Cá trê quý hiếm nặng hơn 130 kg tái xuất trên sông Mekong
Hôm 11/12, ba con cá trê khổng lồ trưởng thành đã được phát hiện trên sông Mekong, nặng từ 95 kg đến 131 kg, trong đó có hai con dài hơn 2 m.
Người dân bắt được cá trê khổng lồ trên sông Mekong.
Cả ba con cá đều được đo, gắn thẻ theo dõi, đồng thời thu thập mẫu DNA trước khi thả trở lại sông, theo Reuters. Vài ngày trước đó, ba con cá trê khổng lồ khác cũng được phát hiện trên sông này.
Những con cá bị bắt dường như đang di cư từ môi trường sống ở vùng đồng bằng ngập lụt gần hồ Tonle Sap của Campuchia về phía bắc dọc theo sông Mekong, có khả năng là đến các bãi đẻ ở miền Bắc Campuchia, Lào hoặc Thái Lan.
Wonders of the Mekong – sáng kiến bảo tồn do Mỹ tài trợ – mô tả việc đánh bắt được nhiều cá da trơn khổng lồ như vậy chỉ trong vài ngày là “sự kiện đáng chú ý và chưa từng có”.
“Tôi chưa bao giờ nghe nói đến điều này trước đây”, Zeb Hogan – nhà sinh học tại Đại học Nevada Reno, người đứng đầu dự án – cho biết.
“Bằng cách gắn thẻ những loài cá này, chúng tôi có được thông tin quan trọng về hệ sinh thái, quá trình di cư, môi trường sống của chúng… để cố gắng giúp những loài cá này tồn tại trong tương lai”.
Một số con cá trê khổng lồ có thể nặng tới 300 kg và dài tới 3 m.
Video đang HOT
Đợt đánh bắt này cho thấy hoạt động sinh sản của cá ở sông Mekong tại Campuchia và là kết quả của 25 năm bảo tồn của dự án với các tổ chức nghề cá và cộng đồng địa phương.
Cá trê khổng lồ sông Mekong gắn liền với nền văn hóa của khu vực, được miêu tả trong các bức tranh hang động 3.000 năm tuổi, được tôn kính trong văn hóa dân gian và được coi là biểu tượng của dòng sông.
Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn. Ngư dân hiện nay biết về tầm quan trọng của việc báo cáo các vụ đánh bắt nhầm các loài quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng cho các viên chức, cho phép nhà khoa học đến những nơi cá bị đánh bắt để đo đạc, gắn thẻ trước khi thả chúng.
Heng Kong, giám đốc Viện Phát triển Thủy sản Nội địa Campuchia, cho biết: “Sự hợp tác của họ rất cần thiết cho nỗ lực tìm hiểu và bảo tồn của chúng tôi”.
Ngoài cá trê khổng lồ, sông Mekong còn là nơi sinh sống của nhiều loài cá lớn khác bao gồm cá chép hồi – loài cá được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi được phát hiện vào đầu năm nay – và cá đuối gai độc khổng lồ.
Loài cá kỳ dị nhất hành tinh biết leo cây có ở Việt Nam
Một loài cá vừa có mang lại vừa có phổi, vừa sống dưới nước vừa chạy nhảy trên cạn và biết leo cây, được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật 'kỳ dị nhất hành tinh'.
Loài cá kỳ dị ấy không hề xa lạ với người dân Cà Mau, đó chính là cá 'thòi lòi'.
Cá thòi lòi (hay cá leo cây) thuộc họ cá bống trắng, được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Seychelles, Ấn Độ, Bangladesh, Australia, Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam).
Tại Việt Nam, tỉnh Cà mau được ví như "thủ phủ" của loài cá này. Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm loài cá này ở nhiều vùng biển ngập mặn khác như Cần Giờ, Nhơn Trạch, Gò Công...
Cá thòi lòi được tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 con vật "kỳ dị nhất hành tinh". Sở dĩ, chúng là loài cá kỳ dị nhất hành tinh nhờ bởi các đặc điểm có một không hai của mình.
Ngoại hình của thòi lòi gây ấn tượng mạnh từ cái nhìn đầu tiên. Từ da, bộ vây cho đến màu sắc đều rất đặc biệt.
Điểm ấn tượng và khó quên nhất có lẽ là cặp mắt to, lồi ra ngoài nằm sát nhau trên đỉnh đầu của chúng khiến cho loài cá này có cái tên là "thòi lòi".
Đặc điểm kỳ lạ nhất khiến cá thòi lòi không giống bất cứ loài cá nào là nó sinh sống được ở vùng nước mặn, nước lợ (nhưng môi trường sống phù hợp nhất của chúng là môi trường nước mặn).
Chúng có thể sống dưới nước, trong bùn lầy hoặc chạy nhảy trên cạn, thậm chí còn leo cây khi đi kiếm thức ăn. Mỗi con trưởng thành dài 10 - 15cm, to bằng ngón tay.
Qua ngiên cứu của các nhà khoa học từ Đại học Edinburgh, họ đã phát hiện ra một phương pháp vận động hoàn toàn mới ở cá, sử dụng cơ thể để phóng về phía trước khi lướt qua mặt nước. Trong khi thực hiện điều này, những con cá đã đạt tốc độ khoảng 1,7m/s.
Các nhà ngiên cứu dành thời gian quan sát loài cá thòi lòi, chúng là loài duy nhất vừa trèo cây vừa nhảy trên mặt nước. Đây cũng có thể là cách chạy trốn của chúng.
Sự nóng lên toàn cầu cũng đang tác động rất lớn đến môi trường sống của cá thòi lòi. Do biến đổi khí hậu, nhiệt độ đại dương tăng lên đã buộc nhiều sinh vật biển phải rời bỏ môi trường sống ban đầu của chúng. Sự đổ bộ hàng loạt của cá thòi lòi lên bờ trên thực tế đã trở thành một bằng chứng hữu hình về sự nóng lên toàn cầu.
Màn trình diễn "mukbang" độc đáo của báo hoa mai Hạn hán khiến cá trê bị mắc kẹt trong một vũng nước bùn. Khi một con báo đốm đi ngang qua, nó không thể cưỡng lại việc thử bắt một con, khiến tất cả các thành viên cư ngụ nơi đó náo loạn. Candice Pappin, một người yêu thiên nhiên, đã may mắn được chứng kiến quá trình lớn lên của một chú...