Các bước xin visa du học Phần Lan
Sau khi chọn trường và nhận được thư mời nhập học, bạn cần xác định mình thuộc đối tượng nào để chuẩn bị tài chính tối thiểu là 6.720 euro.
Chọn trường học
Dù du học Phần Lan theo diện học bổng hay tự túc, việc đầu tiên bạn cần làm là chọn trường. Nếu được chấp nhận, trường sẽ gửi cho bạn thư mời nhập học. Đây là giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ xin visa du học Phần Lan.
Khi chọn trường, bạn cần tìm hiểu xem trường đó có được hệ thống giáo dục Phần Lan công nhận không. Trường nằm trong danh sách được công nhận và cho phép hoạt động, thư mời nhập học bạn nhận được mới có giá trị.
Xác định mình thuộc đối tượng nào
Phần Lan có hai loại giấy phép cư trú: có thời hạn và vĩnh viễn. Để du học Phần Lan, sinh viên quốc tế bắt buộc phải có visa, trong đó quy định rõ thời hạn mà bạn được phép cư trú dựa theo thời gian học.
Nếu là công dân của các nước thuộc Liên minh châu Âu hoặc khu vực kinh tế châu Âu, bạn có quyền sống và học tập tại Phần Lan mà không cần visa hay giấy phép cư trú. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đăng ký với chính quyền địa phương về việc chuyển đến Phần Lan sinh sống trong thời gian nhiều hơn 90 ngày.
Nếu không phải là sinh viên đến từ các quốc gia này, bạn bắt buộc phải hộp hồ sơ xin visa có thời hạn một hoặc bốn năm. Nếu học tập tại Phần Lan nhiều hơn khoảng thời gian này, bạn cần tiêp tục gia hạn.
Chuẩn bị tài chính
Để chứng minh tài chính, bạn cần sổ tiết kiệm, bản sao kê thu nhập hàng tháng và một số giấy tờ cho thấy bạn có sở hữu các tài sản có giá trị như nhà, ôtô, bất động sản…
Nếu không phải là sinh viên thuộc Liên minh châu Âu, bạn cần chứng minh số dư trong sổ tiết kiệm tối thiểu là 6.720 euro (khoảng 180 triệu đồng), tương đương một năm sinh hoạt phí tại Phần Lan. Nếu không có sổ tiết kiệm, bạn cần chứng minh thu nhập hàng tháng của mình hoặc của gia đình/người bảo lãnh cho bạn sang Phần Lan tối thiểu là 560 euro một tháng (khoảng 15 triệu đồng).
Với những du học sinh có thời gian học tại Phần Lan là hai năm trở lên, số tiền bạn cần chuẩn bị trong sổ tiết kiệm sẽ nhân đôi, là 13.440 euro. Có đủ tài chính sẽ tăng cơ hội giúp bạn nhận được visa cho phép cư trú trong hai năm, không cần xin visa một năm và gia hạn.
Thủ đô Helsinki, một trong những biểu tượng của Phần Lan. Ảnh: Study Buddy
Video đang HOT
Các yêu cầu liên quan đến bằng cấp và ngôn ngữ
Thông thường, khi đã nhận được thư mời nhập học từ phía trường tức là bạn đã đủ hoàn thành các chứng chỉ ngôn ngữ mà trường yêu cầu. Tuy nhiên, để làm dày dặn thêm hồ sơ xin visa, bạn nên chuẩn bị và gửi kèm thêm bằng tốt nghiệp trung học và đại học, chứng chỉ ngôn ngữ như IELTS, TOEFL… Nếu có chứng chỉ tiếng Phần Lan, đây sẽ là một điểm cộng rất lớn cho hồ sơ du học của bạn.
Hồ sơ xin visa gồm có:
- Thư mời nhập học của trường.
- Giấy tờ chứng minh tài chính (sổ tiết kiệm hoặc bảng kê khai thu nhập hàng tháng).
- Hộ chiếu chưa hết hạn và 4 ảnh.
- Bảo hiểm sức khỏe cho sinh viên quốc tế.
- Giấy chứng nhận đã nộp 330 euro phí xin visa.
- Bằng tốt nghiệp và chứng chỉ ngoại ngữ.
Các giấy tờ này phải được dịch sang tiếng Anh, tiếng Thụy Điển hoặc Phần Lan, nếu không sẽ không được chấp nhận.
Sau khi nộp hồ sơ, bạn vẫn cần đến Đại sứ quán để tham dự buổi phỏng vấn, cung cấp bản gốc và bản sao của các tài liệu có trong hồ sơ.
Quyền lợi khi có visa
Nếu xin visa thành công, ngoài việc được cư trú hợp lệ tại Phần Lan trong khoảng thời gian du học,sinh viên quốc tế sẽ được làm thêm tối đa 25 giờ một tuần trong năm học và làm việc không giới hạn vào thời gian nghỉ. Phần Lan nằm trong khối Schengen nên với visa cho phép cư trú tại nước này, bạn có thể di chuyển giữa 26 quốc gia khác mà không cần chuẩn bị thêm bất kỳ giấy tờ nào. Đây là cơ hội cho du học sinh trải nghiệm cuộc sống và nền văn hóa của các quốc gia châu Âu.
Thanh Hằng
Theo Study Portal/VNE
GS.TS Trần Văn Chứ được bầu làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam Phần Lan
Sáng ngày 30/8, tại trường ĐH Lâm Nghiệp Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Phần Lan tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III nhiệm kỳ 2019 - 2024.
Tham dự Đại hội có đại diện của Bộ Ngoại giao, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Nội vụ... và Ngài Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Phần Lan tại Việt Nam Kari Kahiluoto.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III nhiệm kỳ 2019 - 2024 Hội hữu nghị Việt Nam - Phần Lan
Việt Nam và Phần Lan chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/1/1973. Kể từ đó đến nay, quan hệ hợp tác giữa 2 nước phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực.
Tính đến hết năm 2017, Phần Lan có 18 dự án còn hiệu lực đang đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký là 22,6 triệu USD, đứng thứ 68/116 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp tại Việt Nam.
Đối với lĩnh vực hợp tác giáo dục, đây là một trong những điểm sáng trong mối quan hệ Việt Nam - Phần Lan. Hiện nay, có khoảng 2.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Phần Lan.
Hội Hữu nghị Việt Nam - Phần Lan được thành lập ngày 15/8/2006 tại Hà Nội. Hội là tổ chức xã hội của các công dân và tổ chức Việt Nam nhằm mục đích góp phần vào việc tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Phần Lan.
Đồng thời, làm cầu nối phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật, giáo dục, văn hóa, xã hội giữa nhân dân hai nước vì hòa bình, hợp tác và phát triển...
Các thành viên Ban Chấp hành khóa mới nhiệm kỳ 2019 - 2024
Được biết, Chủ tịch Hội Khóa I nhiệm kỳ 2006 - 2013 là đồng chí Trần Đức Cường, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Chủ tịch Hội Khóa II nhiệm kỳ 2013 - 2019 là đồng chí Hà Công Tuấn, Thứ trưởng thường thực Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn. Đối tác chính của Hội tại Phần Lan là Hội Hữu nghị Phần Lan - Việt Nam. Đối tác chính của Hội tại Việt Nam là Đại sứ quán Phần Lan.
Trong nhiệm kỳ 2013 - 2019, Hội đã nỗ lực triển khai các hoạt động góp phần thúc đẩy quan hệ song phương giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Phần Lan, phù hợp với chủ trương và đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Công tác khen thưởng, đền ơn đáp nghĩa bạn bè Phần Lan có nhiều đóng góp cho Việt Nam được Hội kịp thời, góp phần động viên, khuyến khích bạn bè Phần Lan tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho quan hệ giữa 2 nước Việt Nam và Phần Lan...
Đại hội nhiệm kỳ 2019 - 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp với 30 hội viên vào Ban Chấp hành khóa mới. Đại hội đã bầu GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp làm Chủ tịch.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Phần Lan tại Việt Nam Kari Kahiluoto
Phát biểu tại Đại hội, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Phần Lan tại Việt Nam Kari Kahiluoto đã bày tỏ sự biết ơn tới Hội Hữu nghị Việt Nam Phần Lan vì những hoạt động cũng như vai trò của Hội trong thời gian qua. Đồng thời, chúc mừng GS.TS Trần Văn Chứ, Hiệu trưởng trường ĐH Lâm Nghiệp với vai trò mới là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Phần Lan.
"Đã từ lâu, hai nước chúng ta duy trì mối quan hệ bền chặt trong lĩnh vực lâm nghiệp. Tôi tin rằng, mối quan hệ này sẽ tiếp tục phát triển không ngừng trong mảng truyền thống là xuất khẩu gỗ và thiết bị, mà còn trong ứng dụng Công nghệ Thông tin và bí quyết công nghệ cao" - Đại sứ Kari Kahiluoto bày tỏ.
Đại sứ Kari Kahiluoto khẳng định, mối quan hệ giữa Việt Nam và Phần Lan rất tốt đẹp và được xây dựng trên nền tảng vững chắc. Các mối quan hệ giao thương và giao lưu đang tăng lên cả về chất và lượng. Hiện nay, có khoảng 2000 sinh viên Việt Nam đang học tại Phần Lan. Mặc dù hợp tác phát triển dựa trên viện trợ không còn nhưng đã được thay thế bằng một mối quan hệ năng động và thiết thực hơn nhiều, lấy trọng tâm là thương mại.
Theo Đại sứ, Hội Hữu nghị Việt Nam - Phần Lan có nhiệm vụ cao cả là tạo ra môi trường thuận lợi và hỗ trợ cho các mối quan hệ phát triển.
Tân Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam Phần Lan GS.TS Trần Văn Chứ
Tân Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2019 - 2024, GS.TS Trần Văn Chứ cho biết, hoạt động Hội khóa III tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội. Đổi mới và gắn các hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị với hoạt động giao lưu hợp tác về kinh tế - thương mại, khoa học - giáo dục, văn hóa - du lịch giữa hai nước và thu hút sự tham gia của thế hệ trẻ.
Đồng thời sẽ đa phương hóa, đa dạng hóa đối tác, hỗ trợ của bạn bè quốc tế trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội.
Đặc biệt, xây dựng mối quan hệ mật thiết với cộng đồng người Việt Nam tại Phần Lan; vận động bà con và các thế hệ kế tiếp luôn hướng về Tổ quốc, đóng góp xây dựng Tổ quốc.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Bí mật về nền giáo dục hàng đầu thế giới của Phần Lan Hệ thống giáo dục của Phần Lan có nhiều tiếng vang gần đây. Đây được coi là một trong những hệ thống giáo dục tốt nhất trên thế giới. Phần Lan áp dụng mô hình "học thông qua chơi" để thúc đẩy "phát triển cân bằng". Giáo dục ở Phần Lan vượt trội so với Mỹ về khoa học và toán học. Và...