Các bước kích thích trí thông minh của bé “từ trong trứng” mẹ nào cũng nên biết
Để nuôi dưỡng một đứa trẻ thông minh, có nhiều việc các mẹ nên bắt đầu ngay từ khi đang mang thai và duy trì đều đặn mỗi ngày.
Bạn có biết rằng bé yêu của bạn đã hình thành trí thông minh ngay cả trước khi sinh ra không? Năm đầu đời chính là thời gian quyết định trong việc phát triển trí não bởi vì lúc đó tất cả các tế bào não được hình thành và phần lớn các kết nối thần kinh sẽ được thiết lập. Chăm chỉ kích thích não bộ của bé trước khi sinh sẽ tác dụng tích cực giúp các tế bào này hình thành nhanh hơn và giúp các kết nối được thực hiện một cách mạnh mẽ và hiệu quả, để rồi bé sẽ làm bạn ngạc nhiên dù chỉ vài ngày sau khi sinh. Hãy làm theo các bước sau để xem điều kì diệu xảy ra nhé.
4 tháng đầu thai kỳ
1. Đặt tên cho bé ngay sau khi biết giới tính của bé: Một tên gọi thân thương sẽ giúp bạn giao tiếp với cục cưng yêu dấu của bạn thân mật hơn.
2. Luôn vận động: Theo cùng với sự tiến triển của thai kỳ, bào thai cũng sẽ thu nạp được nhiều kỹ năng mới. Cô bé hay cậu bé sẽ tập đá, cựa quậy, nhìn ngó, nghe ngóng, mút ngón tay, bắt đầu có gu nghe nhạc và thưởng thức món ăn.
Khoa học đã được chứng minh rằng âm nhạc cổ điển giúp phát triển não bộ của thai nhi (Ảnh minh họa)..
4 tháng sau
1. Nhẹ nhàng gọi tên con nhiều lần trong ngày: Vào khoảng tháng thứ năm của thai kỳ, em bé đã có thể nhận ra giọng nói của mẹ giữa những giọng nói khác. Hãy bắt đầu trò chuyện với con thường xuyên nhất có thể. Lặp lại tên con nhiều lần, nói mẹ yêu con và mẹ đang chờ ngày gặp con. Đừng quên lấy tay mân mê âu yếm bụng nữa bạn nhé!
2. Cho bé nghe nhạc cổ điển: Khoa học đã được chứng minh rằng âm nhạc cổ điển giúp phát triển não bộ của thai nhi.
Video đang HOT
3. Nếu bố bận rộn đi làm suốt ngày, mẹ hãy thu âm giọng nói của bố rồi cho con nghe bằng áp tai nghe vào bụng của mẹ. Giọng nói ấm áp của bố giúp con cảm thấy an toàn, gắn kết tình cảm cha con.
4. Bố mẹ phải tiếp xúc với con thật nhiều lần trong ngày: Bạn có thể hát hay kể cho con nghe những câu chuyện chẳng hạn.
Lúc sinh nở
1. Nhờ bác sĩ đặt em bé trên ngực mẹ ngay sau khi bé chào đời (phương pháp da tiếp da): Đây chính là sự tiếp xúc thiêng liêng đầu tiên được thực hiện giữa mẹ và bé.
2. Đặt quần áo của mẹ trong giường cũi em bé khi ngày trọng đại đến: Không dùng quần áo rộng vì có thể gây vướng víu và nghẹt thở. Một chiếc khăn quàng cổ mang mùi hương của mẹ sẽ vỗ về em bé những giây phút đầu đời.
Đề nghị bác sĩ đặt em bé da tiếp da trên ngực mẹ ngay sau khi chào đời.
Những tháng đầu sau khi em bé chào đời
1. Những kích thích tích cực: Có lẽ chúng ta đều biết rằng mỗi âu yếm, mỗi nụ cười đều góp một phần trong việc kích thích não bộ phát triển. Nhưng những kích thích đó phải chính xác về thời gian, cấp độ và cường độ.
2. Hãy chú ý đến mong muốn và nhu cầu của bé: Đầu tiên, bé sẽ cho bạn biết khi nào sẵn sàng để nhận được sự kích thích đó. Nên lựa lúc bé đã ăn xong vì lúc đó bé đã no nê sẵn sàng và không còn quấy khóc nữa.
3. Đặt em bé lên đùi, mặt của em bé đối diện mặt của mẹ: Bé sẽ tập trung vào đôi mắt của bạn, đặc biệt là mống mắt, và sẽ giữ ánh mắt đó trong vài giây. Theo thời gian, ánh mắt bé sẽ sững hơn và cũng sẽ kéo dài hơn.
Đặt những đồ chơi hoặc hình ảnh có hai màu đen và trắng trong nôi và ở chỗ thay tã.
4. Cho bé chơi những đồ chơi màu đen trắng: Em bé ở độ tuổi này chỉ có thể nhận ra những màu sắc đối lập như đen và trắng hoặc đen và đỏ. Đặt những đồ chơi hoặc hình ảnh có hai màu này trong nôi và ở chỗ thay tã. Vì sao ư? Bé sẽ được rèn luyện khả năng tập trung và còn giúp tăng cường sự phát triển trí não.
5. Đừng quên xen kẽ âm nhạc cổ điển vào các bài hát thiếu nhi khác nhé.
6. Chơi đùa và nói chuyện với con thường xuyên: Ngoài ra, những tiếp xúc da kề da giữa mẹ và con sẽ cho con một cảm giác ấm áp và tự tin.
7. Hãy âu yếm an ủi ngay mỗi khi bé khóc: Bạn sẽ thấy tiếng khóc của bé dần biến mất.
Hãy âu yếm an ủi ngay mỗi khi bé khóc.
8. Hãy kiên nhẫn và đặc biệt đừng bắt bé phải học quá nhanh hay quá nhiều: Bé sẽ cho bạn những tín hiệu nhận biết khi nào nên dừng lại. Một gợi ý nhỏ: Nếu bạn để ý thấy rằng con đã nới lỏng ánh mắt, trở nên khó chịu và khóc, hãy ngừng lại. Bạn còn có nhiều thời gian khác suốt cả ngày mà.
9. Dạy bé mỗi ngày: 15 phút mỗi ngày có thể nuôi dưỡng không chỉ một em bé thông minhhơn, mà còn là một đứa trẻ đáng kinh ngạc sau này.
Nguồn: Wiki
Theo Helino
Mắc hội chứng Turner và bệnh tự kỷ, nữ sinh này vẫn xuất sắc trở thành sinh viên trẻ nhất đại học Mỹ ở tuổi 15
Vượt qua những điều không may mắn trong cuộc sống, cô bạn này đã sử dụng trí thông minh tuyệt vời của mình để trở thành sinh viên trẻ nhất tại một trường đại học tại Mỹ.
Aiyana Haye (16 tuổi, đến từ bang South Carolina, Mỹ) la môt cô agsi măc hôi chưng Turner va hôi chưng Asperger - môt dang hôi chưng rôi loan phat triên. Đây cung đươc xem như căn bênh tư ky nhưng ơ mưc cao hơn. Nhưng ngươi măc hôi chưng Asperger thương rât thông minh nhưng rât kem giao tiêp hang ngay. Khi thây môt ngươi hut thuôc, cô ban nay se trinh bai môt bai thuyêt trinh rât dai vê tac hai cua thuôc la cho ho.
Aiyana Haye không may măn măc hôi chưng Turner va hôi chưng Asperger
Môt điêu không thê phu nhân la Aiyana rât thông minh va rât thich đoc sach. Cô be co thê ngôi môt minh ơ bât cư nơi đâu đê đoc ngâu nghiên cuôn sach yêu thich. Tai đai hoc South Carolina Sumter, cô ban nay đươc công nhân la sinh viên tre nhât khi Aiyana chi mơi ơ tuôi 15.
Cô sinh viên nhỏ không chỉ nổi bật ở trường nhờ diện mạo trẻ măng hơn so các bạn mà còn nhờ cả chiều cao mới chỉ hơn 140cm do hội chứng Turner gây ra. Lọt thỏm trong lớp học và giống với nhiều đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ khác, Aiyana thường dễ bị hoảng sợ nếu như xung quanh có quá nhiều âm thanh ồn ào, nhốn nháo, thứ mà rất thường xuyên xảy ra ở môi trường đại học.
Vơi chưng kho giao tiêp, cô ban nay cung rât kho hoa nhâp vơi cac ban con lai trong lơp. Aiyana thương thui thui môt minh, không muôn noi chuyên vơi bât cư ai. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực không ngừng nghỉ của gia đình Hayes, cô bé nay đã có thể giao tiếp bình thường với người lạ trong một khoảng thời gian nhất định.
Hiện Aiyana đã bước sang tuổi 16 và có dự định sẽ tiếp tục nghiệp học của mình tại ĐH Southern Virginia với chuyên ngành Công nghệ gen.
(Nguôn: thestate, thestar)
Theo Helino
Ông bố Hungary thí nghiệm nuôi 3 con thành thiên tài Ông bố người Hungary muốn chứng minh rằng 'bất kỳ trẻ sơ sinh khỏe mạnh nào cũng có thể trở thành thiên tài'. László Polgar, sinh năm 1946, là một nhà tâm lý học giáo dục người Hungary. Polgar nghiên cứu về trí thông minh khi còn là sinh viên đại học. Ông đọc rất nhiều sách, nghiên cứu tiểu sử của hơn...