Cá sấu “rình rập” trường mẫu giáo
9 năm nay, trẻ ở Trường mẫu giáo Mỹ Hiệp (xã Mỹ Hiệp, huyện Cao Lãnh, Đồng Tháp) phải học trong môi trường mùi hôi nồng nặc bốc lên từ bãi rác và trại cá sấu. Ngay cả đường vào trường cũng phải đi nhờ của trại nuôi cá sấu.
Một người dân cho biết trại cá sấu này nuôi cả ngàn con, quy mô lớn nhất nhì ở tỉnh. Trại vừa nuôi cá sấu vừa giết thịt lấy da bán nên khi chủ nhân làm vệ sinh hay giết thịt cá sấu, nước xả chuồng trại bốc mùi hôi thối nồng nặc. “Vậy mà không hiểu sao người ta lại nhét các cháu bé vào đó học?”, người này lắc đầu.
Hôm chúng tôi đến, các thùng rác nằm trước cổng trường ruồi nhặng bay vo ve, nhếch nhác, bẩn thỉu. Bước thử từ phòng học ra trại nuôi cá sấu nằm ở phía sau trường, chúng tôi bị dội trở lại vì mùi hôi và vì tấm bảng treo “cấm lại gần, cấm vào” cùng tiếng chó của trại cá sấu sủa inh ỏi.
Đường vào trường chung với trại cá sấu và phía trước là bãi rác
Một giáo viên ở trường cho biết đây là trụ sở cũ của UBND xã Mỹ Hiệp đã xuống cấp nên phòng ốc chật chội chỉ đủ cho khoảng 40 em. Ông Phạm Ngọc Trang, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Cao Lãnh giải thích sở dĩ trường chưa đi dời được là do chưa tìm được đất xây trường và cũng không thuê mướn được chỗ mới. “Trong năm 2012, chúng tôi cố gắng tìm địa điểm mới”, ông Trang cho biết.
Video đang HOT
Không chỉ các cháu nhỏ phải học tập trong môi trường ô nhiễm mà một điểm học mẫu giáo lại nằm gần chỗ nuôi nhốt cá sấu còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường.
Theo Thanh Dũng (Thanh Niên)
Lương bảo mẫu "mấp mé" 1 triệu đồng/tháng
Làm quần quật 10-13 tiếng/ngày nhưng không được trả công tương xứng, đội ngũ bảo mẫu trong các trường học luôn đối mặt với sự bấp bênh, khó khăn.
Lương của bảo mẫu có những nơi chỉ trên dưới 1 triệu đồng/tháng. Cám cảnh thay, đó là những đồng tiền chủ yếu "xin" từ phụ huynh.
Tất bật cả ngày
Từ 6 giờ sáng trở đi là thời điểm nhiều cô bảo mẫu (còn gọi là cô "ba" hay cô nuôi dạy trẻ) trong các trường mẫu giáo, nhà trẻ bắt đầu bận bịu với những công việc nối tiếp nhau cho đến 5-6 giờ chiều.
Nhiều khi bé cuối cùng ra về, tôi cứ ngồi thừ ra. Mệt quá, chả muốn đứng dậy ra về nữa Cô Thiên Hương
Bảo mẫu trường Mầm non Bến Thành (Q.1, TP.HCM)
8 giờ sáng ngày 19.10, tại trường Mầm non Bến Thành (Q.1, TP.HCM), cô bảo mẫu Hồng Thúy đi lòng vòng mấy chục lần quanh một bàn ăn. Bàn còn khoảng 15 trẻ lớp Mầm 4, trong đó có không ít cháu chỉ thích... ngậm cháo rồi ngó nghiêng chơi. "Cô đút nè! Con ăn giỏi lắm!" - miệng nói, tay đút thoăn thoắt, cô Thúy gần như phải di chuyển liên tục từ cháu này sang cháu khác. Các bàn bên cạnh, cả bảo mẫu và giáo viên cùng sốt sắng nhắc nhở, giúp trẻ ăn uống.
Mỗi ngày, công việc của các bảo mẫu thường na ná, lặp đi lặp lại: phụ cô giáo đón trẻ, vệ sinh lớp học, đồ chơi, vệ sinh thân thể cho học sinh, chuẩn bị và dọn dẹp bàn ăn mỗi ngày 3 lượt: sáng, trưa và xế, canh các cháu ngủ trưa, sinh hoạt cùng các cháu, chờ trả trẻ...
Thông thường, đến 5 giờ chiều là trẻ về hết. Tuy nhiên, một số phụ huynh có hôm đón trễ nên phải đến 6 giờ, thậm chí 6 giờ rưỡi mới hết trẻ. "Nhiều khi bé cuối cùng ra về, tôi cứ ngồi thừ ra. Mệt quá, chả muốn đứng dậy ra về nữa" - cô Thiên Hương, bảo mẫu của trường Mầm non Bến Thành tâm sự. Khi trẻ về hết, các cô còn tiếp tục lau dọn phòng, rửa các dụng cụ. Đặc biệt, thời gian này đang xảy ra dịch tay chân miệng, nên trường nào cũng chờ các cháu về hết là vệ sinh phòng bằng Cloramin B.
Áp lực không chỉ đến từ công việc mà đôi khi cả từ phía phụ huynh. Phổ biến nhất là những ca trẻ bị béo phì đang tập luyện chế độ giảm béo tại trường, nhưng cha mẹ bé tỏ ra khó chịu, cho rằng bảo mẫu không quan tâm, không cho con họ ăn uống. "Lo nhất là phụ huynh không góp ý trực tiếp mà đến "méc" ban giám hiệu, làm tụi mình rất dễ bị mất việc!" - bảo mẫu ở một trường tư thục mầm non ở Q.Tân Phú thổ lộ.
Có mặt tại lớp 3/1 trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Q.Tân Bình) lúc 11 giờ 30 ngày 21.10, chúng tôi gặp bảo mẫu Lâm Hồ Bảo Châu (29 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu) đang tất tả lau hành lang sau khi cho học sinh (HS) ngủ trưa. Cô Châu cho hay, lau dọn xong, cô còn xuống phụ nhà bếp rửa đồ dùng ăn uống của lớp.
Xin hỗ trợ từ phụ huynh
Ông Trần Tâm - Hiệu trưởng trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Q.Tân Bình), cho hay trường hiện có 22 lớp bán trú (các khối lớp 1, 2, 3) với 22 bảo mẫu. Năm học 2010-2011, trường có 7/22 bảo mẫu nghỉ việc. Khi vừa lấp đủ số lượng thì chỉ trong vòng nửa tháng đầu năm học này, lại có 2 người nghỉ. Ông Tâm thẳng thắn: "Năm nào tôi cũng phải đứng trước ban đại diện cha mẹ HS để xin tiền cho bảo mẫu. Tôi bảo đảm rằng, không có ông hiệu trưởng trường bán trú nào trong cả nước mà không làm chuyện này để trả lương cho bảo mẫu, cấp dưỡng, bảo vệ, y tế...". Nhờ thế tổng thu nhập của mỗi bảo mẫu tại trường này từ 1,8 - 1,9 triệu đồng/tháng. Hiệu trưởng Trần Tâm trăn trở: "Mặc dù nhiều phụ huynh ủng hộ, chia sẻ với bảo mẫu nhưng chúng tôi cũng không dám vận động nhiều vì sợ bị quy vào lạm thu và sai chủ trương".
13 năm, 1 mức giá Văn bản liên sở giữa Sở GD-ĐT và Sở Tài chính TP.HCM được ban hành năm 1998 quy định mức thu phí tổ chức phục vụ và quản lý bán trú theo khu vực ngoại thành - nội thành như sau: bậc mầm non là 30 ngàn - 50 ngàn đồng/tháng/HS; bậc tiểu học, THCS, THPT là 25 ngàn - 30 ngàn đồng/tháng/HS. Ngày 15.10, tại buổi làm việc của HĐND TP.HCM với Sở GD-ĐT về bậc học mầm non, cán bộ ngành giáo dục phản ánh: TP.HCM hiện thiếu hơn 7.000 bảo mẫu bậc mầm non, nhiều trường không tuyển được đội ngũ bảo mẫu, y tế vì không có chính sách... Tại đây, Sở GD-ĐT đề xuất được tăng phí phục vụ bán trú lên mức 150 ngàn - 200 ngàn đồng/tháng/HS.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương - Chuyên viên Phòng Giáo dục Q.Tân Bình, toàn quận hiện chỉ có 397 bảo mẫu trong 421 lớp tương đương 16.771 HS bán trú. Thu nhập bình quân của lực lượng này là 1,5 - 1,8 triệu đồng/tháng/người. Ba tháng nghỉ hè, bảo mẫu không có việc làm nên không có lương và không có BHXH, BHYT (trừ một vài trường như trường Tiểu học Trần Quốc Toản tuy không trả lương nhưng cố gắng duy trì đóng BHXH, BHYT liên tục cho bảo mẫu).
Trưởng phòng Giáo dục Q.Tân Phú, ông Tạ Tân cho biết toàn quận hiện có 185 lớp tiểu học bán trú với 8.320 HS, song chỉ có gần 100 bảo mẫu. "Những bảo mẫu này được hợp đồng theo năm học với hệ số lương của nhân viên phục vụ là hệ số 1. Nếu có hỗ trợ của cha mẹ HS, may ra bảo mẫu mới nhận được từ 1 triệu đồng/tháng trở lên. Điều này khiến lực lượng bảo mẫu không ổn định, thay đổi liên tục", ông Tân nói.
Nhiều trường đạt chuẩn quốc gia cũng không nằm ngoài tình trạng "xin" hỗ trợ từ phụ huynh cho lực lượng bảo mẫu. Bà Vũ Thị Thu Hà - Hiệu trưởng trường Mầm non Bến Thành (Q.1), cho biết hiện tại trường có 12 bảo mẫu, được bố trí vào các lớp mẫu giáo. Tuy nhiên, trường có 13 lớp mẫu giáo nên vẫn còn thiếu một cô. Bà Hà nhìn nhận: "Việc tuyển dụng đội ngũ này rất khó bởi không chỉ vướng yêu cầu về hộ khẩu TP.HCM mà còn ở những bất cập về thu nhập". Bà Hà cho rằng, do sĩ số HS đông nên công việc của bảo mẫu rất nặng. Thế nhưng, thu nhập trung bình mỗi tháng của các cô chỉ trên dưới 2 triệu đồng, bao gồm: lương, phụ cấp, còn lại là tiền hỗ trợ từ cha mẹ HS.
Những giọt nước mắt
Cô Lê Thị Bích Nga ngậm ngùi khi nói đến hoàn cảnh của mình Cô Lê Thị Bích Nga, 29 tuổi, làm bảo mẫu tại trường Mầm non Bến Thành được 6 năm và có mức thu nhập hiện tại khoảng 1,9 triệu đồng/tháng. "Trước đây lương chỉ mấy trăm ngàn đồng/tháng, giờ có tăng nhưng cũng không đủ sống. Mấy năm nay, tôi còn phụ nuôi người mẹ bị bệnh tiểu đường", cô nói trong nước mắt. Mỗi sáng, cô thức dậy rất sớm để lo cho mẹ trước khi chạy đến trường. Bằng nguồn tiền vay mượn từ bạn bè, đồng nghiệp, cô gái nhỏ nhắn này đang kiên trì theo học năm thứ 2 hệ tại chức trường CĐ Sư phạm T.Ư TP.HCM. "Ngoài việc nâng cao tay nghề, hy vọng khi có bằng CĐ, mình sẽ được mức lương cao hơn" - cô Nga thật thà chia sẻ. Hỏi về chuyện chồng con, cô Nga lắc đầu: "Đó là điều quá xa xôi đối với tôi lúc này". Cô Phạm Thị Hòa, 48 tuổi, bảo mẫu tại trường Tiểu học Trần Quốc Toản (Q.Tân Bình) có thâm niên 17 năm trong nghề. Thu nhập của cô cũng chỉ 1,9 triệu đồng/tháng bao ăn trưa. Cô Hòa kể: "Nhà trường muốn cho chúng tôi đi du lịch cuối năm học bằng cách trích mỗi tháng lương một ít để dành. Nhưng tất cả chúng tôi kêu với ban giám hiệu cho lãnh nguyên lương. Cuộc sống hằng ngày còn kham chưa nổi thì bụng dạ đâu để đi chơi?".
Theo thanh niên
Hà Nội cần xây 1.014 trường mầm non là ý kiến trong bài phát biu ca Ch tch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 HND TP kha XIV sáng 15/7 v việc thiếu trc, nhất là mầm non công lập. Ch tch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo tại phiên bế mạc kỳ họp thứ 2 HND TP kha XIV sáng...