Cá voi hoa tiêu lại chết hàng loạt do mắc cạn ở New Zealand
29/34 con cá voi hoa tiêu vây dài đã chết sau khi đàn cá mắc cạn hàng loạt, một hiện tượng lạ thường xảy ra ở mũi Farewell Spit hẻo lánh trên Đảo Nam của New Zealand.
Cục Bảo tồn New Zealand (DOC) cho biết, cuối ngày 17/3, 34 con cá voi hoa tiêu vây dài đã được tìm thấy ở mũi Farewell Spit hẻo lánh trên Đảo Nam, trong đó 29 con đã chết.
Các nhân viên của DOC cùng với nhóm cứu hộ cá voi địa phương thuộc Dự án Jonah, đã cố gắng phục hồi để trả lại biển 5 con cá voi còn sống sót khi thủy triều lên vào buổi sáng.
Các nhân viên cứu hộ chăm sóc những con cá voi hoa tiêu còn sống sót sau khi bị mắc cạn. Nguồn: DOC.
“Quá trình cứu hộ có thể mất một thời gian và chúng tôi chưa biết liệu việc này có thành công hay không khi cá đã nằm phơi trên bãi một thời gian,”, DOC cho biết, lưu ý, cá voi mắc cạn là một hiện tượng tự nhiên.
Video đang HOT
Trong một thông báo vào sáng 18/3, DOC xác nhận, 5 con cá voi hoa tiêu còn sống sót đã được trả về biển khi thủy triều cao lúc 11h sáng 18/3 (6h sáng giờ sáng Việt Nam-PV). Tuy nhiên có 1 con cá voi khác mới bị mắc cạn đã được tìm thấy cách hiện trường vài cây số, nơi cũng có 1 con cá voi đã chết. Lực lượng cứu hộ không rõ liệu con cá này có nằm trong 5 con vừa trả lại biển hay không.
Vụ cá voi hoa tiêu mắc cạn hàng loạt tồi tệ nhất tại mũi Farewell Spit xảy ra vào năm 2017. Ảnh: Marty Melville / AFP.
Mũi Farewell Spit là một dải cát dài 26 km kéo dài ra biển Tasman và tạo ra các bãi cạn kéo dài nhiều cây số khi thủy triều xuống. Tại đây đã chứng kiến hơn 10 vụ cá voi hoa tiêu mắc cạn hàng loạt trong 15 năm qua.
Lần nghiêm trọng nhất xảy ra vào tháng 2/2017, gần 700 con cá voi đã mắc cạn và 250 con đã chết.
Mũi Farewell Spit thuộc Đảo Nam, New Zealand. Ảnh: GM.
Các nhà khoa học vẫn chưa rõ nguyên do hiện tượng cá voi mắc cạn tại mũi Farewell Spit. Một giả thuyết cho rằng mũi đất tạo ra một đáy biển nông trong vịnh gây nhiễu hệ thống định vị bằng sóng siêu âm của cá voi.
Cá voi hoa tiêu có thể dài tới 6 m, là loài cá voi phổ biến nhất ở vùng biển New Zealand.
New Zealand khẩn cấp tìm mẹ của cá voi con bị mắc cạn
Các nhân viên cứu hộ động vật hoang dã ở New Zealand đã cố gắng cứu sống một chú cá voi sát thủ con mắc cạn vào ngày 14/7, trong khi các tình nguyện viên lùng sục tìm cá mẹ.
Một chú cá voi sát thủ, giống đực và khoảng 4-6 tháng tuổi, dạt vào bờ đá ở phía Bắc Wellington hôm 11/7 và đã được các nhân viên cứu hộ nâng lên mặt nước, theo Bộ Bảo tồn New Zealand.
"Chú cá vẫn còn nhỏ và đó là một trong những thách thức lớn mà chúng tôi gặp phải", nhà quản lý sinh vật biển Ian Angus chia sẻ với hãng tin AFP . "Chúng tôi phải nghĩ cách đứa chú cá về với mẹ vì nó cần được chăm sóc, nhất là cho ăn. Thách thức thứ hai mà chúng tôi đối mặt là làm thể nào để xác định vị trí cá voi mẹ".
Angus cho biết một cuộc tìm kiếm trên không và trên biển đang được tiến hành ở Wellington để tìm cá voi mẹ. Công chúng cũng được khuyến khích báo cáo bất kỳ trường hợp nào nhìn thấy cá voi.
Lực lượng cứu hộ New Zealand đang tìm kiếm mẹ của một con cá voi sát thủ con bị mắc kẹt. Ảnh: AFP/Marty Melville.
Chú cá voi con đang trong một "căn nhà" dựng tạm giữa hai cầu cảng ở vùng ngoại ô ven biển Plimmerton và được cho ăn qua ống cứ bốn giờ một lần. Các tình nguyện viên mặc đồ lặn theo dõi suốt ngày đêm để đảm bảo nó không tự bơi ra biển.
Angus lạc quan một cách thận trọng về tương lai của con cá voi con, song cho biết không có cơ sở nào ở New Zealand có thể chăm sóc con vật lâu dài, vì vậy họ buộc phải tìm thấy mẹ của nó càng sớm càng tốt.
"Chú cá vừa có một trải nghiệm khá căng thẳng, nhưng sức khỏe hiện tại của nó có vẻ tốt", Angus cho biết. "Cá voi sát thủ là loài động vật khỏe mạnh và chúng tôi đang tìm cách để cho nó ăn và uống nước. Đây là những dấu hiệu rất tích cực".
Mặc dù được gọi là cá voi sát thủ, chúng thực tế là loài cá heo lớn nhất, khi những con đực có thể dài đến 9 m.
Chúng thuộc danh sách cực kỳ nguy cấp ở New Zealand - nơi ước tính có khoảng 150-200 con cá voi sát thủ. Loài này tương đối phổ biến ở cảng Wellington, nơi chúng hay được nhìn thấy săn cá đuối gai độc.
Cá voi xám biến thành 'xe ôm' chở du khách dạo chơi Khoảnh khắc đáng kinh ngạc này được ghi hình tại Guerrero Negro trên bờ biển Thái Bình Dương, khi một con cá voi xám đỡ một chiếc thuyền chở đầy người trên lưng ở vùng biển ngoài khơi Mexico. Du khách đang trên thuyền tại Guerrero Negro, Mexico, khi con cá voi xám ngoi lên khỏi mặt nước. Cá voi xám bơi theo...