Cả thế giới ghen tị trước 10 điều phi thường trong nền giáo dục của Nhật Bản
Người Nhật được biết đến với trí thông minh, sự cần cù, lịch sự và tuổi thọ cao. Nhưng tại sao quốc gia này lại độc đáo và khác biệt với phần còn lại của thế giới?
1. Cách cư xử trước kiến thức
Ở các trường học Nhật Bản, học sinh không tham gia bất kỳ kỳ thi nào cho đến khi học lớp 4 (10 tuổi). Học sinh chỉ làm những bài kiểm tra nhỏ. Người ta tin rằng mục tiêu trong 3 năm đầu tiên ở trường không phải là đánh giá kiến thức hay thành tích học tập của trẻ, mà là cách cư xử tốt và phát triển tính cách.
Trẻ em được dạy phải tôn trọng người khác, yêu động vật và thiên nhiên. Trẻ cũng học được cách hào phóng, từ bi và đồng cảm.
2. Năm học bắt đầu vào ngày 1 tháng 4
Trong khi hầu hết các trường học và đại học trên thế giới bắt đầu năm học vào tháng 9 hoặc tháng 10, thì tại Nhật Bản, tháng 4 đánh dấu sự khởi đầu của lịch học tập và kinh doanh.
Ngày đầu tiên đến trường thường trùng mùa hoa anh đào. Năm học được chia thành 3 kỳ. Sinh viên Nhật Bản được nghỉ 6 tuần trong suốt mùa hè. Họ cũng có 2 tuần nghỉ vào mùa đông và mùa xuân.
3. Học sinh tự dọn vệ sinh trường lớp
Trong các trường học ở Nhật Bản, học sinh phải tự dọn dẹp phòng học, nhà ăn và thậm chí cả nhà vệ sinh. Khi dọn dẹp, học sinh được chia thành các nhóm nhỏ và phân công nhiệm vụ.
Hệ thống giáo dục Nhật Bản tin rằng việc làm này sẽ giúp học sinh biết cách việc theo nhóm và giúp đỡ lẫn nhau. Bên cạnh đó, dành thời gian và công sức để dọn dẹp khiến mọi người tôn trọng công việc của mình và của người khác.
4. Bữa trưa ở trường được cung cấp trong thực đơn tiêu chuẩn và được ăn trong lớp học
Video đang HOT
Trường học luôn đảm bảo học sinh luôn có được những bữa ăn lành mạnh và cân bằng. Ở các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập, bữa trưa thường được nấu theo một thực đơn tiêu chuẩn, không chỉ có đầu bếp mà còn có các chuyên gia dinh dưỡng. Bên cạnh đó, học sinh có thể ăn cơm cùng với giáo viên tại lớp học hoặc nhà ăn.
5. Học thêm sau giờ học rất phổ biến ở Nhật Bản
Để được vào một trường trung học cơ sở tốt, hầu hết học sinh Nhật Bản phải vào trường dự bị hoặc tham dự các buổi học thêm sau giờ học riêng. Học sinh Nhật Bản học 8 giờ mỗi ngày, các ngày nghỉ và cuối tuần thì tích cực học nhóm với nhau.
6. Ngoài các môn học truyền thống, học sinh còn học thư pháp và thơ ca Nhật Bản
Đối với người dân Nhật Bản, Shodo là một nghệ thuật không kém phần phổ biến so với hội họa truyền thống. Haiku là một thể thơ sử dụng các cách diễn đạt đơn giản để truyền đạt cảm xúc sâu sắc đến độc giả. Cả 2 môn này đều dạy trẻ tôn trọng văn hóa truyền thống của nước mình.
7. Gần như tất cả học sinh phải mặc đồng phục của trường
Hầu như tất cả các trường trung học cơ sở đều yêu cầu học sinh của mình mặc đồng phục trường. Trong khi một số trường có trang phục riêng, đồng phục học sinh truyền thống của Nhật Bản bao gồm phong cách quân đội cho nam và trang phục thủy thủ cho nữ. Bên cạnh đó, mặc đồng phục giúp thúc đẩy ý thức cộng đồng của trẻ em.
8. Tỷ lệ đi học tại Nhật Bản là khoảng 99,99%
Sinh viên Nhật Bản không bỏ qua các lớp học, họ cũng hiếm đến trường muộn. Hơn nữa, khoảng 91% học sinh ở Nhật báo cáo rằng họ không bao giờ, hoặc chỉ trong một số lớp sẽ bỏ qua những gì giáo viên giảng.
9. Một bài kiểm tra quyết định tương lai của học sinh
Vào cuối năm cấp ba, học sinh Nhật Bản phải tham gia một kỳ thi rất quan trọng quyết định tương lai của họ. Một sinh viên có thể chọn một trường đại học mà họ muốn theo học, và trường đại học đó có một yêu cầu điểm nhất định. Nếu không đạt được điểm số đó, có lẽ họ không học đại học. Cuộc thi rất khó, chỉ có 76% học sinh tốt nghiệp tiếp tục học sau trung học. Không có gì lạ khi giai đoạn chuẩn bị đại học thường được nói là “địa ngục thi cử”.
10. Năm đại học là “ngày lễ” tốt nhất trong cuộc đời của một người
Trải qua “kỳ thi địa ngục”, sinh viên Nhật Bản thường nghỉ một chút. Ở đất nước này, đại học thường được coi là năm tốt nhất trong cuộc đời của một người. Đôi khi, người Nhật gọi giai đoạn này là ‘kỳ nghỉ’ trước khi làm việc.
Theo Dân Việt
Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học: Mỗi thay đổi nhỏ đều tạo nên hiệu quả lớn
Không chỉ thúc đẩy mỗi tập thể, cá nhân vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, phong trào "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" còn tạo làn gió mới, góp phần tích cực trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục.
Những năm gần đây, đổi mới trong giáo dục luôn được xem là xu thế mang tính toàn cầu. Công cuộc đổi mới giáo dục đào tạo ở Việt Nam không phải chỉ là vấn đề của riêng ta mà phải thực sự "nhúng" sâu trong môi trường quốc tế. Đứng trước thực tế trên, việc đổi mới, sáng tạo trong dạy học trở thành yêu cầu cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bắt đầu từ những việc nhỏ
Cô giáo Nguyễn Thị Mai - người truyền đam mê Vật lý cho nhiều em học sinh.
Theo bà Trần Thị Thu Hà - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, lao động trong ngành giáo dục mang tính đặc thù rất cao. Mọi thao tác lao động nghề nghiệp của người thầy có tác động đến hiệu quả kinh tế, định hướng phát triển của xã hội và là tấm gương phản chiếu một cục diện lao động của một thế hệ tiếp theo - bắt đầu từ học sinh đang được ảnh hưởng trực tiếp từ thao tác lao động của người thầy.
Một thế giới đang sáng tạo không ngừng để đổi mới. Những giá trị của ngày hôm nay có thể bị thay thế nhanh chóng bởi những giá trị khác trong một tương lai rất gần. Vận động, đổi mới góp phần xây dựng Thủ đô ngàn năm văn hiến là sứ mệnh của toàn ngành Giáo dục Hà Nội và sáng tạo để đổi mới là trách nhiệm mà mỗi nhà giáo phải gánh vác.
Theo bà Trần Thị Thu Hà - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội, lao động trong ngành giáo dục mang tính đặc thù rất cao. Mọi thao tác lao động nghề nghiệp của người thầy có tác động đến hiệu quả kinh tế, định hướng phát triển của xã hội và là tấm gương phản chiếu một cục diện lao động của một thế hệ tiếp theo - bắt đầu từ học sinh đang được ảnh hưởng trực tiếp từ thao tác lao động của người thầy.
Một thế giới đang sáng tạo không ngừng để đổi mới. Những giá trị của ngày hôm nay có thể bị thay thế nhanh chóng bởi những giá trị khác trong một tương lai rất gần. Vận động, đổi mới góp phần xây dựng Thủ đô ngàn năm văn hiến là sứ mệnh của toàn ngành Giáo dục Hà Nội và sáng tạo để đổi mới là trách nhiệm mà mỗi nhà giáo phải gánh vác.
"Cán bộ giáo viên, nhân viên (CBGVNV) có trách nhiệm "nhìn lại quá trình" làm việc của mình để từ đó có cách thay đổi, tìm ra cách làm mới hơn, hay hơn, hướng tới hiệu quả hơn để cải thiện chính công việc đó cho một chu trình mới, ở một thời điểm mới. Thay đổi từ những công việc nhỏ là điều không khó.
Nhiều thay đổi nhỏ góp nên sự đổi mới lớn. Sáng tạo bắt nguồn từ lao động. Từ những phòng học đơn sơ đến những phòng học hiện đại, từ việc làm đơn giản đến những nghiên cứu khoa học, tất cả đều cần đến sáng tạo để làm tốt hơn, ý nghĩa hơn cho mỗi công việc của mình" - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội khẳng định.
Tại quận Bắc Từ Liêm, xuất phát từ nhu cầu thực tế về đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý trong giáo dục, đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã tham mưu UBND quận lựa chọn mô hình thi đua "4 ngày, 5 tốt" với "4 ngày" là: Ngày Tư vấn học đường, Ngày Pháp luật, Ngày thể thao, Ngày ngoại khóa tiếng Anh và "5 tốt" là: Tư vấn tốt, Chấp hành tốt Pháp luật và An toàn giao thông, Tinh thần tốt, Thể chất tốt, Học sinh nói tốt tiếng Anh để triển khai thực hiện trong năm 2018.
Từ khi Kế hoạch thực hiện mô hình chính thức được ban hành đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các trường Mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn. Đồng thời mô hình cũng đã được cụm thi đua số IV của Thành phố tham quan và đánh giá đây là mô hình thật sự sáng tạo, đổi mới, mang nhiều ý nghĩa thiết thực đối với CBGVNV, học sinh và cha mẹ học sinh.
Hay như tại quận Cầu Giấy, để duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục, ngoài việc triển khai các hoạt động chuyên môn thường kỳ, thời gian qua, phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã tích cực triển khai thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy học" gắn với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Theo đó, Phòng đã tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; chú trọng đẩy mạnh các phong trào thi đua, tôn vinh điển hình tiên tiến trong sáng tạo, đổi mới dạy học; tăng cường các hoạt động ngoại khóa, công tác truyền thông và hợp tác quốc tế để CBGVNV có cơ hội học tập, sáng tạo... Nhờ vậy, những năm qua, công tác giáo dục trên địa bàn quận luôn được thành phố đánh giá cao và được nhân dân ghi nhận.
Phát triển phong trào sâu rộng
Phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học" còn lan rộng đến từng cá nhân, thúc đẩy CBGVNV khơi bật tinh thần nghiên cứu và sáng tạo. Mặc dù là nhà quản lý, gánh vác nhiều trách nhiệm nặng nề nhưng cô giáo Nguyễn Thị Thu Hảo - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) vẫn luôn dành thời gian quan tâm đến hoạt động đổi mới, sáng tạo của giáo viên và học sinh. Bản thân cô Hảo đã chỉ đạo và tổ chức mô hình sáng tạo: "Em yêu môi trường Thủ đô", "Em là Nhà khoa học nhí", "Ngày hội nhà bác học tương lai", "Sáng tạo sử dụng đồ tái chế". Đồng thời tạo mọi điều kiện, khích lệ giáo viên và học sinh tham gia Hội thi sáng tạo thanh thiếu niên cấp Thành phố, cấp quốc gia.
Hay như cô giáo Nguyễn Thị Mai (Trường THCS Cầu Giấy, TP Hà Nội) đã hết lòng vì con trẻ. Với mong muốn học sinh sẽ có những trải nghiệm thú vị đối với môn Vật lý, cô Mai đã bỏ công sức nghiên cứu và thiết kế ra hệ thống phối hợp các máy cơ đơn giản, bộ thí nghiệm nghiên cứu lực điện từ, bộ thí nghiệm chưng cất nước... để phục vụ cho các bài học cụ thể.
Điều đặc biệt, nguyên liệu của những sản phẩm này đều được tận dụng từ những đồ dùng cũ, đồ phế liệu và đồ có sẵn trong gia đình. Bên cạnh đó, thông qua các phương pháp dạy học mới, cô cũng tạo cơ hội cho học sinh tự chế tạo ra các sản phẩm để khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các em. Một loạt các sản phẩm như: Kính tiềm vọng, ròng rọc vận chuyển nước từ tầng 2 lên tầng 3 của trường; nhạc cụ cùng các buổi biểu diễn âm nhạc; các sản phẩm trong dự án tác dụng của dòng điện... của học sinh đã cho thấy sự thành công của cô trong hành trình truyền lửa đam mê cho các em.
Tương tự, với suy nghĩ và quan niệm "Tôi mong các em yêu thích môn Văn bằng một tình cảm tự nhiên nhất, chân thành nhất, yêu bởi vì yêu. Với tôi, cái đích cuối cùng của việc dạy Văn - đó là dạy làm người",cô giáo Nguyễn Kim Anh (Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa, TP Hà Nội) đã thành lập nhóm "Văn hóa đọc" và thường xuyên tổ chức cho học sinh cùng phụ huynh tham gia các chuyến hành trình dài về nguồn khắp các vùng miền của Tổ quốc.
Thông qua các chuyến hành trình, các em được hòa mình vào thực tế, được cảm nhận, thấu hiểu và tự nghiệm ra nhiều điều. Những bài thơ, bài văn cảm động do chính học sinh của cô sáng tác sau mỗi chuyến hành trình là một thành quả đầy sâu lắng cho hành trình nỗ lực, nhiệt huyết không biết mệt mỏi của cô.
"Sau những lần được học trò tôn vinh, tôi rất sợ phải trải nghiệm cảm giác "tự ngượng" do giờ dạy nào thiếu lửa, sơ nhạt. Đối mặt với những giờ dạy như thế, tôi luôn tự hỏi, có hay không niềm ân hận của trò vì đã tôn vinh mình? Được học trò tôn vinh không phải là vương miện của sắc đẹp nhận khi trẻ tuổi, vết chân thời gian in dấu là thôi mà là sự vinh danh cho trí tuệ, tâm huyết và tình cảm thân thương với các trò. Thế nên đã chọn làm thầy là bước vào con đường cần luôn cố gắng không ngừng nghỉ" - cô giáo Nguyễn Kim Anh chia sẻ.
Phạm Thảo
Theo laodongthudo
Có thể chấm dứt "diễn" trong giáo dục được không? Tại buổi làm việc của Bộ trưởng GD-ĐT tại tỉnh Yên Bái ngày 17/12, một bệnh mới được phát hiện: bệnh "diễn" trong giáo dục. Bệnh mới nhưng triệu chứng không hề mới. Ảnh minh họa Nhận diện một số hình thức "diễn" đã thành kĩ xảo Diễn dự giờ thăm lớp trong các trường học Thông thường, mỗi giáo viên phổ thông...