Các bệnh viện ở Hàn Quốc chịu thiệt hại lớn về kinh tế
Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, các bệnh viện đa khoa lớn ở Seoul đang phải chịu thiệt hại kinh tế lớn do các bác sĩ tập sự nghỉ việc hàng loạt hơn một tháng qua, khiến các hoạt động y tế không thể triển khai đầy đủ và dịch vụ y tế phải cắt giảm do không thể tiếp nhận bệnh nhân.
Bên trong khoa cấp cứu của một bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc ngày 1/3/2024. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN
Theo nguồn tin y tế ngày 27/3, 5 bệnh viện lớn được mệnh danh là “Big 5″, đang phải gánh chịu mức thiệt hại tài chính lên tới hơn 1 tỷ won mỗi ngày do tình trạng các bác sĩ tập sự nghỉ việc hàng loạt. Do thiếu nhân lực, các bệnh viện đã tiến hành gộp các bước của quy trình chữa bệnh, sáp nhập các khoa và giảm số phòng cấp cứu.
Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul đã đóng cửa 10 khoa, phòng trong số 60 khoa, phòng chức năng, bao gồm phòng cấp cứu tạm thời và một phần khu phụ trợ của bệnh viện ung thư nhằm đảm bảo hiệu quả trong quản lý nhân lực. Khu khép kín vốn chỉ được sử dụng cho phẫu thuật và nội khoa nay được mở để sử dụng cho chỉnh hình, thận và nội tiết.
Một lãnh đạo bệnh viện cho biết Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul đang phải chịu khoản thâm hụt lên tới 100 tỷ won. Bệnh viện Đại học Quốc gia cơ sở ở Busan, tính đến ngày 26/3 cũng đang thâm hụt tới 60 tỷ won.
Video đang HOT
Trung tâm Y tế Asan ở Seoul, nơi đã công bố điều hành theo “tình trạng khẩn cấp” đã đóng cửa 9 trong số 56 khoa, phòng. Còn Bệnh viện St. Mary ở Seoul cũng đóng cửa 2 trong số 19 khoa phòng chức năng. Trong khi đó, Bệnh viện Severance nổi tiếng ở Seoul cũng bắt đầu sáp nhập các khoa phòng để quản lý theo tình trạng khẩn cấp. Theo đó, bệnh viện này đang xem xét sáp nhập 6 trong tổng số 75 khoa phòng.
Thông tin từ giới chức y tế cho biết hầu hết các khoa, phòng đóng cửa đều là khoa phẫu thuật và tình trạng này là do số ca phẫu thuật giảm mạnh khi các bác sĩ tập sự đồng loạt nghỉ việc. Khi số ca phẫu thuật giảm, số bệnh nhân nhập viện cũng giảm, dẫn đến việc sử dụng giường bệnh giảm, cuối cùng dẫn đến việc các bệnh viện buộc phải sáp nhập hoặc đóng cửa một số khoa phòng.
Hiện tại, các bệnh viện vẫn duy trì phòng cấp cứu song cũng không thể vận hành với đầy đủ công suất. Sau thời điểm ngày 19/2, khi các bác sĩ tập sự nghỉ việc hàng loạt, các bệnh viện cũng đồng loạt hạn chế điều trị cho những bệnh nhân nhẹ và hoạt động tập trung vào những bệnh nhân bị bệnh nặng.
Để đối phó với tình hình tài chính sụt giảm, các bệnh viện lớn không chỉ kéo giãn thời gian điều trị, giảm số bệnh nhân nhập viện, đóng cửa hoặc sáp nhập các khoa phòng chuyên môn mà còn phân bổ lại cơ cấu nhân sự.
Do số lượng ca phẫu thuật giảm mạnh và không thể tiếp nhận bệnh nhân nhập viện điều trị nên trừ bác sĩ và y tá, các bệnh viện đang buộc các nhân viên khác nghỉ phép không lương. Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul và Trung tâm Y tế Asan được cho là đang tiếp nhận đơn xin nghỉ phép không lương của những nhân viên không phải bác sĩ.
Một lãnh đạo của ngành y tế cho biết với việc bác sĩ tập sự nghỉ việc hơn 1 tháng qua và động thái từ chức của các giáo sư hiện tại, rất khó dự đoán tình hình các bệnh viện sẽ cầm cự ra sao.
Các bệnh viện lớn của Hàn Quốc thiệt hại hàng tỷ won mỗi ngày do bác sĩ đình công
Theo hãng tin Yonhap, ngày 15/3, các bệnh viện lớn của Hàn Quốc đã yêu cầu chính phủ mở rộng các khoản vay lãi suất thấp cho họ do cuộc đình công kéo dài của các bác sĩ thực tập làm gián đoán hoạt động, khiến những bệnh viện này hứng chịu thiệt hại hàng tỷ won mỗi ngày.
Các bác sĩ tham gia đình công phản đối kế hoạch cải tổ ngành y tại Seoul, Hàn Quốc. Ảnh tư liệu: Yonhap/TTXVN
Cuộc đình công kéo dài hơn 3 tuần qua đã ảnh hưởng lớn đến 5 bệnh viện đa khoa lớn ở Seoul, trong đó có Bệnh viện Đại học Quốc gia Seoul (SNUH), Trung tâm Y tế Asan. Doanh thu của cả SNUH và Trung tâm Y tế Asan đã sụt giảm khoảng 1 tỷ won/ngày ( 751.868 USD) do các cuộc đình công này, thậm chí SNUH mới đây đã phải tăng gấp đôi quy mô hạn mức tín dụng ngân hàng của mình lên 100 tỷ won. Không chỉ vậy, các bệnh viện đa khoa tư nhân vốn đang khó khăn cùng phải tìm kiếm sự hỗ trợ của chính phủ. Một quan chức của Bộ Giáo dục cho biết bộ này đã nhận được đề xuất từ một số bệnh viện đại học tư nhân về việc mở rộng chương trình cho vay của chính phủ dành cho các trường đại học tư nhân.
Hiện nay, Quỹ Phát triển Trường học Hàn Quốc của Bộ Giáo dục đang quản lý chương trình cho vay trị giá 60 tỷ won để tài trợ các dự án xây dựng hoặc mua cơ sở vật chất và thiết bị y tế cho các bệnh viện đại học tư nhân. Lãi suất hằng năm của chương trình ở mức 2,67%, thấp hơn nhiều so với lãi suất thị trường vào khoảng 5,22%. Tuy nhiên, quan chức này nêu rõ chính phủ không thể chấp thuận ngay yêu cầu trên vì việc này nó liên quan đến ngân sách vốn đòi hỏi sự tham vấn của Bộ Tài chính Hàn Quốc.
Trong bối cảnh này, một số bệnh viện đa khoa trên toàn quốc đã đưa ra các chương trình nghỉ phép không lương và chấp nhận đơn xin việc của các nhân viên không phải bác sĩ, chẳng hạn như y tá và nhân viên trong bộ phận hành chính hoặc kỹ thuật của bệnh viện.
Các bệnh viện lớn khác đã buộc phải giảm bớt dịch vụ chăm sóc sức khỏe bằng cách hợp nhất các khoa riêng biệt hoặc thu hẹp quy mô hoạt động của các khoa.
Trong khi đó, cùng ngày, Chính phủ Hàn Quốc đã triệu tập cuộc họp của ủy ban chịu trách nhiệm phân bổ 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh trường y cho các đại học, qua đó đẩy nhanh quá trình này bất chấp sự phản đối của các bác sĩ thực tập.
Chính phủ Hàn Quốc không tiết lộ thông tin về các thành viên của ủy ban cũng như thời gian, địa điểm và chương trình nghị sự của cuộc họp để đảm bảo tính khách quan trong quá trình ra quyết định của ủy ban này. Chính phủ Hàn Quốc cũng có kế hoạch hoàn thành việc phân bổ sớm nhất vào cuối tháng này để công bố mức chỉ tiêu mới, qua đó giúp các trường chuẩn bị quy trình tuyển sinh cho năm học 2025.
Trước đó, 40 trường đại học trên toàn Hàn Quốc đã yêu cầu nâng chỉ tiêu tuyển sinh thành 3.401 suất mới trong năm 2025, cao hơn nhiều so với kế hoạch tăng thêm 2.000 suất của chính phủ và cao hơn so với tổng chi tiêu hàng năm là 3.058 suất.
Theo kế hoạch của chính phủ, chỉ 20% chỉ tiêu tăng thêm sẽ được phân bổ cho các trường y trong và lân cận Seoul, phần còn lại được phân bổ cho các trường ở khu vực ngoại ô Seoul, qua đó phù hợp với mục tiêu của kế hoạch tăng hạn ngạch cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở những khu vực này.
Giáo sư y khoa đòi từ chức, y tế Hàn Quốc rơi vào đợt khủng hoảng mới Bất đồng kéo dài giữa chính phủ Hàn Quốc và các nhân viên y tế ngày càng trầm trọng hơn khi các giáo sư trường y thông báo từ chức hàng loạt và cắt giảm thời gian chăm sóc bệnh nhân, bắt đầu từ ngày 25.3. Theo Hội đồng giáo sư trường y quốc gia Hàn Quốc, các giáo sư của các trường...