Các chế phẩm dinh dưỡng từ nấm có giúp tăng đề kháng?

Theo dõi VGT trên

Nhiều chế phẩm dinh dưỡng bổ sung trích xuất từ nấm xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ gần đây dưới dạng bột hoặc là hỗn hợp nhiều loại nấm khác nhau được nghiền ra – được cho là có khả năng thúc đẩy đề kháng cơ thể, ngăn ngừa bệnh Covid-19.

Các chế phẩm dinh dưỡng từ nấm có giúp tăng đề kháng? - Hình 1

Các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung từ nấm chưa được chứng minh công dụng và có thể tiềm ẩn một số nguy cơ sức khỏe

Liệu các sản phẩm này có công năng nói trên và có an toàn cho sức khỏe hay không, bạn có thể tham khảo câu trả lời dưới đây của các chuyên gia dinh dưỡng.

Các loại nấm từ lâu đã trở thành một phần trong chế độ ăn bổ dưỡng của con người và được dùng để trị bệnh trong nhiều thế kỷ qua. Công dụng điều trị bệnh này từ hàm lượng vitamin D cao trong nấm – loại vitamin giúp tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể chúng ta, theo các chuyên gia Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Hoa Kỳ.

Dù các chế phẩm bán trên thị trường được quảng cáo là có chứa nấm thật nhưng danh mục sản phẩm này lại không được quản lý bởi Cơ quan Quản lý Dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Trích xuất nấm có giúp tăng miễn dịch của cơ thể?

Các loại nấm, với nguồn cung cấp hàm lượng vitamin D cao, có thể giúp cân bằng hệ miễn dịch của cơ thể; tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy các chế phẩm dinh dưỡng bổ sung làm từ nấm có công dụng này.

Tại Hoa Kỳ, nhiều người cho rằng các sản phẩm này “có thể giúp ngăn ngừa bệnh do virus SARS-CoV-2″ nhưng các chuyên gia đã bác bỏ thông tin truyền miệng này. “Các chế phẩm bổ sung này khá đắt tiền, thay vì tiêu thụ các sản phẩm không rõ công năng, chúng ta nên chú trọng đến chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân bằng. Điều này mới thật sự lợi ích và cần thiết cho sức khỏe” – các chuyên gia nhấn mạnh.

Hơn nữa, khi nấm được sản xuất thành sản phẩm y học, các trích xuất từ nấm có thể ẩn chứa tiềm năng bất ổn với sức khỏe; bao gồm các tác dụng phụ thường thấy như viêm nhiễm vùng môi, nổi ban và hại gan.

Trên thực tế, FDA không điều chỉnh và quản lý các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng dù ở danh mục thực phẩm hay dược phẩm.

Điều cần lưu ý là các chế phẩm dinh dưỡng từ nấm nói riêng và các thực phẩm chức năng chung đều có thể chứa các thành phần có tác dụng sinh học mạnh với tiềm năng phản ứng với các loại thuốc bạn đang dùng hoặc bất ổn sức khỏe nào đó của bạn – các chuyên gia cho biết thêm.

Chuyên gia cảnh báo: Những "mặt trận" Virus nCoV tấn công trên cơ thể con người

Bài báo tổng hợp gần đây trên tạp chí Science cho thấy nCoV có vẻ có khả năng tham gia trên rất nhiều mặt trận trên cơ thể con người mà họ dùng từ là "từ đầu tới chân".

Mới đây, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết của TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA, Cô vân khoa hoc Ruy Băng Tim) về sự tấn công của virus SARS-CoV-2 lên cơ thể người.

Video đang HOT

Chúng tôi xin phép đăng tải bài viết này để quý vị độc giả thêm thông tin tham khảo, phòng bệnh.

Cho đến nay, mặc dù các nghiên cứu khoa học và các báo cáo lâm sàng về bệnh Covid-19 liên tục được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành nhưng hiểu biết của con người về bệnh này vẫn còn rất hạn chế, cả về cơ chế gây bệnh, hướng điều trị cũng như vaccine phòng ngừa.

Virus nCoV tuy rất nhỏ bé nhưng tác hại khôn lường ở nhiều trường hợp người bệnh trở nặng. Bài báo tổng hợp gần đây trên tạp chí Science cho thấy nCoV có vẻ có khả năng tham gia trên rất nhiều mặt trận trên cơ thể con người mà họ dùng từ là "từ đầu tới chân" (from brain to toes)...

Mặt trận chính - Hệ hô hấp

Hầu hết người nhiễm virus nCoV (SARS-CoV-2) được cho là từ đường hô hấp. Virus này xâm nhập vào mũi và cổ họng vì các tế bào ở nơi đây có nhiều thụ thể trên bề mặt tế bào có tên gọi là ACE2 (angiotensin-converting enzyme 2, enzyme chuyển đổi angiotensin 2).

Virus nCoV sử dụng protein bề mặt của nó để gắn kết với những thụ thể ACE2 này như cách mà chìa khóa tra vào ổ khóa để mở cửa vào nhà, xâm nhập vào bên trong tế bào vật chủ. Khi vào bên trong, virus chiếm quyền điều khiển của tế bào, sử dụng các vật liệu sẳn có trong tế bào để tạo ra vô số các bản sao của chính nó và xâm chiếm các tế bào mới.

Trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm, virus thường nhân bản lên rất nhiều và người bệnh có thể tiết ra vô số các bản sao của nó từ các dịch của đường hô hấp, như các hạt nước bắn ra từ việc ho, hắt xì hoặc thậm chí thở, nói chuyện bình thường (đây là lý do mà chúng ta phải sử dụng khẩu trang trong mùa dịch này để bảo vệ người khác và chính mình).

Các triệu chứng có thể có trong thời điểm này là sốt, ho khan, đau họng, mất mùi và vị, hoặc đau đầu và đau cơ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp cũng cho thấy người bệnh không có triệu chứng biểu hiện!

Trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm, virus thường nhân bản lên rất nhiều và người bệnh có thể tiết ra vô số các bản sao của nó từ các dịch của đường hô hấp, như các hạt nước bắn ra từ việc ho, hắt xì hoặc thậm chí thở, nói chuyện bình thường.

Nếu hệ thống miễn dịch không đánh bại được nCoV trong giai đoạn ban đầu này, thì virus sẽ di chuyển xuống khí quản, nơi có các nhánh mỏng hơn, sâu hơn của hệ hô hấp là phổi, kết thúc là các túi khí nhỏ gọi là phế nang, mỗi nhánh được lót bởi một lớp tế bào cũng rất giàu thụ thể ACE2. Trong giai đoạn này virus có thể gây các thiệt hại nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến chết người.

Với chức năng thông thường của phổi, oxy đi qua phế nang vào các mao mạch, sau đó oxy được đưa đến phần còn lại của cơ thể. Nhưng khi hệ thống miễn dịch chiến đấu với virus nCoV, chính trận chiến này đã làm hư hại hệ thống vận chuyển oxy này.

Các tế bào bạch cầu tiền tuyến nhận biết sự hiện diện của kẻ xâm lược đã giải phóng các phân tử gọi là chemokine, để triệu tập thêm các tế bào miễn dịch khác hỗ trợ tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus.

Cuộc chiến của các tế bào miễn dịch tiết ra rất nhiều phân tử cytokine gây viêm (hay còn gọi là cơn bão cytokine) để lại một vô vàng các chất lỏng và tế bào chết, thứ dịch mà chúng ta hay gọi thông thường là "mủ".

Sự tích tụ mủ trong phổi gây nên bệnh lý cơ bản của viêm phổi, với các triệu chứng tương ứng như ho, sốt, thở gấp, thở cạn. Do vậy, việc cung cấp oxy trong những trường hợp chuyển biến xấu như vậy là rất quan trọng và cho thấy nhiều bệnh nhân khỏi bệnh chỉ nhờ vào sự trợ thở (chứ không phải thuốc).

Chuyên gia cảnh báo: Những mặt trận Virus nCoV tấn công trên cơ thể con người - Hình 1

Mặt trận ở tim

Làm thế nào virus tấn công tim và mạch máu vẫn còn là một điều chưa được hiểu rõ nhưng ngày càng nhiều bằng chứng từ các báo cáo khoa học gần đây cho thấy đây là một hiện tượng khá phổ biến. Một bài báo đăng vào tháng 3 trên " JAMA Cardiology" đã ghi nhận tổn thương tim ở gần 20% bệnh nhân trong số 416 bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong một nghiên cứu khác ở Vũ Hán, 44% trong số 36 bệnh nhân nhập viện phải điều trị ở phòng hồi sức đặc biệt (ICU) bị rối loạn nhịp tim. Những hiện tượng ảnh hưởng đến tim do Covid-19 dường như nguyên nhân đến từ máu.

Theo một bài báo khoa học đăng vào tháng 4 trên tạp chí chuyên ngành "T hrombosis Research", trong số 184 bệnh nhân COVID-19 phải điều trị trong phòng hồi sức đặc biệt ở Hà Lan, 38% có máu đông bất thường và gần một phần ba đã có cục máu đông.

Các cục máu đông có thể vỡ ra và rơi vào phổi, ngăn chặn các động mạch quan trọng gây tắc phổi (pulmonary embolism). Các cục máu đông từ động mạch cũng có thể làm tắc các mạch máu trong não, gây ra đột quỵ.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để hiểu chính xác những gì gây ra tổn thương tim mạch do Covid-19. Có thể nào virus có thể tấn công trực tiếp vào niêm mạc của tim và mạch máu, giống như cách chúng tấn công mũi và phế nang (nơi rất giàu thụ thể ACE2)? hoặc có lẽ do thiếu oxy, sự hỗn loạn trong phổi, làm ảnh hưởng gián tiếp đến các tổn thương mạch máu?

Hiểu rõ được những điều này có lẽ sẽ giúp giải thích lý do tại sao bệnh nhân có sẵn bệnh về mạch máu như: bệnh tiểu đường và huyết áp cao sẽ có nguy cơ đối mặt với nguy cơ bệnh Covid-19 trở nên nghiêm trọng cao hơn.

Dữ liệu gần đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) về bệnh nhân nhập viện ở 14 tiểu bang cho thấy khoảng một phần ba bị bệnh phổi mãn tính nhưng cũng gần bằng con số này là người mắc bệnh tiểu đường và một nửa là bị huyết áp cao.

Mặt trận ở thận

Trong cuộc chiến trong đại dịch Covid-19 thì ngoài máy hỗ trợ thở thì máy chạy thận cũng khá quan trọng vì thận cũng là nơi các tế bào thể hiện dồi dào các thụ thể ACE2, trở thành một mục tiêu khác của virus. Trong một nghiên cứu sử dụng kính hiển vi điện tử đã cho thấy sự hiện diện của virus trong các tế bào ở thận từ các bệnh nhân đã tử vong vì bệnh Covid-19.

Theo một báo cáo khoa học, 27% trong số 85 bệnh nhân nhập viện ở Vũ Hán bị suy thận. Một báo cáo khác cho biết 59% trong số gần 200 bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở Trung Quốc, các tỉnh Hồ Bắc và Tứ Xuyên có protein và 44% có máu trong nước tiểu, cả hai đều là dấu hiệu tổn thương thận. Bệnh nhân Covid-19 có tổn thương thận cấp tính sẽ có xác xuất chết cao hơn gấp 5 lần so với bệnh nhân khác.

Bức tranh lớn về sự tàn phá mà COVID-19 gây ra trên cơ thể con người hiện nay vẫn chỉ là một bản phác thảo với nhiều điểm mờ. Sẽ mất nhiều năm nghiên cứu miệt mài để hiểu rõ về nó, từ đó có thể vẽ một bức tranh sắc nét và chân thật hơn.

Mặt trận ở não

Các thụ thể ACE2 hiện diện trong vỏ thần kinh và thân não (cortex and brain stem) nhưng vẫn chưa rõ trong trường hợp nào virus xâm nhập vào não và tương tác với các thụ thể này. Trong đại dịch do virus SARS năm 2003 cho thấy virus có thể xâm nhập vào tế bào thần kinh và đôi khi gây ra viêm não.

Vào tháng 4, một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành " International Journal of Infectious Diseases", từ một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản, đã cho thấy dấu vết của nCoV trong dịch não tủy của một bệnh nhân Covid-19 gây viêm màng não và viêm não, cũng cho thấy nó có thể xâm nhập hệ thống thần kinh trung ương.

Tuy nhiên những yếu tố khác cũng có thể gây tổn hại cho não như " cơn bão cytokine"có thể gây sưng não, và hiện tượng máu đông như nói phía trên có thể gây ra đột quỵ.

Mặt trận ở ruột

Một bài báo khoa học đăng trên tạp chí " The American Journal of Gastroenterology" tường thuật lại một ca bệnh hồi đầu tháng 3, một phụ nữ 71 tuổi ở Michigan đã trở về từ một chuyến du thuyền trên sông Nile với triệu chứng tiêu chảy ra máu, nôn mửa và đau bụng. Ban đầu các bác sĩ nghi ngờ bà ta bị một bệnh đường ruột phổ biến, chẳng hạn như do Salmonella.

Nhưng sau khi thấy bà bị ho, các bác sĩ đã lấy mẫu ở mũi bằng tăm bông và cho thấy dương tính với nCoV. Mẫu phân cũng dương tính với RNA virus, các dấu hiệu tổn thương đại tràng cũng được nhìn thấy qua nội soi. Ca này được chẩn đoán là nhiễm trùng đường tiêu hóa do coronavirus.

Cho đến nay, RNA virus được tìm thấy ở khoảng 53% mẫu phân của bệnh nhân Covid-19. Sự hiện diện của virus trong đường tiêu hóa làm tăng lo ngại rằng nó có thể truyền qua phân.

Nhưng hiện nay vẫn chưa rõ liệu phân có chứa virus nguyên vẹn có khả năng truyền nhiễm hay chỉ có RNA và protein của virus và chưa có bằng chứng nào cho thấy việc truyền nhiễm virus qua đường phân là quan trọng.

Những mặt trận khác

Ngoài ra, có tới một phần ba số bệnh nhân nhập viện bị viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt mặc dù cho đến nay không rõ rằng virus có thể xâm nhập nhiễm trực tiếp vào mắt hay không.

Các báo cáo khác cho thấy tổn thương gan: hơn một nửa số bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở hai trung tâm ở Trung Quốc có nồng độ men gan tăng cao cho thấy tổn thương ở gan hoặc ống mật.

Nhưng theo một số chuyên gia cho rằng sự tổn thương do gan có thể là do sử dụng thuốc trong quá trình điều trị hoặc hệ thống miễn dịch phản ứng quá mạnh.

Tóm lại, bức tranh lớn về sự tàn phá mà COVID-19 gây ra trên cơ thể con người hiện nay vẫn chỉ là một bản phác thảo với nhiều điểm mờ. Sẽ mất nhiều năm nghiên cứu miệt mài để hiểu rõ về nó, từ đó có thể vẽ một bức tranh sắc nét và chân thật hơn.

Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA, Cô vân khoa hoc Ruy Băng Tim)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cứ ba người lớn sẽ có một người bị zona
06:02:57 21/11/2024
Thời điểm ăn trứng giúp ngủ ngon, hỗ trợ sức khỏe não bộ
08:34:12 22/11/2024
Nhà khoa học đưa ra độ tuổi nên ngừng uống bia, rượu
06:04:02 21/11/2024
7 dấu hiệu báo động về sức khỏe không nên phớt lờ
09:23:58 21/11/2024
Bất ngờ cách ăn khoai tây để giảm cân ít người biết
08:07:11 21/11/2024
Đứng làm việc nhiều không tốt cho sức khỏe
08:09:21 21/11/2024
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc
17:21:47 21/11/2024
5 lợi ích tuyệt vời khi ăn mật ong hàng ngày vào buổi sáng
18:22:43 21/11/2024

Tin đang nóng

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt
05:41:18 22/11/2024
Mẹ tôi dõng dạc hủy đám cưới sau khi mẹ chồng tương lai đọc "diễn văn" miệt thị thông gia
05:38:11 22/11/2024
Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này
06:41:14 22/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?
06:49:21 22/11/2024
Nhan sắc giả dối của Lee Min Ho
06:04:14 22/11/2024
Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập
06:44:30 22/11/2024
Chồng nửa đêm lẩm bẩm vài câu rồi bật dậy, vô thức đi lại trong phòng, tôi cười anh mộng du cho tới khi biết sự thật thì ngã ngửa
05:31:32 22/11/2024
Dọn dẹp bàn làm việc của chồng, tôi suýt ngất khi đọc được một tờ giấy
05:07:22 22/11/2024

Tin mới nhất

Việt Nam có loại gia vị ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh

09:41:31 22/11/2024
Một nghiên cứu cụ thể cho thấy nghệ có hiệu quả như ibuprofen - một loại thuốc chống viêm đối với những người bị viêm khớp. Nghệ được biết đến với lợi ích chống oxy hóa và chống viêm, có thể hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.

Chế độ đi bộ 6-6-6 là gì, có lợi cho sức khỏe như thế nào?

09:33:35 22/11/2024
Các số liệu thống kê cho thấy đi bộ sau bữa ăn vào buổi tối làm giảm lượng đường trong máu nhiều hơn so với đi bộ trước bữa ăn. Thêm vào đó, đi bộ buổi tối có thể là biện pháp thư giãn hiệu quả, giúp suy nghĩ và tâm trí mạch lạc hơn.

Phòng ngừa lão thị sớm bằng các bài tập thể dục cho mắt mỗi ngày

09:27:03 22/11/2024
Thói quen dụi mắt có thể gây kích ứng, khiến các mạch máu dưới da bị tổn thương và dẫn đến quầng thâm. Hành động này kéo dài còn có thể gây ra giác mạc hình chóp, hội chứng khô mắt và bong võng mạc.

Coi chừng ngừng tim, đột quỵ khi chạy bộ

08:19:52 22/11/2024
Nâng cao sức khỏe tinh thần và giảm căng thẳng. Lúc này, cơ thể cũng tiết ra các hormone dopamine giúp tinh thần trở nên phấn chấn hơn và cảm thấy hạnh phúc cũng như nâng cao sức khỏe toàn diện.

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch

08:13:08 22/11/2024
Theo Quỹ Tim mạch và Đột quỵ Canada, chế độ ăn chay có thể giúp giảm huyết áp, cải thiện mức cholesterol, cân nặng khỏe mạnh hơn và ít mắc bệnh đái tháo đường type 2 hơn, tất cả đều có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Cách tập thể dục an toàn khi ở ngoài trời

07:31:27 22/11/2024
Nguyên nhân là do việc vận động làm gia tăng lưu lượng máu đến vỏ não trước trán (phần trước của thùy trán ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề và cảm xúc). Lưu lượng máu được tăng cường trong quá trình tập thể dục, có thể giúp tăng...

Ngộ độc củ ấu tàu do chế biến sai cách

07:28:59 22/11/2024
Hay tại Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) cũng vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân cùng một gia đình vào viện trong tình trạng tụt huyết áp, rối loạn nhịp thất phức tạp do ngộ độc aconitin sau uống 100ml rượu ngâm củ ấu tàu.

Hai thực phẩm vàng phòng chống ung thư, giảm cân cho bữa sáng

07:25:35 22/11/2024
Bên cạnh đó, khoai lang chứa calo thấp hơn nhiều so với cơm nên sau khi ăn sẽ không gây tăng cân. Khoai lang còn chứa một chất giống estrogen, có tác dụng bảo dưỡng làn da, trì hoãn lão hóa.

Ăn nấm rừng, 8 người bị ngộ độc

07:23:08 22/11/2024
Khoảng 14 giờ 30 phút cùng ngày, họ nấu nấm cho 8 người cùng ăn. Sau khi ăn khoảng 1 tiếng, cả 8 người đều có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, mất ý thức, buồn nôn, đau bụng.

Những thực phẩm không ăn cùng với cá kẻo tự 'rước họa vào thân'

09:50:58 21/11/2024
Tránh kết hợp cá với các món ăn nhiều tinh bột như khoai tây, mì ống. Việc kết hợp này không chỉ khiến lượng calo và carbohydrate nạp vào quá cao mà còn làm giảm chỉ số đường huyết của bữa ăn, khiến bạn nhanh đói và tăng cảm giác thèm ă...

Triệu chứng của xẹp đốt sống do loãng xương

09:20:33 21/11/2024
Nếu sau hơn 2 tháng không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn đau mạn tính, nhức nhối triền miên, ảnh hưởng chức năng vận động trầm trọng.

Bỏng lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe như nào?

08:04:53 21/11/2024
Chế độ dinh dưỡng khoa học. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều trái cây, rau xanh chứa nhiều vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Có thể bạn quan tâm

Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90

Netizen

11:38:33 22/11/2024
Thời gian vừa qua, bạch nguyệt quang là từ được cư dân mạng sử dụng khá nhiều. Ý nghĩa phổ biến nhất của từ này là để chỉ người mà chúng ta vô cùng ngưỡng mộ,

Quả chuối vừa được mua vào buổi sáng với giá 9.000 đồng, buổi tối bán với giá 157 tỷ đồng

Sáng tạo

11:20:19 22/11/2024
Một quả chuối trong nhiều năm đã gây tranh cãi trong giới nghệ thuật đã được bán với giá 6,2 triệu USD (hơn 157 tỷ đồng) bao gồm cả phí tại cuộc đấu giá nghệ thuật đương đại của Sotheby s New York vào tối thứ Tư

Người đàn ông mất ngủ suốt 32 năm vì bị sếp mắng oan

Lạ vui

11:20:01 22/11/2024
Sau một lần bị cấp trên đổ lỗi một cách bất công, người đàn ông rơi vào trạng thái buồn bực, uất ức và bị mất ngủ suốt nhiều năm.

Áo khoác dài, món đồ sành điệu, đáng giá nhất tủ đồ mùa đông

Thời trang

11:13:20 22/11/2024
Kiểu áo khoác mùa đông đặc trưng nhất chính là trench coat (áo khoác dài, áo măng tô). Chỉ vào mùa cuối năm, tín đồ thời trang mới thỏa sức diện item này đi học, đi chơi, đi làm mà không cần e ngại điều gì.

Bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp và tiêu thụ tài sản

Pháp luật

11:08:50 22/11/2024
Ngày 22/11, Công an tỉnh Thanh Hoá thông tin, Công an thị xã Bỉm Sơn vừa bắt giữ 4 đối tượng ở tỉnh Ninh Bình để điều tra tội trộm cắp và tiêu thụ tài sản.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia

Thế giới

11:02:34 22/11/2024
Liên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.

Phong cách trẻ trung của 'Anh trai say hi' JSOL

Phong cách sao

10:56:25 22/11/2024
Trong đó các item mang tính trẻ trung, hiện đại thường được JSOL sử dụng khá nhiều như áo thun, áo sơ mi, quần short hay các set đồ jeans.

Kiều Anh xinh đẹp hội ngộ dàn diễn viên 'Phía trước là bầu trời' sau 23 năm

Phim việt

10:53:13 22/11/2024
23 năm sau khi phát sóng Phía trước là bầu trời , 3 diễn viên Kiều Anh, Hà Hương và Văn Anh gặp lại trên thảm đỏ sự kiện ra mắt phim Linh miêu - Quỷ nhập tràng tại Hà Nội tối 21/11.

Hồ Ngọc Hà: Có lúc tôi bế tắc, không biết phải làm gì!

Nhạc việt

10:50:06 22/11/2024
Có lúc tôi bế tắc, không biết mình cần phải làm gì, không biết còn được yêu thương không... , Hồ Ngọc Hà trải lòng.

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

Tin nổi bật

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Trà xanh và 7 thức uống buổi sáng khác tốt cho sức khỏe, giúp đẹp da mùa hanh khô

Làm đẹp

10:25:04 22/11/2024
Cách chuẩn bị rất đơn giản: Rót một cốc nước ấm rồi thêm nước cốt của nửa quả chanh và chút mật ong vào nước rồi khuấy đều trước khi uống.