹ là Anh và Đức. Nước Pháp không cấm các thiết bị viễn thông 5G của Huawei. Tuy nhiên, các nhà lập pháp của Pháp đang tranh luận về một dự luật để kiểm tra các thiết bị do Huawei cung cấp có thật sự gây rủi ro bảo mật hay không.
Trong khi đó, Brazil và Ý cũng không cấm các thiết bị 5G của Huawei, bất chấp yêu cầu từ Mỹ. Canada chưa có quyết định về sự tham gia của Huawei vào hệ thống mạng 5G tại quốc gia này.
Tại châu Á và Australia
Ấn Độ vẫn chưa quyết định có nên để Huawei tham gia vào mạng 5G hay không. Thay vì lựa chọn Huawei, Chính phủ nước này đã cho phép Nokia và Ericsson (công ty đối thủ) thử nghiệm 5G tại nước này.
Tuy nhiên, theo Nikkei Asian Review, Ấn Độ không loại hoàn toàn Huawei mà đang tìm cách hạn chế sự tham gia của công ty viễn thông Trung Quốc.
Vào tháng 8/2018, Australia cũng "cấm cửa" Huawei và ZTE tham gia vào mạng 5G.
Trong khi đó, Hàn Quốc là nước tiên phong cho mạng 5G sử dụng các công nghệ của 2 công ty viễn thông nội địa là KT và SK Telecom. Hai công ty này không sử dụng thiết bị do Huawei sản xuất.
Ở chiều ngược lại, vào tháng 12 năm ngoái, Nhật Bản đã cấm Huawei và các công ty viễn thông Trung Quốc khác vì nghi ngại thiết bị có thể mang lại rủi ro bảo mật. 3 nhà mạng di động lớn nhất Nhật Bản là SoftBank Group, NTT Docomo và KDDI quyết định không sử dụng thiết bị Huawei trong buổi giới thiệu 5G.
Một nhà mạng khác là Softbank đang sử dụng thiết bị 4G của Huawei cũng đang tìm cách thay thế nó bằng thiết bị được sản xuất bởi các nhà cung cấp khác. Vào tháng 8/2018, Australia cũng "cấm cửa" Huawei và ZTE tham gia vào mạng 5G.
Theo vtc
Nhà Trắng khởi động chiến dịch 'thanh trừng toàn diện' Huawei và ZTE trên đất Mỹ Theo nguồn tin của Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc thi hành sắc lệnh mới và tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để ngăn các công ty Mỹ sử dụng thiết bị mạng do hai công ty viễn thông lớn nhất Trung Quốc: Huawei và ZTE sản xuất. Huawei sắp không còn đất sống tại Mỹ. Ảnh: Tek...