Cả trăm giáo viên đột nhiên lâm cảnh nợ nần
Phụ cấp cho giáo viên cả chục năm trời, nay UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) bất ngờ quyết định truy thu gần 120 giáo viên ở 9 trường học trên địa bàn. Tiền đã tiêu hết, nay không có trả, số giáo viên này đang bị truy thu bằng cách cắt giảm 1/3 lương. Đồng lương đã thấp, nay rơi vào cảnh nợ nần, họ đã gửi đơn thư kêu cứu đến nhiều nơi.
Những giáo viên này bỗng dưng lâm cảnh nợ nần, lương không đủ ăn lấy gì trả nợ ?
Bỗng dưng mắc nợ, lỗi tại ai ?
Cô Lâm Thị Thắm, giáo viên Trường mầm non Lộc Nam, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho biết, cô cũng như nhiều giáo viên tại địa phương đang rơi vào cảnh khốn đốn vì bỗng dưng mắc nợ nhà nước. Mà số nợ không hề nhỏ, có người lên tới 200 triệu đồng. Riêng cô Thắm, số nợ lên tới 151,4 triệu đồng.
Theo cô Thắm, từ năm 1999 đến tháng 7/2017, cô cùng nhiều giáo viên khác công tác ở trường mầm non Lộc Thành, là vùng khó khăn thuộc khu vực II và được hưởng 72 tháng phụ cấp theo quyết định số 1448/1998/QĐ-UB của UBND tỉnh Lâm Đồng với mức phụ cấp là 40%. Từ tháng 8/2017 đến nay, cô Thắm cùng một số giáo viên được điều động đến Trường mầm non Lộc Nam. Về chế độ, theo quy định, cô được hưởng phụ cấp 4 tháng theo Nghị định 61/2006/NĐ-CP với mức phụ cấp là 70% trong đó 40% phụ cấp đứng lớp và 30% chênh lệc và hưởng phụ cấp 54 tháng theo nghị định 116/2010/NĐ-CP. Từ năm 2013-2016, cô Thắm không nhận được tiền trợ cấp. Tuy nhiên, bắt đầu từ đợt chi trả gần đây (1/2018) cô Thắm và một số giáo viên bị truy thu tiền phụ cấp.
Video đang HOT
Cô Thắm là một trong những giáo viên có gia cảnh khó khăn. Hiện chưa có nhà ở, phải đi thuê căn phòng nhỏ chừng 20 mét vuông. Đồng lương giáo viên không đủ lo cho gia đình, ngoài giờ dạy cô phải nuôi thêm gà vịt để tăng thêm thu nhập. Vậy mà, bỗng dưng khoản nợ hàng trăm triệu đồng đổ sập xuống đầu, cô Thắm hoang mang không biết phải lấy đâu để trả. Gạt nước mắt, cô Thắm nói: “Theo nghề từ thời bao cấp, phải đi moi từng củ khoai, cái bánh mì ăn qua ngày. Khi được trợ cấp thì tính vào tiền lương hàng tháng, nay bỗng dưng bị nợ số tiền quá lớn, tôi không biết phải làm gì”.
Đồng cảnh ngộ, cô Đàm Thị Thành, giáo viên Trường tiểu học Lộc Nam A cho biết, cô cũng được thông báo mắc nợ hơn 106 triệu đồng. Cô kể, ra trường năm 1986, về trường giảng dạy đến nay. Trường thuộc vùng khó khăn, đi lại không thuận tiện nên trước đây hàng tháng được trả bao nhiêu thì giáo viên nhận bấy nhiêu, không ai thắc mắc gì. Đến năm 1998, UBND tỉnh Lâm Đồng có chính sách thu hút, phụ cấp 40% lương cho giáo viên toàn tỉnh Lâm Đồng.
Sau đó, cô được biết, Nhà nước có chính sách hỗ trợ, phụ cấp giáo viên 70% bao gồm phụ cấp đứng lớp và chênh lệch. Đến tháng 1/2018, các cô bất ngờ nhận được thông báo, mình được hưởng phụ cấp quá hạn nên sẽ bị truy thu. “Khi đó, hiệu trưởng bảo kế toán phải để giáo viên nhận tiền ăn Tết nguyên đán nên chưa trừ. Dự định, từ tháng 3/2018 trường sẽ trừ trực tiếp vào lương. Nếu bị trừ như vậy, giáo viên sẽ không đủ tiền trang trải cuộc sống”, cô Thành nói.
Truy thu tiền tỷ lấy đâu trả?
Hiệu trưởng một trường tiểu học trên địa bàn cho biết, riêng trường mình có khoảng 15 giáo viên bị truy thu với số tiền lên hơn 1,5 tỷ đồng. Hiệu trưởng này , bà không đồng tình với cách tính và truy thu như hiện nay của cấp trên.
Bà cho biết, năm 2006, Nghị định 61 của Chính phủ quy định cho giáo viên hưởng phụ cấp 30% mức lương trong vòng 18 tháng. Năm 1998, UBND tỉnh Lâm Đồng có văn bản số 1448 về phụ cấp thu hút, hỗ trợ giáo viên 40%. Điều này được lý giải, quyết định 1448 của UBND tỉnh Lâm Đồng là thực hiện quyết định của Thủ tướng về phụ cấp cho ngành giáo dục chứ không phải phụ cấp thu hút miền núi. Tuy nhiên, khi có Nghị định 61/2006/NĐ-CP và nghị định 116 thì tỉnh Lâm Đồng cho rằng, giáo viên đã được hưởng phụ cấp 70% của nhà nước thì không được hưởng chính sách thu hút của tỉnh và thời gian được hưởng là 60 tháng.
Theo cách tính đó, nhiều giáo viên đã được hưởng quá 60 tháng và phải trả lại tiền cho nhà nước. Để có tiền trả lại cho nhà nước, Phòng GD&ĐT huyện Bảo Lâm đã yêu cầu kế toán các trường trích từ tiền lương hàng tháng của giáo viên để trả. Đặc biệt, trường hợp như cô Thắm, dù chưa nhận đủ tiền trợ cấp 60 tháng vẫn bị truy thu. “ Tiền phụ cấp hàng tháng, giáo viên đã chi tiêu, nay nhiều người không có để trả lại. Còn truy thu bằng cách trừ lương, thì giáo viên sẽ vô cùng khó khăn”, bà nói.
Trong khi đó, Công văn số 21 của UBND huyện Bảo Lâm ban hành ngày 5/1/2018 gửi Phòng GD huyện, các trường học trên địa bàn chỉ đạo: “Giao hiệu trưởng các trường có trách nhiệm thực hiện thu hồi nộp ngân sách số tiền đã chi vượt phụ cấp thu hút, tiếp tục truy lĩnh số còn được hưởng và hoàn trả lại số tiền người lao động nộp dư”.
Chiều 19/3, trao đổi với PV, ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) cho rằng, việc truy thu tiền phụ cấp của giáo viên trên địa bàn UBND đang thực hiện theo các quy định của nhà nước, địa phương không thể tự tiện làm được”, ông Kiên nói.
Theo thống kê của UBND huyện Bảo Lâm, số tiền sẽ truy thu giáo viên theo công văn số 21 ban hành tháng 1/2018 lên tới 4,28 tỷ đồng. Trong đó, có giáo viên nợ tới hơn 160 triệu đồng, cũng có giáo viên bị truy thu từ mấy triệu đến mấy chục triệu. Số tiền truy thu nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian công tác, mức lương. Trong số đó, có một số giáo viên đã buộc nộp lại tiền phụ cấp nhiều năm qua như giáo viên ở trường THCS Tân Lộc, Tiểu học Lộc Tân; Trường mầm non Lộc Bảo; Trường mầm non Lộc Lâm…Tuy nhiên, đa số giáo viên hiện chưa có cách nào để trả lại tiền cho nhà nước, ngoài phương thức chấp nhận trừ 1/3 lương hàng tháng cho đến hết nợ.
Theo TPO
Giảng dạy kỹ năng trồng dược liệu trong trường học
Những năm gần đây, ngoài việc nâng cao chất lượng dạy và học chính khóa, ngành giáo dục và đào tạo (GD và T) huyện Nam Trà My (Quảng Nam) luôn quan tâm đến chương trình ngoại khóa ở các cấp học.
Từ năm học 2016-2017, Phòng GD và T đã đưa chương trình trồng dược liệu vào dạy cho học sinh từ bậc mầm non đến phổ thông trên địa bàn. Bước đầu, chủ trương này được các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh và phụ huynh hưởng ứng.
Học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Trà Don tìm hiểu về cây dược liệu ở Hội chợ sâm Ngọc Linh.
Trường Phổ thông Dân tộc (PTDT) bán trú THCS Trà Don (xã Trà Don) là đơn vị đầu tiên của huyện Nam Trà My đưa chương trình Giáo dục kỹ năng về trồng cây dược liệu dưới tán rừng vào giảng dạy. Thầy giáo Võ ăng Chín, Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú THCS Trà Don cho biết, từ năm học 2016-2017, nhà trường đã tổ chức các buổi ngoại khóa nhằm trang bị kiến thức cơ bản về cây dược liệu. Các thầy giáo, cô giáo hướng dẫn học sinh nắm vững kỹ thuật trồng, nuôi dưỡng, khai thác và bảo vệ nguồn giống các loại cây dược liệu đặc hữu của địa phương, nhất là sâm Ngọc Linh. Sau hơn một năm triển khai thực hiện, đến nay, nhà trường đã hình thành được một khu vườn thực nghiệm có các loại cây dược liệu nổi tiếng địa phương như : sâm Ngọc linh, quế, giảo cổ lam, đương quy...
Ngoài hoạt động dạy học tại vườn thực nghiệm, nhà trường dẫn học sinh đi tham quan, học tập tại phiên chợ sâm núi Ngọc Linh được tổ chức trên địa bàn huyện. Tại phiên chợ sâm Ngọc Linh đầu tiên được tổ chức vào tháng 10-2017, các thầy giáo, cô giáo của Trường PTDT bán trú THCS Trà Don đã đưa 20 học sinh vượt hơn 10km về tham dự. Thầy Trần Văn Thắng, giáo viên dạy môn Sinh học của trường tâm sự, được tận mắt nhìn củ sâm Ngọc Linh và các cây dược liệu bày bán ở phiên chợ, các em nhận biết, hiểu hơn về các loại cây dược liệu đang được phát triển ở địa phương. Trưởng phòng GD và T huyện Nam Trà My Võ ăng Nhuận cho biết, chương trình Giáo dục kỹ năng về trồng cây dược liệu dưới tán rừng cho học sinh được thiết kế và triển khai phù hợp theo từng bậc học. Các trường căn cứ vào từng lứa tuổi, từng cấp học và điều kiện thực tế của trường để có cách truyền đạt phù hợp, linh hoạt giúp học sinh nhận biết hình thái, điều kiện sinh trưởng của cây. Khi biết cách trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, sử dụng dược liệu sẽ thúc đẩy các em tham gia trồng dược liệu, tăng thu nhập cho gia đình. Chương trình giáo dục này giúp các em có định hướng nghề nghiệp khi học xong phổ thông.
Từ năm học 2016 - 2017 đến nay, Phòng GD và T kết hợp các trường PTDT nội trú huyện, trường THPT triển khai giảng dạy cho học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn. ến nay, đã có 33 trường triển khai, các em đã nhận biết được hình thái, đặc điểm sinh trưởng, giá trị của sáu loại cây dược liệu: sâm Ngọc Linh, đinh lăng, đương quy, sa nhân tím, giảo cổ lam và sâm nam. Tuy vậy, một số khó khăn gặp phải là các em học sinh mẫu giáo, tiểu học ở các điểm trường thôn chưa được trải nghiệm thực tế vì trường chưa xây dựng được vườn cây dược liệu. Giáo viên chưa tìm tòi đầy đủ mẫu dược liệu để làm đồ dùng trực quan. Một số loại cây dược liệu gọi tên theo tiếng địa phương thì các em biết nhưng trong giáo trình gọi theo tiếng phổ thông, cho nên học sinh không biết. ể việc dạy ngoại khóa ngày một thiết thực, sinh động, Phòng GD và T đang tiếp tục bổ sung, hoàn thiện chương trình và đổi mới phương pháp truyền đạt. ồng thời tiếp tục hoàn thiện vườn cây dược liệu tại các trường, sưu tầm, trồng thêm một số loại cây mới. Các trường đã có vườn cây tổ chức cho học sinh tự chăm sóc, giúp các em biết kết hợp lý thuyết với thực hành, tích lũy kinh nghiệm để trồng dược liệu.
Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My Hồ Quang Bửu cho biết, hiện nay, địa phương đã xây dựng ề án phát triển sâm Ngọc Linh và đang tiến hành nhân giống, di thực cây sâm từ đỉnh núi Ngọc Linh xuống các vùng thấp. Cùng với đó, khuyến khích doanh nghiệp và người dân trồng dược liệu để nâng cao thu nhập, thoát nghèo. Trang bị kiến thức về trồng cây dược liệu dưới tán rừng là việc làm cần thiết cho thế hệ trẻ nhằm định hướng cho các em phát triển kinh tế gắn với bảo vệ rừng ngay từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. UBND huyện giao Phòng GD và T tiếp tục hoàn thiện bộ tài liệu giảng dạy ngoại khóa hoặc bổ sung, tích hợp vào các môn học có liên quan như: Sinh học, Khoa học - Công nghệ, ịa lý... để học sinh trên địa bàn đều hiểu về nguồn dược liệu phong phú, quý giá của địa phương.
Theo Nhandan.com.vn
Xử phạt học sinh, thế nào cho đúng? Vụ ép cô giáo quỳ xuống xin lỗi phụ huynh học sinh vừa qua ngay trong ngôi trường mình giảng dạy ở Trường tiểu học Bình Chánh (xã Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) đã gây chấn động dư luận không chỉ trong ngành giáo dục. Có giới hạn nào cho việc xử phạt, răn dạy học sinh, có khoảng cách...