Các biến chứng của đái tháo đường thai kỳ
Theo thống kê hiện tại có khoảng gần 5% bà mẹ mang thai mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). ĐTĐ thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng…
Ảnh minh họa
Theo thống kê hiện tại có khoảng gần 5% bà mẹ mang thai mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). ĐTĐ thai kỳ thường không có biểu hiện rõ ràng, nhưng nếu không được kiểm soát tốt, ĐTĐ thai kỳ sẽ gây những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Trong suốt quá trình mang thai, nhau tạo ra nội tiết tố đặc biệt để giúp thai nhi lớn và phát triển. Nhưng những nội tiết tố này cũng sẽ gây một số rủi ro đến tính năng hữu ích của insulin của người mẹ.
Đây có thể được coi như là “kháng insulin”. Sẽ là điều tốt khi mức insulin và đường huyết cùng đạt chuẩn để duy trì mức độ đường trong máu an toàn. Nhưng trong trường hợp mắc bệnh ĐTĐ thai kỳ thì lượng đường máu không còn được insulin kiểm soát, do đó, phải hoặc là giảm lượng đường hoặc là tăng lượng insulin hoặc là làm cả hai động tác đó.
Nhóm thai phụ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao
Thai phụ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao nếu: thừa cân (chỉ số cơ thể BMI vượt quá 30); từng bị ĐTĐ trong lần mang thai trước; có đường trong nước tiểu; gia đình có tiền sử bệnh ĐTĐ.
Bác sĩ có thể khuyên bạn làm xét nghiệm chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ sớm nếu có kèm cac yếu tố như: từng sinh con thừa cân (quá 4kg); bị thai lưu không nguyên do; từng sinh con dị tật; người mẹ bị tăng huyết áp hoặc mang thai khi đã trên 35 tuổi.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tăng cân quá nhanh (nhất là trong quý I) với chứng ĐTĐ thai kỳ.
ĐTĐ thai kỳ được phát hiện khi nào?
Vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ, quá trình và hoạt động liên quan đến việc sản sinh insulin đều bị ảnh hưởng bởi nội tiết tố sinh sản. Đây là nguyên nhân tại sao việc kiểm tra sàng lọc bệnh ĐTĐ thai kỳ được yêu cầu theo định kỳ đối với phụ nữ mang thai dù họ có tiền sử bệnh hay không.
Video đang HOT
Thời điểm xuất hiện bệnh thông thường từ tuần mang thai thứ 24-28, mặc dù vẫn có thể có những triệu chứng vài tuần trước hoặc sau giai đoạn này.
Triệu chứng của ĐTĐ thai kỳ
Thai phụ có thể không biết bị ĐTĐ cho đến khi kiểm tra nước tiểu và lượng đường. Nhiều trường hợp có những triệu chứng tương tự như sau khi bị bệnh ĐTĐ týp 1 hoặc týp 2: thường xuyên khát nước; thức giấc giữa đêm để uống nước thật nhiều; đi tiểu nhiều và có nhu cầu nhiều lần hơn so với nhu cầu của các phụ nữ mang thai bình thường khác; vùng kín bị nhiễm nấm và không thể làm vệ sinh sạch sẽ bằng các dung dịch chống khuẩn thông thường; các vết thương, trầy xước hoặc vết đau khó lành; sụt cân nặng và mệt mỏi, thiếu năng lượng và kiệt sức.
ĐTĐ thai kỳ có nguy hiểm không?
Nếu bệnh ĐTĐ thai kỳ được kiểm soát và giám sát bởi người bệnh và bác sĩ thì rủi ro sẽ được giảm rất nhiều. Mục đích chính trong việc điều trị bệnh ĐTĐ là giảm lượng đường huyết trong máu đến mức bình thường và sản sinh lượng insulin phù hợp so với nhu cầu cần thiết của từng cá thể. Phải mất thời gian để ước lượng cân bằng lượng insulin cần thiết trong ngày.
Phụ nữ mang thai bi bệnh ĐTĐ thai kỳ cần được giám sát suốt quá trình mang thai và sinh đẻ.
Các biến chứng có thể gặp do ĐTĐ thai kỳ
Trước khi sử dụng liệu pháp insulin, các biến chứng của bệnh ĐTĐ cho cả mẹ và thai nhi rất cao. Mặc dù hiện nay việc điều trị bằng insulin đã giảm nguy cơ biến chứng, ở phụ nữ mang thai bị ĐTĐ vẫn còn liên kết với một số nguy cơ gia tăng của các yếu tố bất lợi như: tiền sản giật, bệnh ĐTĐ ketoacidosis, bệnh thận nặng lên, bệnh võng mạc nặng lên, đa ối, nguy cơ phải mổ lấy thai, xuất huyết sau sinh, nguy cơ tử vong.
Bà mẹ mang thai bị ĐTĐ cũng có thể gây biến chứng cho thai: sây thai; thai chết lưu không rõ nguyên nhân; tử vong chu sinh vào khoảng 2-5% (thấp hơn đáng kể khoảng 65% trước khi điều trị bằng insulin); dị tật bẩm sinh, có thể chiếm tới 50% gây ra tử vong chu sinh; bất thường sự tăng trưởng thai nhi trong tử cung; biến chứng ở trẻ sơ sinh, bao gồm hội chứng suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi máu, chứng tăng hồng cầu và tăng bilirubine máu.
Khi người mẹ bị bệnh ĐTĐ trong thời kỳ mang thai có các nguy cơ: gia tăng nguy cơ thai to; gia tăng nguy cơ tiền sản giật; tăng tỷ lệ thai chết lưu, nếu không kiểm soát đươc đường huyết.
Nếu không kiểm soát, lượng đường thừa trong máu sẽ làm thai nhi phát triển khá to. Do phải tương thích với lượng đường tăng qua nhau thai đến nguồn cung cấp máu, thai nhi sẽ tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này và dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của thai nhi.
Con của các bà mẹ bị bệnh ĐTĐ có thể nặng 4kg hoặc hơn nữa khi sinh. Vì vậy khi bé mới sinh mà có cân quá nặng, bác sĩ sẽ nghi ngờ người mẹ mắc ĐTĐ thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.
Em bé sau khi sinh cần được theo dõi đường huyết. Thông thường, khi được “cho ăn” thì lượng đường huyết tự cân đối và bé không bị ảnh hưởng xấu.
Mối lo ngại lớn nhất là trong 4-6 tiếng đồng đồ sau khi sinh là bé dễ bị chứng hypoglycaemia (hiện tượng giảm đường huyết). Do đó, bé cần phải thường xuyên được xét nghiệm sau khi sinh cho đến khi lượng đường huyết (BSL) được ổn định và tiếp tục đều đặn trong suốt 24 tiếng đầu tiên.
Để phát hiện sớm, có biện pháp điều trị và phòng ngừa các biến chứng do ĐTĐ thai kỳ, thai phụ cần đi khám thai định kỳ, mỗi lần khám nên làm các xét nghiệm máu và nước tiểu. Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu khác lạ, thai phụ nên đi khám ngay để được phát hiện bệnh sớm nhất có thể.
Theo Trí Thức Trẻ
Giải đáp bí ẩn viên thuốc khiến hàng ngàn trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh
Chỉ vì 1 viên thuốc chống nghén mà sinh ra cả một thế hệ hàng trăm ngàn người bị dị tật tay chân nghiêm trọng.
Đầu những năm 1950 - Thalidomide là một trong những cái tên không thể thiếu trong việc chăm sóc sức khỏe bà bầu, với công dụng giảm triệu chứng ốm nghén giai đoạn đầu thai kỳ, do công ty dược Gruenenthal của Đức lưu hành. Rất nhiều bà bầu đã tin dùng sản phẩm này như một thần dược mà không biết rằng tai họa thực sự còn ở phía sau. Thalidomide đã gây ra cả một thế hệ bị biến dị tay chân với con số lên tới hàng trăm ngàn người.
Trong ảnh là Butch Lumpkins - người Mỹ người bị biến dị tay do mẹ dùng Thailidomide
Bắt đầu từ Tây Đức - nơi loại thuốc này lần đầu tiên xuất hiện, đã có 5000 - 7000 đứa trẻ được sinh ra với chân và cánh tay bị dị tật nghiêm trọng. Tiếp đó đến nước Anh với 2000 trường hợp trẻ sơ sinh bị biến dị do sử dụng Thalidomide. Theo thống kê có hơn 100.000 trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng biến dị trên toàn thế giới.
Những người bị ảnh hưởng bởi loại thuốc này thường không có tay hoặc chân. Một số ít thì có tay, chân cực kỳ ngắn với những ngón, đốt không rõ ràng có khi bị dính lại giống như mái chèo.
Người phụ nữ này là nạn nhân của "thuốc chống nghén" tại Tây Ban Nha. Cô không thể đi lại và sử dụng bàn tay của mình được bình thường.
Chưa dừng lại ở đó, những nạn nhân sống sót ngày nay tiếp tục chịu ảnh hưởng bởi các bệnh như bệnh mạch vành, hạn chế cử động khớp và thoái hóa khớp. Thalidomide cũng được báo cáo là lý do khiến cho hàng ngàn phụ nữ bị sảy thai vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960.
Trong ảnh là hai mẹ con Elaine Dale (phải) và mẹ Sarah (bên trái) đều bị ảnh hưởng sau khi dùng thuốc.
Nỗi kinh hoàng gây ra từ cái tên Thalidomide đã gây chấn động toàn thế giới. Đến năm 1962, loại thuốc này đã biến mất khỏi các kệ bán hàng và trở thành cái tên cấm kỵ trong ngành y tế.
Trong nhiều thập niên, không ai biết tại sao Thalidomide từ một sản phẩm chuyên dành cho bà bầu lại gây ra hậu quả nghiêm trọng đến vậy. Cuối cùng sau nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học thuộc Viện Ung thư Dana Farber đã công bố nguyên nhân. Cụ thể, loại thuốc này đã can thiệp vào các protein phiên mã có tác dụng trong việc hình thành và phát triển tứ chi gây nên biến dị tay chân cho thai nhi khi sử dụng.
Thalidomide biến mất đầu những năm 60 và trở lại ngoạn mục để điều trị ung thư.
Vài năm sau thảm họa, Thalidomide bắt đầu trở lại một cách ngoạn mục. Nắm rõ nguyên lý gây nên biến dị và loại trừ chúng các bác sĩ bắt đầu sử dụng chất này để điều trị ung thư bằng cách ngăn chặn sự tăng trưởng của các mạch máu để nuôi các khối u.
Phát hiện này đã mở ra cho Thalidomide một tương lai mới, cho thấy nó có thể là một công cụ mạnh mẽ trong cuộc chiến chống ung thư. Tuy nỗi đau về cả một thế hệ bị dị tật trong quá khứ vẫn còn gây ám ảnh nhưng những ứng dụ có ích của loại thuốc này là không thể phủ nhận.
Tiến sĩ Fischer nói với Daily Mail Online: "Hiểu được nguyên nhân gây ra dị tật bẩm sinh của Thalidomide sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về cách thức, tác dụng của nó đối với nhiều gen và có thể mở đường cho các ứng dụng mới. Chúng tôi có thể bắt đầu nghiên cứu một loại thuốc tương tự chống ung thư mà không có tác hại gây dị tật".
An An (Dịch từ Dailymail)
Theo vietnamnet.vn
Mẹ mải lo sự nghiệp, con dễ bị bệnh tim? Các nhà nghiên cứu mới đây cảnh báo các bé trai do những phụ nữ lớn tuổi sinh ra thường dễ mắc phải các vấn đề về tim sau này. Ảnh: India Picture Trước giờ mọi người đã biết trì hoãn việc làm mẹ sẽ làm tăng nguy cơ bị biến chứng trong thai kỳ. Giờ đây, các nhà khoa học phát hiện...