Các biến thể virus SARS-CoV-2 dùng ‘chiêu’ nào để lây nhiễm?

Theo dõi VGT trên

Nghiên cứu mới phát hiện các tế bào bị nhiễm kết hợp với nhau để tạo ra “siêu tế bào” (hợp bào). Dù vậy, vắc xin COVID-19 vẫn đạt hiệu quả tiêu diệt “siêu tế bào” này.

Các biến thể virus SARS-CoV-2 dùng chiêu nào để lây nhiễm? - Hình 1

Tế bào phế quản của người (đã nhuộm màu xanh) bị nhiễm virus SARS-CoV-2 (màu cam) – Ảnh: VIỆN PASTEUR PHÁP

Trong quá trình lây nhiễm, virus bám vào tế bào vật chủ, xâm nhập vào tế bào đó rồi sản sinh vật liệu di truyền và protein cấu trúc của chúng trong tế bào bị nhiễm.

Một khi các hạt virus đã hoàn chỉnh cấu trúc (virion), chúng thoát khỏi tế bào đó để lây nhiễm tế bào khác.

Kịch bản lây nhiễm này xảy ra cho nhiều loại virus, trong đó có virus SARS-CoV-2.

Khi ra ngoài tế bào, các virion phải canh chừng hệ miễn dịch. Chúng có thể bị các kháng thể trung hòa do hệ miễn dịch sản sinh tiêu diệt trước khi chúng lây lan cho tế bào khác.

Song trong quá trình tiến hóa, virus SARS-CoV-2 đã sử dụng mọi mánh khóe để đánh lừa hệ miễn dịch.

Chúng có thể thay đổi cấu trúc để biến thành các biến thể để kháng thể trung hòa không thể nhận ra.

Chúng có thể lây nhiễm tế bào mới mà không giải phóng hạt virion ra ngoài tế bào nên virion không bị kháng thể tìm thấy.

Tuy nhiên, các nhà khoa học ở Mỹ, Anh, Đức, Nam Phi đã nghiên cứu và phát hiện các biến thể SARS-CoV-2 còn áp dụng chiến lược biến hình phức tạp hơn nhiều .

Họ quan sát các tế bào phổi mắc COVID-19 và sử dụng kỹ thuật tua nhanh để theo dõi quá trình tiến hóa.

Từ đó, họ phát hiện các tế bào bị nhiễm còn kết hợp với các tế bào bị nhiễm khác để tạo ra các “siêu tế bào” được gọi là hợp bào (syncytium).

Video đang HOT

Hợp bào lớn hơn tế bào bình thường và chứa nhiều nhân. Cứ mỗi nhân là một đơn vị tế bào bị nhiễm hợp nhất.

6 tiếng sau khi nhiễm virus, hợp bào bắt đầu hình thành. 36 tiếng sau khi nhiễm, 20% nhân tế bào đã nằm trong hợp bào.

Kết quả nghiên cứu mới chưa qua bình duyệt đã được công bố trên trang web bioRxiv đầu tháng 6-2021.

Với chiêu thức lây nhiễm nêu trên, tiêm vắc xin COVID-19 có phát huy hiệu quả không?

Nhóm nghiên cứu quốc tế ghi nhận biến thể Alpha (B.1.1.7) và biến thể Beta (B.1.351) vẫn nhạy cảm với kháng thể trung hòa do vắc xin tạo ra. Mức hiệu quả đối với biến thể Beta có thấp hơn.

Song kháng thể trung hòa không ngăn được các biến thể lây lan từ tế bào này sang tế bào khác thông qua các hợp bào.

May mắn thay, điều này không có nghĩa vắc xin không phát huy hiệu quả vì hai yếu tố.

Một, hiện tượng lây từ tế bào này sang tế bào khác (đặc biệt ở phổi) không phải là con đường chính để virus lây lan.

Hai, vắc xin COVID-19 không chỉ kích hoạt sản sinh kháng thể trung hòa mà còn kích thích hình thành tế bào bạch cầu. Tế bào này biết cách phát hiện và tiêu diệt hợp bào.

Ngược lại, nhóm nghiên cứu cho rằng các hợp bào có thể liên quan đến tình trạng nhiễm virus dai dẳng nhiều tháng, đặc biệt nơi người bị suy giảm miễn dịch.

Các biến thể virus SARS-CoV-2 dùng chiêu nào để lây nhiễm? - Hình 2

Tiêm chủng ở Bucarest (Romania). Vắc xin COVID-19 vẫn tạo ra tế bào bạch cầu tiêu diệt các hợp bào – Ảnh: SIPA

Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo

Sức tàn phá của virus có thể được so với uranium trong bom nguyên tử.

Theo một nghiên cứu mới, nếu bạn gom tất cả các hạt virus SARS-CoV-2 đang lưu hành trên thế giới lại thành một đống, nó sẽ chỉ nặng đâu đó bằng một quả táo hoặc cùng lắm là một con lợn con.

Các tác giả nghiên cứu tại Viện Weizmann, Israel cho biết: Mỗi người bị nhiễm COVID-19 sẽ mang trong mình khoảng 10 tỷ đến 100 tỷ hạt virus SARS-CoV-2.

Tại bất kỳ thời điểm nào trong đại dịch, thế giới ghi nhận từ 1 triệu đến 10 triệu ca nhiễm COVID-19. Do đó, nhân các con số này với nhau theo ma trận bạn sẽ nhận được khối lượng của toàn bộ virus là từ 100 gram cho đến 10 kg.

Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo - Hình 1

Tuy nhiên, virus là một thứ gì đó nhỏ mà có võ. Giáo sư Ron Milo đến từ Viện Khoa học Weizmann cho biết: "Nhìn từ bối cảnh lịch sử lớn hơn, dưới quan điểm đòn bẩy thì một quả bom nguyên tử cũng chỉ có khối lượng dưới 100 kg ". Nhưng sự tàn phá mà khối vật liệu phân hạch đó gây ra thì khủng khiếp, cũng giống như nhúm virus này khi chúng có thể lây lan qua không khí.

Theo bảng thống kê đại dịch của Đại học Johns Hopkins, virus SARS-CoV-2 hiện đã lây nhiễm cho hơn 173 triệu người và giết chết hơn 3,7 triệu người trong số đó. " Ở đây, chúng tôi đang đề cập đến một khối lượng siêu nhỏ virus, nhưng chúng vẫn hoàn toàn có thể tàn phá thế giới ", Ron Sender, một thành viên khác trong nhóm nghiên cứu của giáo sư Milo cho biết.

Khối lượng virus SARS-CoV-2 trên toàn thế giới đã được ước lượng như thế nào?

Để tính toán lượng virus có trong người mỗi bệnh nhân COVID-19, các nhà nghiên cứu đã sử dụng phép đo trước đó mà họ thực hiện trên khỉ rhesus. Trong thử nghiệm, những con khỉ đã được chủ động lây nhiễm virus SARS-CoV-2 cho đến khi bệnh của chúng được đánh giá là nặng nhất.

Các nhà khoa học sau đó thu thập mô phổi, amidan, hạch bạch huyết và cả các mô trong hệ tiêu hóa của chúng, soi mẫu vật dưới kính hiển vi và đếm từng con virus một. Số lượng virus được nhân lên với khối lượng mô và nhân tiếp với số lượng mô có trong các cơ quan này ở con người.

Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo - Hình 2

Từ các tính toán trước đây trên đường kính của virus SARS-CoV-2, họ cũng đã biết mỗi hạt virus có khối lượng là 1 femtoogram (10 mũ trừ 15 gam). Khối lượng này sau đó được nhân với lượng virus có trong người một người nhiễm COVID-19 vừa được tính toán trước đó.

Kết quả cho thấy tại khoảng thời gian cao điểm, mỗi bệnh nhân COVID-19 chỉ có trong người khoảng 1 microgram đến 10 microgram virus SARS-CoV-2.

Những con số giúp theo dõi tốc độ biến chủng của COVID-19

Tính toán khối lượng của virus không phải chỉ là một việc làm tiêu khiển. Các nhà khoa học cho biết: Bằng cách tìm ra những con số này, họ có thể hiểu rõ hơn những gì đang diễn ra trong cơ thể một bệnh nhân COVID-19 trong suốt quá trình bệnh của họ diễn tiến.

Chẳng hạn khối lượng virus có thể được dùng để ước tính số lượng tế bào đang bị nhiễm và tốc độ sao chép của virus trong cơ thể nhanh hay chậm, giáo sư Milo nói.

Các kết quả này tiếp tục được tập hợp lại để trở thành đầu vào cho các mô phỏng quá trình đột biến của virus trong quần thể. Bởi khoảng thời gian virus đột biến cũng liên quan đến số chu trình nhân đôi mà chúng đã trải qua.

Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo - Hình 3

Để làm điều này, các nhà khoa học tiếp tục sử dụng một ước tính trước đó, từ một chủng virus corona tương tự như SARS-CoV-2 có tần suất đột biến xuất hiện trên RNA của nó đã được xác định. Con số được nhân cho số lượng nucleotide trong bộ gen SARS-CoV-2, sau đó tính vào số lần virus tạo ra các bản sao của nó bên trong cơ thể người bệnh.

Giáo sư Milo cho biết trong quá trình lây nhiễm ở một vật chủ, virus sẽ tích lũy được khoảng 0,1 đến 1 đột biến trên toàn bộ bộ gen của nó. " Do khoảng thời gian lây nhiễm là từ 4 đến 5 ngày, virus sẽ thu thập khoảng 3 đột biến mỗi tháng, phù hợp với tốc độ tiến hóa đã biết của SARS-CoV-2 ", kết quả nghiên cứu viết.

Giải thích những sự kiện siêu lây nhiễm

Nhưng các tác giả cũng tìm thấy một sự chênh lệch lớn giữa số lượng virus có trong người bị nhiễm bệnh. Trên thực tế, sự khác biệt này có thể lên tới 5 đến 6 bậc của số mũ, có nghĩa là một số bệnh nhân COVID-19 có thể có lượng virus nhiều hơn hàng triệu lần so với những người khác.

Toàn bộ virus SARS-CoV-2 trên thế giới gộp lại chỉ nặng bằng một quả táo - Hình 4

"Những người có tải lượng virus thấp tạo ra nguy cơ lây nhiễm cho người khác thấp hơn ", giáo sư Milo và Sender cho biết.

Nhưng hiện vẫn chưa rõ liệu những ca bệnh COVID-19 siêu lây nhiễm có xuất phát từ đặc điểm sinh học của cơ thể bệnh nhân hay không? Chẳng hạn, một người có tải lượng virus cao sẽ lây cho nhiều người hơn, hay một người có tải lượng virus thấp nhưng lại tiếp xúc với nhiều người hơn trong cuộc sống sinh hoạt của họ?

" Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này sẽ là điểm khởi đầu cho những ý tưởng nghiên cứu mới và những thử nghiệm mớ i", các nhà khoa học viết. Phát hiện của họ đã được công bố trên Kỷ yếu Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ.

https://tuoitre.vn/cac-bien-the-virus-sars-cov-2-dung-chieu-nao-de-lay-nhiem-20210618174833111.htm
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Câu hỏi thường gặp liên quan đến hội chứng RettCâu hỏi thường gặp liên quan đến hội chứng Rett
hôm qua
6 triệu chứng cảnh báo bạn nhiễm giun sán6 triệu chứng cảnh báo bạn nhiễm giun sán
hôm qua
Nếu mất ngủ, hãy thử 4 món ngon với loại quả là 'khắc tinh' trị chứng mất ngủ nàyNếu mất ngủ, hãy thử 4 món ngon với loại quả là 'khắc tinh' trị chứng mất ngủ này
hôm qua
Các thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chânCác thuốc điều trị giãn tĩnh mạch chân
9 giờ trước
6 lợi ích khi uống mật ong với nước ấm thường xuyên6 lợi ích khi uống mật ong với nước ấm thường xuyên
23 giờ trước
Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?Người trưởng thành bị mỡ máu cao nên ăn gì?
6 giờ trước
4 không khi đi bộ buổi sáng4 không khi đi bộ buổi sáng
5 giờ trước
Chuyện gì xảy ra với cơ thể nếu chúng ta uống trà xanh mỗi ngày?Chuyện gì xảy ra với cơ thể nếu chúng ta uống trà xanh mỗi ngày?
hôm qua

Tin đang nóng

Dùng dao đâm bạn gái tử vong rồi lên ô tô phóng hỏa tự sátDùng dao đâm bạn gái tử vong rồi lên ô tô phóng hỏa tự sát
2 giờ trước
Thông tin đặc biệt về lễ thuỷ táng của Quý BìnhThông tin đặc biệt về lễ thuỷ táng của Quý Bình
4 giờ trước
Điều tra vụ 2 cháu bé tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoạiĐiều tra vụ 2 cháu bé tử vong bất thường tại nhà ông bà ngoại
3 giờ trước
Ngồi siêu xe Bentley của giới siêu giàu, đeo túi Hermes trăm triệu, vì sao Quỳnh Anh vợ Duy Mạnh bị chê "không sang"?Ngồi siêu xe Bentley của giới siêu giàu, đeo túi Hermes trăm triệu, vì sao Quỳnh Anh vợ Duy Mạnh bị chê "không sang"?
2 giờ trước
Phóng to giỏ xe đạp của thanh niên vượt gần 1.800 km vào TP.HCM đang nổi tiếng: Thua quán tạp hóa cái mặt bằng!Phóng to giỏ xe đạp của thanh niên vượt gần 1.800 km vào TP.HCM đang nổi tiếng: Thua quán tạp hóa cái mặt bằng!
3 giờ trước
Cái kết của những kẻ táo tợn cướp ngân hàng tại Hà NộiCái kết của những kẻ táo tợn cướp ngân hàng tại Hà Nội
2 giờ trước
Kế hoạch lạnh lùng của kẻ sát hại đồng nghiệp, cướp dây chuyền vàngKế hoạch lạnh lùng của kẻ sát hại đồng nghiệp, cướp dây chuyền vàng
2 giờ trước
Lê Vân "Bao giờ cho đến tháng Mười": Chiều mẹ Lê Mai, kín tiếng ở tuổi 67Lê Vân "Bao giờ cho đến tháng Mười": Chiều mẹ Lê Mai, kín tiếng ở tuổi 67
4 giờ trước

Tin mới nhất

5 điều nên làm mỗi sáng, cơ thể khỏe như uống thuốc bổ

5 điều nên làm mỗi sáng, cơ thể khỏe như uống thuốc bổ

5 giờ trước
Bữa sáng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì mức đường huyết ổn định sau một đêm dài nhịn ăn. Nếu bỏ bữa sáng, cơ thể có thể rơi vào trạng thái hạ đường huyết, gây mệt mỏi, giảm khả năng tập trung và dễ dẫn đến ăn quá mức vào các...
Mắc hội chứng lạ, người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước

Mắc hội chứng lạ, người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước

6 giờ trước
Bàn tay trở nên ấm hơn, khi chạm vào nước không còn đau buốt, tím tái như trước. Người bệnh tiếp tục được theo dõi sau điều trị và ra viện sau 3 ngày phẫu thuật.
Chế độ dinh dưỡng tham khảo đối với người bệnh hạch nền

Chế độ dinh dưỡng tham khảo đối với người bệnh hạch nền

9 giờ trước
Các mối liên hệ về chế độ ăn uống với bệnh hạch nền và gluten ngày càng được báo cáo nhiều hơn trong những năm gần đây và việc sàng lọc lâm sàng về độ nhạy cảm với gluten với bệnh celiac nên được xem xét khi xây dựng kế hoạch ăn uống.
Hai cách chế biến trứng gây hại cho nhiều người

Hai cách chế biến trứng gây hại cho nhiều người

9 giờ trước
Theo bác sĩ Lý, phương pháp nấu trứng có ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ. Trong đó, trứng luộc và trứng hấp được đánh giá là lành mạnh nhất vì ít chất béo, dễ tiêu hóa và phù hợp với phần lớn mọi người.
Ca phẫu thuật 'cân não' cứu sống người phụ nữ có huyết khối lan vào hai động mạch thận

Ca phẫu thuật 'cân não' cứu sống người phụ nữ có huyết khối lan vào hai động mạch thận

10 giờ trước
Đặc biệt, huyết khối xâm lấn cả hai động mạch thận, khiến hai quả thận rơi vào tình trạng nhồi máu một biến chứng hiếm gặp và cực kỳ nguy hiểm, có thể nhanh chóng dẫn đến suy thận, nhiễm độc toàn thân và tử vong.
Lý do ngộ độc thực phẩm phổ biến vào mùa hè

Lý do ngộ độc thực phẩm phổ biến vào mùa hè

10 giờ trước
Thói quen chế biến, bảo quản thực phẩm không đúng cách, để thức ăn quá lâu ngoài môi trường nóng ẩm là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Lạm dụng thuốc tránh thai gia tăng nguy cơ đột quỵ

Lạm dụng thuốc tránh thai gia tăng nguy cơ đột quỵ

10 giờ trước
Cũng theo BS Nguyễn Hải Linh, ngoài thuốc tránh thai đường uống, các loại thuốc tránh thai nội tiết khác dùng đường tiêm hay miếng dán tránh thai có thành phần estrogen đều có nguy cơ gây nên tình trạng hình thành cục máu đông trong tĩn...
Những bài tập rất tốt cho khớp

Những bài tập rất tốt cho khớp

22 giờ trước
Khớp giữ vai trò quan trọng trong cơ thể, giúp duy trì chuyển động, sự linh hoạt, hỗ trợ hấp thụ chấn động, giữ thăng bằng và ổn định. Khi các khớp vận hành tốt, chúng bảo vệ xương và mô mềm khỏi chấn thương.
Ai nên ăn đu đủ?

Ai nên ăn đu đủ?

hôm qua
Giàu vitamin A và zeaxanthin, đu đủ bảo vệ mắt khỏi thoái hóa liên quan đến tuổi và hỗ trợ tầm nhìn tốt. Các hợp chất này lọc ra ánh sáng xanh có hại và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa cho võng mạc, có thể giúp giảm nguy cơ đục thủy tinh t...
Đột quỵ - bệnh lý hàng đầu gây tàn phế

Đột quỵ - bệnh lý hàng đầu gây tàn phế

hôm qua
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, mỗi người không nên quá lo sợ đột quỵ đến mức ăn gì hay đi đâu cũng mang nỗi lo. Ông nhấn mạnh rằng bị tăng huyết áp không đồng nghĩa với việc đột quỵ đang cận kề.
Những ai cần thận trọng khi ăn tỏi đen?

Những ai cần thận trọng khi ăn tỏi đen?

hôm qua
Những người mắc bệnh thận cần hạn chế thực phẩm có tính cay nóng, mà tỏi đen lại nằm trong những số đó. Vì thế, việc sử dụng tỏi đen có thể gây ra tác dụng phụ đối với những người mắc các bệnh lý liên quan đến thận.
6 lầm tưởng nguy hiểm về bệnh sốt xuất huyết

6 lầm tưởng nguy hiểm về bệnh sốt xuất huyết

hôm qua
Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết với dấu hiệu đặc trưng là sốt đột ngột, sốt cao, liên tục và khó hạ. Do đó khi hết sốt hoặc giảm sốt, người bệnh sẽ cho rằng đã hết bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ dinh dưỡng: Nhiều người "ngây thơ" khi chọn sữa cho con

Bác sĩ dinh dưỡng: Nhiều người "ngây thơ" khi chọn sữa cho con

Pháp luật

1 phút trước
Bộ Quốc phòng Nga cho biết, đã có thời điểm tạm lắng trong các cuộc giao tranh, nhưng lực lượng Ukraine không tuân thủ hoàn toàn lệnh ngừng bắn do Moscow đề xuất.
Lý do Lindelof bỏ về giữa trận gặp Lyon

Lý do Lindelof bỏ về giữa trận gặp Lyon

Sao thể thao

42 phút trước
Trung vệ người Thụy Điển bất ngờ rời Old Trafford ngay trong giờ nghỉ giữa hai hiệp trận tứ kết lượt về Europa League gặp Lyon vào giữa tuần trước.
Hội thảo khoa học quốc tế 'Sự ra đời của thiên tài' nhân 155 ngày sinh lãnh tụ Lenin

Hội thảo khoa học quốc tế 'Sự ra đời của thiên tài' nhân 155 ngày sinh lãnh tụ Lenin

Thế giới

42 phút trước
Hội thảo cũng dành sự chú ý lớn đến công tác bảo quản thi hài Lenin trong lăng ở Quảng trường Đỏ. Năm 2024 là kỷ niệm 100 năm ngày bắt đầu bảo quản thi hài của thiên tài thế giới này.
Lão nông miền Tây dành gần 25 năm dựng nhà nghìn tháp, đậm chất Khmer

Lão nông miền Tây dành gần 25 năm dựng nhà nghìn tháp, đậm chất Khmer

Netizen

43 phút trước
Cụ Mai Huyên, 91 tuổi, đã dành gần 25 năm để dựng lên ngôi nhà với hàng nghìn tháp, phù điêu, tượng Phật để lưu giữ văn hóa truyền thống của người Khmer.
Hình ảnh mới nhất của diva Hồng Nhung

Hình ảnh mới nhất của diva Hồng Nhung

Sao việt

1 giờ trước
Hồng Nhung khiến nhiều người xúc động khi đăng tải loạt hình ảnh cho thấy sự lạc quan và tình yêu nghề mãnh liệt dù đang trong giai đoạn điều trị bệnh ung thư vú.
Người đàn ông 70 tuổi thoát khỏi cô đơn nhờ tô hồng cả ngôi nhà và đoạn phố

Người đàn ông 70 tuổi thoát khỏi cô đơn nhờ tô hồng cả ngôi nhà và đoạn phố

Sáng tạo

2 giờ trước
Màu hồng là ân nhân chuyển hướng cuộc đời tôi - đó là chia sẻ của ông Phan Văn Chánh (ở phường 10, quận Phú Nhuận, TPHCM) về lý do thôi thúc ông tô hồng cho ngôi nhà và đoạn phố trước nhà mình.
Vicky Nhung 'gỡ rối tơ lòng' cho những trái tim tổn thương

Vicky Nhung 'gỡ rối tơ lòng' cho những trái tim tổn thương

Nhạc việt

2 giờ trước
Sau thời gian ấp ủ, ca sĩ Vicky Nhung trở lại dự án âm nhạc mới mang tên Quên rồi khổ đau năm ấy với mong muốn chữa lành những trái tim tổn thương.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát từ món chính đến phụ, ăn đã miệng

Hôm nay nấu gì: Cơm tối thanh mát từ món chính đến phụ, ăn đã miệng

Ẩm thực

2 giờ trước
Cơm tối thanh mát từ món chính đến phụ, ăn đã miệng. Hương vị hấp dẫn của từng món trong bữa ăn này đảm bảo cả nhà sẽ thích mê.
"Ngọc nữ màn ảnh" bị bóc trần nhan sắc thật với loạt hình ảnh dưới ống kính "team qua đường"

"Ngọc nữ màn ảnh" bị bóc trần nhan sắc thật với loạt hình ảnh dưới ống kính "team qua đường"

Sao châu á

2 giờ trước
Châu Huệ Mẫn đã bước sang tuổi gần 60, việc không còn giữ được nét đẹp như ngày trước là điều hoàn toàn bình thường, mọi người không nên quá khắt khe.
Trúng số đúng 2 ngày liên tiếp (22, 23/4), 3 con giáp định sẵn số giàu sang, vận may tăng vọt

Trúng số đúng 2 ngày liên tiếp (22, 23/4), 3 con giáp định sẵn số giàu sang, vận may tăng vọt

Trắc nghiệm

3 giờ trước
Trong hai ngày 22 và 23/4, ba con giáp may mắn nhất sẽ bước vào thời khắc vàng với khả năng trúng số, phát tài bất ngờ và vận khí bùng nổ.
Người dùng nói cảm ơn ChatGPT, OpenAI tốn 10 triệu USD tiền điện

Người dùng nói cảm ơn ChatGPT, OpenAI tốn 10 triệu USD tiền điện

Thế giới số

3 giờ trước
Thói quen lịch sự tưởng chừng vô hại này hóa ra lại đang ngốn của OpenAI một khoản tiền khổng lồ, ước tính lên tới hàng chục triệu USD mỗi năm.