Các cháu làm chủ tịch – để làm gì?
Dư luận đang dậy sóng xung quanh đề xuất mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thay đổi tên gọi các chức danh trong lớp học. Theo đó, lớp trưởng sẽ được gọi là Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh, lớp phó được gọi là Phó Chủ tịch Hội đồng tự quản học sinh.
Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo giải thích, “Điều lệ đề cập đến việc thành chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản là xuất phát từ thực tiễn triển khai mô hình trường học mới nằm trong khuôn khổ dự án Trường tiểu học mới (VNEN)”.
Bất cứ sự thay đổi về giáo dục nào để hướng đến một tương lai tích cực chắc chắn sẽ được ủng hộ. Tuy nhiên, cốt lõi cho sự thay đổi vẫn không nằm ngoài mấy chữ “phù hợp với tình hình thực tế”.
1. Lớp trưởng trong một lớp học, thật ra không có gì là quá ghê gớm, chúng ta từng chứng kiến điều này suốt trong những năm tháng đã trả qua. Chỉ là, lớp trưởng thì được thân mật với giáo viên hơn, lớp trưởng thì gương mẫu hơn, lớp trưởng thì học giỏi hơn. Suốt 16 năm đi học, từ ngày vào lớp 1 cho đến khi tốt nghiệp đại học, tôi luôn có ấn tượng rất tốt về những bạn làm lớp trưởng. Thế nhưng, đó là lúc đã hình thành tư duy.
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng, trẻ làm chủ tịch sẽ sớm trưởng thành hơn
Con trai lớn của tôi đang học lớp Mầm, vừa được lên lớp Chồi trong kỳ học hè này. Thi thoảng, con trai vẫn hay nói với tôi “Lớp con có bạn A. được làm lớp trưởng? Cô chỉ cho bạn A. làm lớp trưởng thôi”. “Lớp trưởng thì có gì lạ hả con”, tôi hỏi. “Lớp trưởng thì được nhìn các bạn chơi”, con trai trả lời.
Con trai lại nói với tôi, “Ba xin cô cho con làm lớp trưởng đi”. Khi con trai nói điều đó, tôi chỉ cười rồi đáp một điều gì cho qua chuyện. Khi ấy, tôi có nghĩ ngợi không? Chắc chắn là có. Nhưng chính tôi cũng không biết phải làm sao. Vì một đứa trẻ như con tôi, luôn thích một sự khác biệt với những đứa trẻ khác.
2. Cách đây vài tuần, tôi có ngồi trò chuyện với Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Hữu Tá, một trong những cây đại thụ của nền giáo dục nước nhà.
Câu chuyện xoay quanh chức danh trong lớp học. Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Hữu Tá có đưa ra đề xuất và cảm quan cá nhân tôi rất đồng ý, đó chính là thay đổi luân phiên học sinh làm lớp trưởng.
Theo Phó Giáo sư – Tiến sĩ Trần Hữu Tá thì, “Chọn các em tốt hoặc tương đối tốt, thậm chí những em trung bình một hoặc hai tháng luân phiên làm lớp trưởng một lần. Rồi giáo viên chủ nhiệm giúp đỡ, động viên, kèm cặp, gợi ý, bày vẽ kinh nghiệm thì tự nhiên học trò trở nên già dặn và cứng cáp hơn. Ban đầu thì các em có thể dở, nhưng sau đó sẽ khá. Ban đầu có thể vụng, nhưng sau đó sẽ khéo.
Và như thế thì các em sẽ không có ý thức quyền lực, vì đâu có chuyện làm lãnh đạo suốt năm, không biến thành một thứ đẳng cấp khác. Lớp trưởng khi ấy sẽ hiểu được rằng mình chính là người thay mặt các bạn phụ giúp giáo viên chủ nhiệm quản lý, tổ chức lớp trong một thời gian nhất định, không dài. Mà như thế thì ai cũng thấy vui, ai cũng có điều kiện rèn luyện, học hỏi để tốt lên bởi đều bình đẳng như nhau”.
3. Tôi có đọc đâu đó, ở những nước phương Tây, họ không chấm điểm học sinh tiểu học. Họ sợ những điểm số sẽ khiến các cháu nẩy sinh những cảm giác không nên có trong độ tuổi của các cháu. Đây là một điều rất hay và nhân bản.
Cũng như các bậc làm cha làm mẹ, luôn dạy con phải biết yêu thương và chia sẻ với những đứa trẻ xung quanh vậy.
Thế nên, quan điểm cá nhân của tôi vẫn là không thay đổi tên gọi của các cháu đang làm lớp trưởng hay lớp phó trong lớp học. Vì danh xưng Chủ tịch hay Phó Chủ tịch chắc chắn sẽ tạo thành một rào cản vô hình đối với các cháu sở hữu danh xưng ấy với các bạn khác.
Mà chúng ta là người lớn, chúng ta đã quá đủ kinh nghiệm để hiểu rằng danh xưng tạo nên sự khác biệt về mặt tư duy như thế nào.
Không phải Bác Hồ từng dạy, “Trẻ em như búp trên cành” hay sao? Mà búp nào cũng đáng được chăm sóc, trân trọng và dạy dỗ. Đừng để danh xưng theo sự chủ quan của người lớn khiến búp chủ tịch khác với búp học sinh thường.
Tạo nên bất cứ sự mặc cảm nào cho búp cũng là điều đáng tiếc.
Theo Khampha











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Trump: Nga - Ukraine đang mất 2.500 thanh niên mỗi tuần
Thế giới
10:17:55 30/03/2025
Đồng Nai: Tạm giữ nhóm người xông vào nhà dân uy hiếp đòi nợ
Pháp luật
10:16:47 30/03/2025
Đột quỵ tấn công người trẻ ngày càng nhiều
Sức khỏe
10:16:45 30/03/2025
Nhiều sự thật gây chấn động về cái chết của Maradona được công bố
Sao thể thao
09:09:47 30/03/2025
Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất
Tin nổi bật
09:06:02 30/03/2025
Siêu phẩm cổ trang chiếu 30 lần vẫn chiếm top 1 rating cả nước, nam chính xấu trai nhưng không ai dám chê
Phim châu á
09:04:34 30/03/2025
Khâu Vai Điểm đến du lịch đầy tiềm năng tại cao nguyên đá
Du lịch
09:03:06 30/03/2025
1 Anh Tài bỗng dưng bị hủy loạt show, công ty đối tác "trả treo" từng bình luận khiến fan tẩy chay diện rộng
Nhạc việt
09:01:40 30/03/2025
1 sao nam chê bóng đá Trung Quốc cực gắt lại được 280 nghìn người tán thành
Sao châu á
08:56:57 30/03/2025
Mặt Trời có thể đạt cực đại kép, chực chờ bùng nổ vào tháng 7?
Lạ vui
08:00:57 30/03/2025