Cà pháo “độc” với những người này, đừng ăn kẻo “rước họa vào thân”
Cà pháo muối là món ăn phổ biến trong bữa cơm của nhiều gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể thưởng thức món ăn này.
Cà pháo (còn gọi là cà gai hoa trắng) là cây nhỏ lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa cà có màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc.
Theo Đông Y, cà có tính ngọt, hàn, có tác dụng tiêu viêm, nhuận tràng khá tốt, ngoài ra còn được dùng để chế biến thành các bài thuốc thanh nhiệt, giải độc cho người bị sốt rét, thương hàn.
Theo Tây y, cà có chứa hàm lượng vitamin E, P cao, protein, canxi, sắt, phốt pho, magiê,… đặc biệt chứa Nightshade soda – chất có tác dụng chống ung thư, ức chế tăng sinh khối u trong bộ máy tiêu hóa.
Tuy có tác dụng chữa bệnh nhưng trong cà cũng chứa một lượng độc tố gây hại cho sức khỏe. Nếu ăn không đúng cách bạn có thể “rước bệnh vào thân”.
Có thể bị ngộ độc solanin
Trong cà xanh có lượng solanin cao gấp 5-10 lần so với mức an toàn khi tiếp xúc với cơ thể. Chất solanin trong cà được xác định giống như chất độc thường có trong khoai tây mọc mầm hay phần xanh do khoai tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sản sinh ra. Chất solanin là một loại độc tố rất nguy hiểm. Thậm chí với hàm lượng rất nhỏ nó đã có thể gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh.
Video đang HOT
Trong cà pháo xanh có chứa chất solanin có thể gây ngộ độc.
Khi bị ngộ độc solanin bạn có thể gặp phải các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, sốt, giãn đồng tử, giảm thân nhiệt, ảo giác, mất cảm giác, tê liệt và bệnh vàng da. Các triệu chứng này thường không xuất hiện ngay mà phải mất từ 8-12 tiếng sau khi chất độc ngấm vào cơ thể. Tùy vào cơ địa và sức khỏe mỗi người sẽ có mức độ ngộ độc nặng hay nhẹ, nhanh hay chậm.
Đáng chú ý nếu bị ngộ độc solanine với hàm lượng lớn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Một nghiên cứu đã chỉ ra nếu lượng solanine từ 2 đến 5mg/kg thể trọng sẽ khiến bạn bị ngộ độc và từ 3 đến 6mg/kg thể trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi ăn bạn nên lựa chọn những quả đã chín, không nên ăn cà còn quá xanh
Bên cạnh đó nhiều người thích ăn cà pháo muối xổi vì có vị giòn tan, rất “bắt miệng”. Nhưng đây là thói quen bạn cần bỏ ngay bởi khi muối xổi cà vẫn còn chưa chín sẽ chứa nhiều độc tố gây hại. Ngoài ra các chuyên gia cảnh báo ăn cà pháo sống chấm mắm tôm, mắm ruốc,… cũng có nguy cơ nhiễm độc solanin.
Cẩn thận với cà pháo có vị đắng
Nếu ăn cà pháo thấy có vị đắng thì nên bỏ ngay vì cà có vị đắng tức là nó chứa độc dược nguy hại đến sức khỏe. Độc tố thường được tìm thấy trong cà pháo là alkaloids, chính là chất gây ra vị đắng. Mức độ độc tố tỉ lệ thuận với mức độ đắng của cà. Cà càng đắng chứng tỏ hàm lượng độc tố càng nhiều.
Tăng nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư gan
Cách chế biến, sử dụng dụng cụ khi muối cà cũng là một tác nhân gây nên những căn bệnh ung thư nguy hiểm như ung thư gan và ung thư dạ dày.
Mặc dù cà có chứa Nightshade soda (chất chống lại ung thư) tuy nhiên chế biến không đúng cách đã khiến nó mất đi, thậm chí biến đổi thành chất gây hại. Nhiều người có thói quen muối cà vào bình nhựa. Những loại nhựa không đảm bảo chất lượng làm sản sinh axit trong quá trình lên men của cà, chúng sẽ tác động ăn mòn và ngấm chất độc từ nhựa vào cà.
Chất độc này tác động trực tiếp đến dạ dày rồi đi qua gan và gây tổn thương cho gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan và dạ dày.
Nhóm người không nên ăn cà muối
Những người bị ốm hoặc mới ốm dậy không nên ăn cà pháo muối. (Ảnh minh họa)
Người suy nhược cơ thể: Những người đang bị ốm, cơ thể luôn mệt mỏi nếu ăn cà vào sẽ làm gia tăng cảm giác khó chịu, khiến bệnh nặng thêm.
Người mới ốm dậy: Cà pháo có tính hàn sẽ khiến cho sức khỏe của bạn gặp nhiều bất lợi. Không những không thể giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục mà nó còn khiến bạn càng thêm mệt mỏi. Thay vào đó, bạn nên ăn những thực phẩm bổ dưỡng, tăng cường sinh lực để cải thiện sức khỏe.
Phụ nữ mang thai: Không ít bà mẹ trong thời gian ốm nghén luôn thèm ăn cà pháo muối chua, tuy nhiên món ăn này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của tử cung, không tốt cho thai nhi.
Phụ nữ sau sinh: Phụ nữ sau sinh ăn nhiều cà pháo muối sẽ không tốt cho việc tạo sữa. Cả mẹ lẫn con có thể bị ho, khí huyết không thông, gây nhức mỏi. Vì vậy sau sinh chị em nên cẩn thận khi ăn cà muối để tránh ảnh hưởng tới sữa cho con bú.
Nói chung phụ nữ không nên ăn quá nhiều cà pháo để giảm thiểu tác động đến tử cung, vì cà pháo chứa chất độc và có tính hàn.
Người bị bệnh tăng nhãn áp: Người bị bệnh tăng nhãn áp cũng không nên ăn cà pháo vì có thể ảnh hưởng rất nhiều tới thị lực.
Nhớ món cà muối của má
Sáng đi chợ, loay hoay khắp hàng thịt rồi tới hàng cá nhưng vẫn chưa định hình được sẽ nấu món gì đãi đứa bạn trưa nay.
Lướt qua hàng rau thì bất chợt nhìn thấy bà cụ đang bán dưa cà, lòng bỗng vui như trẻ thơ thấy má đi chợ về phát cho quà bánh. Quyết định mua một hũ cà pháo muối to. Rồi ghé sang hàng cua đồng bảo người bán giã cho đôi ba lạng. Cà muối mà ăn với canh cua đồng đồng thì ngon không tả được.
Ảnh minh họa: B.T
Nhớ ngày trước, cà pháo được má trồng sẵn một luống ngoài vườn. Đến vụ má hái vào muối chua dành cho cả nhà ăn. Cà hái từ vườn vào, má phơi sơ qua một nắng, vứt bỏ tai áo, rửa sạch rồi ngâm qua nước vo gạo cho bớt vị chát. Dụng cụ để muối cà có thể là bình nhựa, hũ sành, hũ sứ. Nước muối cà nhất định phải là nước sôi để nguội. Sau khi rửa sạch cà cho vào hũ, đổ nước sôi vào và rắc muối vừa đủ. Gia vị để làm cho quả cà thêm trọn vị hơn thì cho thêm gồm một ít gừng cạo vỏ, rửa sạch đập dập và vài lát ớt.
Để cà không bị đen, má lấy một tảng đá sạch đặt chồng lên lớp cà. Cũng có thể thay tảng đá thành vật nặng cứng, miễn là cà không nổi lên mặt nước là được. Cà muối với nước sôi để nguội bình thường thì tầm một tuần là chua. Nếu cho ít dấm vào cùng thì sớm chua hơn. Cà muối ăn với cơm trắng, với thịt heo luộc kèm rau thơm rất ngon. Nhưng ngon nhất vẫn là ăn với canh cua đồng nấu rau tập tàng. Canh cua đồng nấu rau tập tàng vừa có vị ngọt của cua, vừa có độ thanh mát của rau, húp một muỗng canh, nhai thêm một trái cà rôm rốp trong miệng thì còn gì bằng. Cái vị chua chua giòn giòn của cà muối pha lẫn nước canh ngọt mát, quyện hòa tạo nên bộ đôi tuyệt vời.
Dọn mâm cơn ra tôi lại bồi hồi nhớ má. Má tôi một đời cơ cực, làm ruộng chân lấm tay bùn nhưng nội trợ làm cái gì cũng khéo. Má vun vén từng bữa ăn gia đình, chăm lo cho chồng con đàng hoàng. Hồi đó thi thoảng đi chơi đâu về, lòng cồn cào không biết bỏ bụng cái gì tôi lại len lén tới hũ cà của má. Mở nắp hũ ra, tôi rón rén lấy một vài quả cho vào miệng nhai rôm rốp. Một lần ăn vụng, tôi bị má bắt gặp và la rầy quá trời. Tủi thân tôi nghĩ má hẹp hòi có trái cà mà cũng la, cũng mắng. Mãi khi lớn lên, tôi mới hiểu được lòng má. Má la tôi là má sợ hũ cà chưa chua, tôi ăn sẽ đau bụng, hoặc nếu ăn cà không như vậy lúc đói, độ chua cũng sẽ ảnh hưởng tới dạ dày. Câu chuyện ấy, lúc nào nhớ đến tôi cũng đều thấy có lỗi với má, có lỗi với những yêu thương mà má dành cho tôi.
Trưa nay, tôi ngồi ăn cơm, nhìn lại hũ cà muối, lòng lại rưng rưng vì nhớ...
Bí quyết muối cà pháo trắng giòn, thơm ngon Trong những món ăn dân giã của làng quê Việt Nam thì có lẽ cà pháo muối vẫn là món ăn hấp dẫn nhiều người thưởng thức vì hương vị thơm ngon đặc trưng hấp dẫn của nó. Để có món cà pháo muối trắng giòn, thơm ngon, không có váng, không bị khú, không chua quá là điều không khó nhưng không...